会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo leeds united】Chưa tận dụng hết cơ hội từ các FTA!

【soi kèo leeds united】Chưa tận dụng hết cơ hội từ các FTA

时间:2024-12-23 21:13:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:581次
Thêm cầu nối để các doanh nghiệp Việt Nam - EU tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA
Chủ động phòng vệ thương mại để tận dụng FTA
Nhiều FTA chưa được TPHCM khai thác hiệu quả
Infographics: Toàn cảnh các FTA mà Việt Nam đã tham gia
Việt Nam hiện có cơ hội vàng để tận dụng EVFTA và thu hút FDI từ EU
Chưa tận dụng hết cơ hội từ các FTA
Các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt không ít khó khăn trong tận dụng các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới. Ảnh: Nguyễn Thanh

XNK chưa đạt như mong đợi

Mới đây, Đoàn giám sát (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã có cáo báo về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên". Báo cáo nêu rõ, kể từ năm 2004 đến nay, tốc độ tăng bình quân XNK hàng hóa giữa Việt Nam và các đối tác thương mại FTA đều đạt mức 2 con số. Nhìn chung, nhờ có các FTA, kim ngạch XNK của Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng chưa đạt mức mong đợi, còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống.

Tính đến hết năm 2019, Việt Nam đã ký kết 13 FTA và đang đàm phán 3 FTA. Trong số 13 FTA đã ký kết, có 12 FTA đã có hiệu lực đối với Việt Nam thuộc phạm vi của chuyên đề giám sát của Đoàn giám sát (Ủy ban Thường vụ Quốc hội), bao gồm 1 FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP đã được Quốc hội phê chuẩn trong năm 2018.

Việt Nam bắt đầu ký kết FTA đầu tiên với các nước ASEAN và có hiệu lực từ năm 1995, nhưng đến năm 2003, khi Việt Nam ký kết FTA với Trung Quốc dưới tư cách thành viên nhóm ASEAN, tăng trưởng XNK của Việt Nam mới có sự chuyển biến rõ rệt. Tổng XNK năm 2003 đạt 45,4 tỷ USD. Sau đó, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm 12 FTA cả với tư cách là thành viên ASEAN và tư cách là một bên độc lập, quy mô XNK ngày càng mở rộng và cán mốc 517,3 tỷ USD vào năm 2019, tăng gấp hơn 11 lần so với năm 2003.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN trở thành các đối tác chính của Việt Nam. Cho đến cuối 2019, Việt Nam nhập siêu đối với 5 nhóm thị trường (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN và các nước nhóm Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và xuất siêu đối với 5 nhóm thị trường còn lại (Ấn Độ, New Zealand/Úc, Chile, Liên minh kinh tế Á-Âu và Hồng Kông). Như vậy, với các đối tác lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN, sau khi tham gia FTA, cán cân thương mại của Việt Nam lại chuyển sang thâm hụt ở mức cao. Điều này cho thấy hàng hóa của Việt Nam chưa tận dụng được những ưu đãi về thuế để tăng XK vào các thị trường này. Bên cạnh đó cơ cấu hàng hóa XNK chưa hợp lý khi các loại hàng hóa Việt Nam thường có giá trị thấp so với hàng hóa NK.

Thời gian gần đây, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng làm giảm tác động tích cực của các FTA tới XK của Việt Nam. Ví dụ điển hình như đối với CPTPP, trong 8 tháng năm 2020, XK của Việt Nam chỉ tăng với hai đối tác CPTPP chưa có FTA trước đây là Canada và Mexico. Trong đó, XK sang Canada đạt 2,689 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; XK sang Mexico đạt 2,039 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) đánh giá, các FTA đã và đang gia tăng sức ép cạnh tranh cho nền kinh tế và DN; đòi hỏi sự tuân thủ luật chơi theo tiêu chuẩn cao để tận dụng được cơ hội và hạn chế tranh chấp thương mại. “Các FTA thế hệ mới như CPTPP và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) cũng đặt ra yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn. Không thể phủ nhận, tham gia vào các FTA này, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan (mức cao nhất lên đến 99% số dòng thuế). Tuy nhiên song song với điều này, xu hướng bảo hộ, việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, bảo vệ môi trường ngày càng cao. Các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa NK tại thị trường các nước tham gia FTA với Việt Nam sẽ có xu hướng gia tăng. Đây là thách thức lớn đối với DN, ảnh hưởng tới khả năng tận dụng thuế quan”, bà Ngọc nhấn mạnh.

Dệt may là một trong những ngành hàng XK chủ lực của Việt Nam. Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, một trong những thách thức lớn của ngành dệt may hiện nay là DN đang yếu về nguyên phụ liệu. Việt Nam mạnh về may nhưng nguyên phụ liệu phải NK rất lớn. Với riêng EVFTA, ông Cẩm nêu rõ, khi EVFTA được thực thi, các quy định xuất xứ là từ vải trở đi là điểm nghẽn rất lớn với DN dệt may.

Doanh nghiệp thờ ơ,địa phương lơ là

Theo Đoàn giám sát (Ủy ban Thường vụ Quốc hội), hiện còn không ít tồn tại, bất cập trong quá trình thực thi các FTA, làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tận dụng cơ hội từ các FTA.

Có thể thấy, FTA nói chung và đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA có phạm vi điều chỉnh rộng, ngoài các cam kết trong lời văn của Hiệp định, còn có hệ thống các phụ lục rất phức tạp cộng với cách hiểu các cam kết còn gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về ngôn ngữ và sai khác về bản dịch. Kết quả khảo sát năm 2018 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có khoảng 86% DN đã biết hoặc tìm hiểu về CPTPP. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 1,86% DN tìm hiểu tương đối kỹ về Hiệp định (cũng theo kết quả khảo sát tương tự đối với EVFTA, chỉ có 2% DN nắm được nội dung các cam kết của EVFTA). Dù các hội thảo, hội nghị được tổ chức khá nhiều và đa dạng nhưng thời lượng còn hạn chế và thiếu sự quan tâm của các DN. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nắm bắt và vận dụng các quy định của các FTA khi triển khai trên thực tế.

Đáng chú ý, về các cơ quan đầu mối, mặc dù Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về Hội nhập kinh tế quốc tế, tuy nhiên qua quá trình làm việc với các bộ, ngành và DN đều cho thấy các bộ, ngành chưa thực sự quan tâm đầy đủ trong việc tổ chức các đơn vị đầu mối và nhân lực để triển khai thực hiện các nội dung, cam kết của FTA thuộc lĩnh vực cơ quan mình phụ trách.

Một số chuyên gia nhận định, với các FTA thế hệ mới, trình độ phát triển kinh tế và quản lý của Việt Nam hiện nay khó có thể đáp ứng việc thực hiện các cam kết. Đặc biệt, khi phân luồng đầu tư từ nước ngoài với dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, mức độ cạnh tranh cao từ các công ty đa quốc gia, các DN trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đánh giá, thời gian qua khâu phối hợp về thông tin, nguồn lực để triển khai các lợi thế từ các FTA còn hạn chế. Điều này thể hiện ở chỗ chưa có sự phối hợp trong hệ thống giữa các cơ quan nhà nước với nhau cũng như giữa bộ máy nhà nước với cộng đồng DN còn manh mún, chưa rõ ràng. Vị này cho rằng, việc thực hiện kết nối này cần có một bộ phận trung tâm làm đầu mối triển khai, kết nối với bên ngoài và cả bên trong, vướng ở đâu thì gỡ ở đó để tận dụng tốt các FTA. Ngoài ra, khâu kết nối phải được tiến hành với các tỉnh, từ các tỉnh xuống DN tạo nên các liên kết mềm với nhau sử dụng công nghệ thông tin, hạn chế việc hành chính hóa. Có thể xây dựng trang mạng chuyên về FTA liên kết với 63 tỉnh, thành để ngay cả các DN siêu nhỏ, nhà nông cũng có thể biết được từng FTA cụ thể như thế nào.

“Bên cạnh các yếu tố trên, khâu tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực thi từng FTA cần phải thường xuyên, sâu sát. Nếu không, các cơ hội cứ trôi đi, trong khi các đối tác lại khai thác tốt. Chính phủ cần kiểm tra việc thực hiện. Quốc hội cần tổ chức giám sát có hiệu quả từng FTA trên cơ sơ đánh giá thực chất được-mất của mỗi FTA”, ông Trần Hữu Huỳnh nhấn mạnh.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng
  • Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca
  • Motorola sắp ra smartphone sạc pin 15 phút dùng được 8 giờ
  • 14.600 khoản chi buộc phải bổ sung thủ tục
  • Chủ tịch VCCI: Hiệp định EVFTA là nền tảng giúp Việt Nam
  • Các thị trường nín thở chờ đợi Fed nâng lãi suất
  • Trọng Hiếu mặc croptop, khoe bụng 6 múi ở Đức
  • Ra mắt mũ bảo hiểm kết nối bluetooth đầu tiên ở Việt Nam
推荐内容
  • Việt Nam nộp Văn kiện gia nhập Thỏa ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
  • 'Đào, phở và piano' gặp khó khăn trong giải trình chi phí'
  • Bồi dưỡng kiến thức về hội nhập tài chính
  • Công bố dự án Vinhomes Nguyễn Chí Thanh
  • LG chính thức rút lui ra khỏi thị trường điện thoại di động
  • Hút vốn đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp