会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trung quốc vs ả rập xê út】Kiến nghị bỏ quỹ lớp, bà mẹ tuyên bố: "Quý vị bỏ điều hòa, điện thoại đi"!

【trung quốc vs ả rập xê út】Kiến nghị bỏ quỹ lớp, bà mẹ tuyên bố: "Quý vị bỏ điều hòa, điện thoại đi"

时间:2024-12-23 22:50:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:509次

Kiến nghị bỏ quỹ lớp,ếnnghịbỏquỹlớpbàmẹtuyênbốquotQuývịbỏđiềuhòađiệnthoạiđtrung quốc vs ả rập xê út bà mẹ tuyên bố: "Quý vị bỏ điều hòa, điện thoại đi"

Hoàng HồngHoàng Hồng

(Dân trí) - Trước làn sóng đòi bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh, bỏ quỹ lớp, quỹ trường, nhiều phụ huynh lên tiếng cho rằng đừng vì một số tiêu cực mà đẩy lùi chất lượng cuộc sống của con trẻ.

Bỏ quỹ lớp, quỹ trường là bỏ hoạt động ngoại khóa cho học sinh?

Trong một cuộc thảo luận về việc có nên tồn tại quỹ lớp, quỹ trường trên mạng xã hội, chị Phạm Thị Dịu (Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc khi nhiều phụ huynh cho rằng khoản quỹ trên là "chiếc vòi bạch tuộc" lạm thu của các trường học. 

"Quý vị nói ngày xưa học sinh đi học không cần hoạt động ngoại khóa, không cần sinh nhật, dã ngoại, văn nghệ, tiệc ra trường... vẫn vui. Vậy quý vị bỏ điều hòa, điện thoại đi đã. Ngày xưa chúng ta không cần tới hai thứ đó, cuộc sống vẫn tốt đẹp", chị Dịu nêu ý kiến.

Kiến nghị bỏ quỹ lớp, bà mẹ tuyên bố: Quý vị bỏ điều hòa, điện thoại đi - 1

Phụ huynh tham gia hoạt động ngoại khóa cùng học sinh (Ảnh: HH).

Chị Dịu chia sẻ, chị thường bị hiểu lầm là thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh vì luôn có mặt trong các hoạt động của con ở lớp, trường. Nhờ đồng hành cùng con, chị đã gỡ bỏ định kiến với ban phụ huynh và chuyện chi tiêu quỹ phụ huynh. 

"Có mặt trong các hoạt động của con, tôi mới chứng kiến sự vất vả của những người làm công tác phụ huynh. Họ không chỉ mất thời gian, công sức mà còn mất tiền bạc để con họ và con cái của bốn năm chục gia đình khác có trải nghiệm, kỷ niệm quý giá tuổi học trò. Để làm được điều đó, quỹ lớp chưa bao giờ dư dả", chị Dịu khẳng định.

Theo chị Dịu, ngoài việc chi tiền mua hoa, quà tặng thầy cô 6 dịp trong năm (khai giảng, 20/10, 20/11, Tết Nguyên đán, 8/3, bế giảng), quỹ lớp chủ yếu dành tổ chức các hoạt động cho học sinh. 

Các hoạt động này gồm chương trình văn nghệ - thể thao ngày lễ, Tết, hỗ trợ cho hoạt động STEM, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, sinh nhật của học sinh…

Kiến nghị bỏ quỹ lớp, bà mẹ tuyên bố: Quý vị bỏ điều hòa, điện thoại đi - 2

Một chuyến dã ngoại của học sinh có sự tham gia của phụ huynh tại Hà Nội (Ảnh: HH).

"Ngày xưa, học sinh biểu diễn văn nghệ chỉ mặc đồng phục lên sân khấu hát múa, ngày nay phải thuê trang phục, đạo cụ. Ngày xưa trẻ con cởi trần thi đấu bóng đá, ngày nay phải có đồng phục bóng đá, bóng da, thậm chí phải thuê sân tập luyện cho các con. 

Ngày xưa học sinh không biết đến sinh nhật thì nay phải có bánh kem, thổi nến. Ngày xưa không có ngày hội đọc sách, ngày hội hóa trang, Tết Noel, ngày nay đều có đủ. 

Vậy tiền ở đâu để tổ chức những hoạt động đó nếu phụ huynh không đồng lòng đóng góp?", chị Dịu đặt câu hỏi.

Quan điểm của chị Dịu là phụ huynh không nên dùng trải nghiệm học đường của mình để áp đặt tiêu chuẩn cho môi trường học đường của thời hiện đại. Bởi đời sống đã thay đổi rất nhiều. 

"Các bố mẹ đừng vội vã cho rằng tất cả những hoạt động này là hình thức, màu mè, phô trương, trẻ con không cần. Phải hỏi các con xem chúng cần không. 

Tất nhiên, phải lựa theo bối cảnh kinh tế xã hội, căn cứ vào mức sống ở địa phương mà "liệu cơm gắp mắm" như các cụ dạy. Song sự thực là các hình thức vui chơi giải trí của thế hệ trẻ giờ khác xưa.

Sao có thể bắt chúng cầm một bông hoa thược dược, mặc đồng phục, đứng trên sân khấu lắc lư hát "Ngày đầu tiên đi học", "Em yêu trường em" được. Nếu phải bỏ quỹ lớp, quỹ trường thì tức là phải bỏ mọi hoạt động ngoại khóa, hội hè của học sinh", chị Dịu nhấn mạnh.

"Không có quỹ lớp, con trẻ sẽ thiệt thòi"

Chị Phan Thị Lệ Hằng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) từng có hai năm tham gia ban đại diện cha mẹ học sinh. Hai con chị Hằng đều học trường dân lập, lịch hoạt động ngoại khóa dày. Trung bình mỗi tháng, trường của hai con chị có một sự kiện.

Theo lời chị Hằng, mặc dù nhà trường có hỗ trợ tài chính cho các lớp trong các hoạt động ngoại khóa nhưng không đủ. Lớp phải trích thêm quỹ để mua sắm các vật dụng phục vụ sự kiện, mua quà tặng thưởng cho các con. 

Kiến nghị bỏ quỹ lớp, bà mẹ tuyên bố: Quý vị bỏ điều hòa, điện thoại đi - 3

Học sinh cấp 1 tham gia hoạt động thể thao (Ảnh: NVCC).

"Nhà trường yêu cầu phụ huynh không được tặng quà, tặng hoa cho giáo viên với bất kỳ hình thức nào vào bất kỳ dịp nào nên quỹ lớp được dùng 100% cho hoạt động của học sinh. 

Với mức đóng 500 ngàn đồng/học sinh/năm học, ban đại diện cha mẹ học sinh phải tính toán từng đồng. Mua gì cũng phải đi 6-7 cửa hàng để tìm được thứ rẻ nhất. Chọn quà gì cũng phải vừa khít với số tiền ít ỏi đã lên dự chi từ đầu năm. 

Vài ba chục triệu quỹ lớp nghe thì nhiều, nhưng có trực tiếp đi mua sắm, lo liệu mới thấy số tiền đó không nhiều. Phải khéo chi mới đủ", chị Hằng cho hay.

Từ thực tế tham gia công tác phụ huynh, chị Hằng nhận định việc bỏ hẳn quỹ lớp, quỹ trường sẽ gây khó khăn cho công tác tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung.

"Trường con tôi học là trường tư thục, không có quỹ phụ huynh trường. Song, với trường công, ngân sách nhà nước cấp liệu có đủ để trường tổ chức các hoạt động, sự kiện cho học trò vào các dịp lễ, Tết, hội hè hay không? Tôi e là không. 

Nếu không có sự đóng góp thêm của phụ huynh, hoặc trường không tổ chức, hoặc trường sẽ phải cắt giảm tối đa chi phí dẫn tới giảm chất lượng của các chương trình ngoại khóa. Và như vậy, học sinh là người bị ảnh hưởng.

Tương tự, nếu không có quỹ lớp, hoặc lớp không tổ chức hoạt động gì, hoặc là đến dịp cần thì sẽ thông báo cho phụ huynh đóng góp. 

Tuy nhiên, việc đóng góp theo sự kiện không khả thi, có nhiều bất cập. Một là lớp đông, phụ huynh mỗi người mỗi ý rất khó thống nhất là đóng bao nhiêu.

Nhiều phụ huynh còn có thói quen không đọc tin nhắn trên nhóm lớp, trưởng nhóm xin ý kiến bằng bầu chọn không tham gia. Nhưng đến khi tập thể lớp chốt phương án theo đa số thì lại vào bày tỏ ý kiến.

Nếu thống nhất được ý kiến rồi thì chưa chắc các phụ huynh đã đóng tiền ngay. Ban đại diện cha mẹ học sinh thường phải ứng tiền ra trước để lo việc. Sau đó mới nhắn tin giục phụ huynh nộp tiền.

Tôi từng chứng kiến cảnh trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh không "xin" được tiền quỹ lớp vì phụ huynh cứ lờ đi, coi như không biết về tin nhắn. 

Còn nếu không tổ chức gì để không ai phải đóng thêm tiền thì theo tôi, các con sẽ là người thiệt thòi. Đến trường đến lớp không phải chỉ có việc học mà còn vui chơi, tham gia các hoạt động tập thể, có kỷ niệm với bạn bè", chị Hằng nêu quan điểm.

Kiến nghị bỏ quỹ lớp, bà mẹ tuyên bố: Quý vị bỏ điều hòa, điện thoại đi - 4

Ngày hội đọc sách tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội (Ảnh: HH).

Chị Hằng cũng nói thêm, việc tiêu cực trong chi tiêu quỹ phụ huynh chỉ là thiểu số, không nên vì thế mà phủ nhận ý nghĩa của sự đóng góp này.

"Nếu các bậc cha mẹ hiểu rằng ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ cầm tiền hộ các cha mẹ khác và đi lo việc hộ con cái của họ thì họ sẽ không phát ngôn về "chiếc vòi bạch tuộc" và đòi xóa bỏ nó", chị Hằng bày tỏ.

Ông N.V.M. - chủ tịch hội đồng quản trị một trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội - cho biết, nhà trường đã quyết định bỏ quỹ phụ huynh kể từ năm 2023-2024 do có nhiều tranh cãi trong việc chi tiêu khoản kinh phí này. 

Nhà trường cũng thông báo không nhận hoa, quà từ ban đại diện cha mẹ học sinh để phụ huynh không phải tranh luận việc có nên tặng hoa cho trường vào các dịp lễ Tết hay không. 

"Mặc dù việc bỏ quỹ lớp, quỹ trường sẽ gây khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, nhưng chúng tôi bắt buộc phải làm vậy do không muốn có những ý kiến tiêu cực, nghi kị trong nội bộ phụ huynh học sinh trường", ông N.V.M. chia sẻ.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Nhận được đơn tố cáo, ông Đoàn Ngọc Hải kiểm tra công tác PCCC lúc nửa đêm
  • Lâm Đồng: Thu nội địa tháng 1/2019 đạt 833 tỷ đồng
  • Hơn 300 doanh nghiệp Phan Rang
  • Nghệ An: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
  • Năm 2019 sẽ không còn câu chuyện giải cứu nông sản
  • Ban hành lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới chặt chẽ hơn
  • Chi 50.000 tỷ đồng đầu tư phát triển lưới điện nông thôn
  • Phân cấp quản lý đường bộ trên nguyên tắc 'một việc, một người chịu trách nhiệm'
推荐内容
  • Ứng phó dịch virus corona, ngành nông nghiệp biến thách thức thành cơ hội
  • Nam A Bank dành ‘mưa’ quà tặng tri ân khách
  • Hải quan Bình Dương: Điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài
  • Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Tỷ giá USD, Euro ngày 29/10: Kinh tế Mỹ đi xuống, USD suy giảm