会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【viborg vs】Căng thẳng Trung Quốc gây ra trong khu vực có thể dẫn tới đâu?!

【viborg vs】Căng thẳng Trung Quốc gây ra trong khu vực có thể dẫn tới đâu?

时间:2024-12-23 21:07:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:755次

TheăngthẳngTrungQuốcgyratrongkhuvựccthểdẫntớiđviborg vso giới phân tích, căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông hoàn toàn có thể bùng phát thành chiến tranh nếu không có cơ chế ngăn chặn kịp thời.

Tôn Tử - nhà quân sự nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Nghệ thuật chiến tranh được ghi trong Binh pháp Tôn Tử không thể đúng hơn nếu xét đến tình hình hiện nay trên Biển Đông, biển Hoa Đông cũng như an ninh thế giới trong tương lai.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Ảnh: Kyodo/AP)

Từ năm 2010, căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã tăng lên khi “hai con rồng châu Á”  gằm ghè nhau. Nguyên nhân do đâu? Câu trả lời ngắn gọn và duy nhất cho câu hỏi nêu trên là “Lãnh thổ”.

Nhật  - Trung đã đụng độ nhau nhiều lần trên mặt trận ngoại giao và chính trị kể từ khi một tàu cá Trung Quốc đâm hai tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku ở biển Hoa Đông.

Căng thẳng trong quan hệ Nhật – Trung khi ấy vẫn ở mức độ vừa phải, thậm chí chưa thể đạt tới mức khủng hoảng nhưng đã gia tăng nhanh chóng vào cuối năm 2012 sau quyết định của Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Những gì có vẻ như tranh chấp trong lịch sử được khơi dậy, một lần nữa định hình các chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc và Nhật Bản, “hâm nóng” căng thẳng giữa hai nước.

Cũng trong năm 2012, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines cũng đột ngột gia tăng sau vụ đụng độ ở bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Một lần nữa, tranh chấp lãnh thổ lại cuốn Bắc Kinh vào căng thẳng với các nước trong khu vực.

Sau sự việc này, ngày càng có nhiều quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Brunei… tham gia lên án hoạt động cải tạo đá, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Thêm vào đó, sự can dự của Mỹ với tuyên bố để đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở biển Hoa Đông và Biển Đông cũng được cho là yếu tố góp phần đẩy căng thẳng trong khu vực lên cao.

Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ đã phân loại khủng hoảng ở Biển Đông và biển Hoa Đông là “nghiêm trọng” đối với lợi ích của Mỹ, ngang hàng với mức độ của khủng hoảng Triều Tiên, Iraq và Syria. Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra nếu các cuộc khủng hoảng này leo thang thành xung đột? Và liệu có bất kỳ giải pháp ngoại giao nào cho vấn đề này?

Yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc nuốt gần trọn diện tích Biển Đông.

Khi cơn ác mộng trở thành sự thật

Tờ The Telegraphđặt ra giả thuyết rằng, trong khi Trung Quốc tiếp tục tiến hành hoạt động quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo mà họ bồi lấp trái phép ở Biển Đông, Mỹ phản ứng bằng cách tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển này, cuối cùng kịch bản xấu nhất xảy ra đó là một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai nước. Triều Tiên có thể nhân cơ hội này tiến hành hoạt động quân sự tấn công Nhật Bản. Khi ấy, những nỗ lực ngoại giao để cứu vãn tình hình sẽ là vô nghĩa.

Đây chỉ là những giả thuyết đặt ra đối với cuộc khủng hoảng hiện nay trong khu vực, nhưng rõ ràng nó cũng làm tăng những quan ngại về tình hình thực tế hiện nay. Liệu chiến tranh sẽ nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ? Hoặc giữa Trung Quốc và Nhật Bản? Hay Triều Tiên sẽ tấn công Nhật Bản?

Giả thuyết nêu trên cho chúng ta thấy rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường hoạt động quân sự và hải quân của họ ở Biển Đông mà không cho thấy tính minh bạch, không thể giải thích được mục đích việc làm của họ, điều đó sẽ làm gia tăng căng thẳng và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến.

Mặt khác, ở khu vực biển Hoa Đông, trong khi Mỹ và Trung Quốc bị cuốn vào cuộc chiến thì Triều Tiên sẽ có cơ hội ngàn vàng để tăng cường hoạt động quân sự của họ, phát động cuộc tấn công nhằm vào Nhật Bản khi Mỹ khi Washington đã bị quá phân tâm vì Trung Quốc.

Trong kịch bản này, Hàn Quốc sẽ đứng giữa ngã ba đường và phải đưa ra quyết định thực sự khó khăn lựa chọn ngả về bên nào. Cả khu vực rơi vào hỗn loạn và bão tố sẽ nổi lên khắp khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.

Bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn đang nỗ lực thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. (Ảnh: CSIS)

Chiến tranh có thể được ngăn chặn?

Các nỗ lực ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông đến nay đều chưa thu được kết quả. Sau nhiều cuộc thảo luận ở cấp độ song phương hay đa phương, chưa có bất kỳ một cơ chế nào để ngăn chặn một cuộc chiến có thể bùng phát ở Biển Đông. Có thể nói, các cuộc đàm phán mới chỉ dừng lại ở mức đạt được mục tiêu chiến lược hạn chế nhưng đi kèm với nó lại là sự nghi kỵ gia tăng.

Giới phân tích cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay đó là cần phải tăng cường những nỗ lực ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Mỹ. Các con rồng ở châu Á “vươn mình” sẽ khiến biển trong khu vực dậy sóng, đây là điều đương nhiên.

Trong bối cảnh đó, chỉ có những biện pháp ngoại giao mới có thể xoa dịu căng thẳng, đưa lợi ích của các nước liên quan xích lại gần với nhau hơn.  Tuy nhiên, để đạt được điều này, các bên cần phải vượt qua được thách thức đầu tiên, đó là thiện chí đàm phán.

Trong tiếng Trung Quốc từ “khủng hoảng” (weiji) được ghép bởi các từ “nguy hiểm” và “cơ hội”: mục tiêu ngoại giao là tạo ra cơ hội để giải quyết khủng hoảng, mang lại hòa bình trong khu vực. Chỉ có bằng cách giao tiếp, các bên mới có thể tìm ra tiếng nói chung.

Theo Hùng Cường/VOV.VN

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Phục hồi và tăng trưởng ‘xanh’ hậu COVID
  • Soi kèo phạt góc Newcastle vs Brentford, 23h30 ngày 16/9
  • Soi kèo phạt góc MU vs Galatasaray, 2h ngày 4/10
  • Soi kèo phạt góc Barcelona vs Celta Vigo, 23h30 ngày 23/9
  • Chính phủ đặt mục tiêu TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9
  • Soi kèo phạt góc Everton vs Arsenal, 22h30 ngày 17/9
  • Soi kèo phạt góc IFK Varnamo vs Sirius, 0h00 ngày 26/9
  • Soi kèo phạt góc Hellas Verona vs Bologna, 1h45 ngày 19/9
推荐内容
  • Quy trình xác thực thông tin trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng vaccine phòng COVID
  • Soi kèo phạt góc Fulham vs Luton Town, 21h00 ngày 16/9
  • Soi kèo phạt góc Atletico Madrid vs Real Madrid, 02h00 ngày 25/9
  • Soi kèo phạt góc Atletico San Luis vs Cruz Azul, 10h ngày 30/9
  • Trại hè Việt Nam
  • Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Crystal Palace, 21h00 ngày 16/9