【fiorentina – empoli】Áp lực lạm phát tăng nhưng khả năng vẫn kiểm soát trong mục tiêu
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Văn Chung |
Tín hiệu cảnh báo của lạm phát
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của riêng tháng 9/2023 tăng tới 1,08%, là mức tăng theo tháng cao nhất trong 31 tháng qua. Nhìn lại diễn biến từ đầu năm đến nay, chỉ số CPI tuy duy trì khá ổn định trong giai đoạn từ đầu năm đến tháng 4/2023 thậm chí từng giảm mạnh vào tháng 5/2023. Tuy nhiên từ tháng 5/2023, giá tiêu dùng bắt đầu bước vào chu kỳ tăng mạnh.
Cụ thể, CPI tháng 5 sau khi tăng rất thấp chỉ ở mức 0,01% so với tháng 4/2023, nhưng đã leo lên mức 0,27% vào tháng 6, tiếp tục tăng lên 0,45% vào tháng 7, sau đó là 0,88% vào tháng 8 và lên 1,08% vào tháng 9.
Trong khi đó, nhiều yếu tố tăng giá vẫn còn tiếp tục xuất hiện trong tháng 10. Cụ thể, giá dầu thế giới trong nửa tháng qua đã bước vào chu kỳ tăng do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Trung Đông và dự trữ xăng dầu của Mỹ giảm.
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu cũng tăng trong lần điều chỉnh giá xăng dầu gần đây nhất hôm 23/10, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng thêm 470 đồng, lên 23.510 đồng; E5 RON 92 tăng 460 đồng, lên 22.360 đồng một lít. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đắt thêm 70 - 380 đồng. Cụ thể, dầu hỏa, diesel và mazut dao động 16.610 - 22.750 đồng một lít/kg tùy loại.
Trong bối cảnh hiện nay, một số chuyên gia cho biết, rủi ro lạm phát toàn cầu quay lại, giá xăng, dầu cao sẽ ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, trong đó có yếu tố lạm phát. Trong khi đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong năm nay khiến đồng USD còn dư địa tăng giá và có thể tạo áp lực lên tỷ giá, trong khi tỷ giá tăng có thể xuất hiện yếu tố nhập khẩu lạm phát.
Dự báo vẫn trong mục tiêu
Tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Quốc hội đặt chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số CPI khoảng 4,5%. Mặc dù diễn biến CPI riêng tháng 9 tăng 1,08% và yếu tố tăng giá tiềm ẩn cũng đang xuất hiện trong các tháng còn lại, nhưng theo một số chuyên gia phân tích, khả năng lạm phát kiểm soát trong mục tiêu vẫn có thể đạt được.
Bộ phận phân tích thuộc Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, áp lực lạm phát sẽ được kiểm soát nhờ tổng cầu nội địa vẫn còn yếu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp. Do đó, khả năng lạm phát cả năm sẽ vẫn chỉ nằm trong mục tiêu kiểm soát lạm phát trung bình dưới 4,5% trong năm nay của Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Một số yếu tố cho thấy cầu tiêu dùng của nền kinh tế sẽ vẫn còn yếu qua đó phần nào hạn chế đà tăng của CPI là tình hình lao động, việc làm có xu hướng tăng chậm do tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do đơn hàng sản xuất của các doanh nghiệp thấp. Trong khi đó, khu vực kinh doanh kinh tế hộ gia đình cũng có sự suy giảm thể hiện ở sự suy giảm khách thuê cửa hàng, mặt bằng kinh doanh ở các khu phố trung tâm tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Theo TS. Vũ Đình Ánh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), bối cảnh kinh tế khó khăn dẫn đến xu hướng thắt chặt tiêu dùng của người dân, mà một trong những nguyên nhân là sự sụt giảm thu nhập.
Trong khi đó đưa ra dự báo về tăng trưởng, TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, cũng cho biết quý IV có thể đạt tăng trưởng tốt hơn quý III, nhưng sẽ không quá nhiều. Theo đó, ông Thiên dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 sẽ chỉ đạt khoảng 5%, thấp hơn mục tiêu 6,5% của Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện tại.
Mặc dù vậy, trong xu hướng nhiều yếu tố tạo áp lực tăng giá xuất hiện, thì khả năng chỉ số CPI các tháng còn lại của năm 2023 có thể vẫn ở mức cao tương đương tháng 9, hoặc thậm chí có thể cao hơn. Tuy nhiên, khả năng chỉ số CPI cả năm 2023 sẽ không vượt quá mục tiêu 4,5% do trong năm 2023 có nhiều tháng CPI tăng khá thấp. Chẳng hạn như chỉ số CPI tháng 3/2023 chỉ tăng 0,23% so với tháng trước, tháng 6 chỉ tăng 0,27%, riêng tháng 5/2023 ghi nhận tốc độ tăng CPI rất thấp chỉ với tốc độ tăng 0,01% so với tháng 4.
Chỉ số giá tháng 9 tăng cao do tăng giá của lĩnh vực giáo dục Giáo dục là nhóm có mức tăng giá mạnh trong tháng 9/2023 khi chỉ số CPI của các mặt hàng giáo dục tăng 8,06% so với tháng trước, do một số địa phương tăng học phí ở mọi cấp học. Việc tăng học phí đã được lên kế hoạch trước đó theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/ND-CP. Ngoài ra, giá gạo trong nước tăng cùng với giá xăng dầu và giá thuê nhà tăng cũng làm tăng thêm áp lực lên lạm phát. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vụ hiệp sĩ bị đâm chết: Lời khai rợn người của hai ‘đạo chích’
- ·Thị trường bất động sản năm 2024: Chung cư tiếp tục “lên ngôi“
- ·Giá đất tại TP.HCM tăng hàng chục lần với bảng giá mới; Vincom Retail giữ đà lãi ròng nghìn tỷ
- ·Cần nhanh chóng xử lý đoạn đường xuống cấp
- ·Máy tính có thể thành 'cục gạch' nếu kết nối với USB nhiễm virus
- ·Hàng loạt quán bar, club tạm ngưng hoạt động
- ·VCCI đề nghị thống nhất tiêu chí chọn dự án thí điểm sử dụng đất khác
- ·Lối mở cho các dự án bất động sản ở Quảng Nam
- ·Đi bơi mùa hè: Làm gì để tránh tai nạn đuối nước?
- ·Rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định Luật Kinh doanh bất động sản
- ·Thực hiện phòng, chống dịch bệnh SARS
- ·Ngành tài nguyên
- ·Bất động sản Tây Nam Bộ hội tụ nhiều yếu tố tích cực
- ·Chú trọng phát triển các mô hình quần chúng phòng chống tội phạm
- ·Sau sự cố liên quan đến trường Gateway, Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra các trường mang danh quốc tế?
- ·Cung cấp số tài khoản cho người lạ, coi chừng tiền trong ngân hàng “bốc hơi”
- ·Lãi suất hạ nhiệt, giao dịch chung cư tăng dần
- ·Hành động đẹp!
- ·Bộ GTVT: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội Xuân 2019
- ·Dầu Tiếng: Tai nạn giao thông tăng hơn 29%