【kết quả bóng đá singapore】Khó tuyển nhân lực chất lượng cao
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao: Kỳ 3: Việt Nam cần lực lượng lao động có kỹ năng tốt hơn để nâng tầm phát triển kinh tế | |
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao: Kỳ 2: “Chìa khóa” thu hút và giữ chân người lao động | |
Tuyển sinh ngành Y không có môn Sinh học: Khó đảm bảo chất lượng đào tạo |
Lao động chất lượng cao phục vụ cho chuyển đổi số đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Ảnh: X.H |
Thiếu lao động chất lượng cao
Trên các sàn việc làm, nhiều doanh nghiệp liên tục đăng tuyển dụng lao động cho các vị trí cần nhân lực chất lượng cao như: quản lý, bộ phận nghiên cứu và phát triển, kỹ sư, đặc biệt là mảng nhân sự cho chuyển đổi số. Bà Phạm Thị Hoài Linh, Giám đốc nhân sự Tập đoàn Navigos Group cho biết, từ thực tế nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong quý 2/2022 cho thấy, top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất bao gồm: tài chính, đầu tư; bán hàng; công nghệ thông tin, phần mềm; marketing; kế toán; xây dựng dân dụng; hành chính, kế toán; ngân hàng; kiểm toán và ngành điện, điện tử.
Đáng chú ý, nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Trên thực tế, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp châu Âu tìm kiếm các địa điểm sản xuất thay thế và chọn Việt Nam. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy bất động sản công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là phân khúc nhà xưởng, nhà kho xây sẵn tích hợp thông minh, hướng đến các dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ.
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM mới đây đã công bố dự báo nhu cầu nhân lực của 6 ngành công nghiệp quan trọng tại thành phố trong giai đoạn 2022-2026. Theo đó, giai đoạn này, TPHCM tập trung phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, phát triển công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ và thiết bị hiện đại. Trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm ngành cơ khí; điện tử-công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược-cao su cần từ 271.510 đến 322.897 chỗ làm việc. Hai ngành dệt may và giày da cũng được dự báo thu hút một lượng lớn lao động có tay nghề cả hiện tại và trong tương lai.
Ngoài ra, ngành cần nhân sự chất lượng cao được các doanh nghiệp tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây là ngành Kiểm toán. Dự báo trong quý 3 cho thấy, khả năng tăng nhu cầu tuyển dụng ngay từ đầu tháng 7 do đây là “mùa” chuyển dịch nhân sự trong mảng kiểm toán, với sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến tư vấn thuế và dịch vụ hải quan.
Cần nhân lực cho chuyển đổi số
Các doanh nghiệp, đặc biệt là ngân hàng đang tập trung vào chuyển đổi số và tự động hóa nên nhu cầu nhân lực đối với các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin, dữ liệu rất lớn. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, nhu cầu lớn, nhưng nguồn ứng viên trong mảng chuyển đổi số, nhất là ngành Ngân hàng rất hạn chế, cả về số lượng và chất lượng. Về chất lượng, rất hiếm các ứng viên có kinh nghiệm để triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất. Về số lượng, ngân hàng có nhu cầu tuyển số lượng lớn và trong thời gian ngắn nhưng lượng ứng viên đạt yêu cầu không đủ đáp ứng.
Theo bà Phạm Thị Hoài Linh, sự cạnh tranh về các ứng viên trong chuyển đổi số rất khốc liệt. Đặc biệt với các vị trí về công nghệ thông tin, một trong những nền tảng quan trọng trong việc chuyển đổi số, luôn khan hiếm ứng viên. Không chỉ có các ngân hàng cần tuyển các vị trí IT, mà các công ty từ các lĩnh vực khác như tài chính, thương mại điện tử, y tế giáo dục… đều muốn tuyển các ứng viên trong mảng này. “Mức lương dành cho các vị trí trong mảng chuyển đổi số sẽ có thể cao hơn từ 20% - 30% so với các vị trí cùng cấp bậc thuộc các nhóm nghiệp vụ truyền thống khác. Việc thực hiện chuyển đổi số tại ngân hàng thường có mức độ chuyển đổi nhân sự cao, khoảng 2-3 năm là có thể có thay đổi về nhân sự mới. Do vậy, các ứng viên trong lĩnh vực này cũng có các cơ hội để thay đổi môi trường làm việc mà họ mong muốn trong từng giai đoạn cụ thể trong sự nghiệp của họ”- bà Hoài Linh phân tích.
Bên cạnh đó, do cần phải triển khai các sản phẩm và giải pháp công nghệ tiên tiến về chuyển đổi số trong khi các ứng viên trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, các ngân hàng lớn sẵn sàng chi trả những khoản tiền đáng kể để “săn” ứng viên từ nước ngoài về. Trong hai năm 2020 và 2021, các ngân hàng mong muốn tuyển dụng ứng viên Việt kiều nhiều hơn tuyển nhân sự là người nước ngoài do ứng viên Việt kiều có lợi thế hơn khi ít nhiều vẫn hiểu văn hóa Việt Nam, hiểu tiếng Việt và dễ dàng thích nghi hơn. Các nhân sự này đặc biệt được săn đón trong các mảng then chốt như IT, dữ liệu, sản phẩm, quản trị rủi ro…
Bên cạnh nhu cầu vẫn đang tiếp diễn về ngân hàng số và công nghệ, các ngân hàng đang có xu hướng tuyển dụng các vị trí thuộc về ngân hàng giao dịch, ngân hàng doanh nghiệp lớn, quản trị rủi ro. Các hãng bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống đang đẩy mạnh các dịch vụ số và các kênh liên kết với nhu cầu tuyển dụng các vị trí marketing, sản phẩm số.
Trong mảng chuyển đổi số, các nhà tuyển dụng mong muốn tuyển các ứng viên có kinh nghiệm triển khai tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít các ứng viên đáp ứng được yêu cầu nên dẫn đến có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Theo các doanh nghiệp tuyển dụng, do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine khiến nhiều hợp đồng và đơn đặt hàng liên quan đến công nghệ thông tin được chuyển về thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng vẫn tiếp tục tăng lên khi các doanh nghiệp đang cảm thấy khá tích cực về việc kinh doanh hồi phục sau Covid -19. Một số doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động trong nửa cuối năm 2022 sẽ có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn kỹ sư công nghệ thông tin để mở ra các trung tâm số hoặc số hóa doanh nghiệp nhanh hơn.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·124 doanh nghiệp và 283 sản phẩm được công nhận Thương hiệu quốc gia 2020
- ·Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lần đầu ngồi 'ghế nóng' trả lời chất vấn
- ·Tăng 16.000 tỷ đồng làm Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo?
- ·Bộ Công an nêu cách khắc phục vướng mắc khi đăng ký tài khoản định danh điện tử
- ·Quy định mới của EU về các sản phẩm hữu cơ dành cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc, đậu và hạt có dầu
- ·Quản lý mặt hàng trên mạng phải tung quân, đổ sức gấp nhiều lần ngoài đời thực
- ·Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: Sẽ công tâm trong chỉ đạo, đánh giá cán bộ
- ·Hà Nội phải loại ngay những ý tưởng ‘cài cắm’ thêm các tiện ích vào công viên
- ·‘Lội ngược dòng’ Covid
- ·Ưu tiên xây cao ốc hơn công viên sau di dời nhà máy
- ·Mưa lũ tại tỉnh Hà Giang gây thiệt hại nặng
- ·Phát hiện người đàn ông bước ra từ ghế lái xe Ferrari 488 gây tai nạn ở Hà Nội
- ·Vụ xe tải cản trở xe cấp cứu ở Tuyên Quang: Hai tài xế nói lời hối lỗi muộn màng
- ·Dự báo thời tiết 1/11: Cả nước nắng đẹp, miền Bắc lại sắp đón không khí lạnh
- ·Tháo gỡ khó khăn cho lưu thông và tiêu thụ nông sản tại các tỉnh thành phía Nam
- ·Bộ Công an nêu cách khắc phục vướng mắc khi đăng ký tài khoản định danh điện tử
- ·Truyền thông Hàn Quốc: Có người Việt thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon
- ·Ngang nhiên san ủi đất đồi, mở đường trên đảo ở vịnh Vân Phong làm dự án
- ·Gia tăng biểu hiện hung hăng ở trẻ nhỏ khi thường xuyên sử dụng mạng xã hội
- ·Làm ‘sống lại’ công viên, Hà Nội phải lấy người dân làm trung tâm