【bảng xếp hạng giải áo】Đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch cất cánh
Hội nghị có chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tới trên 700 điểm cầu các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố.
Dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; lãnh dạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hơn 16.000 đại biểu.
Chuyển tư duy "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa"
Hội nghị đánh giá, năm 2024, toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quán triệt, triển khai kịp thời các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tích cực, chủ động triển khai nhiệm vụ với chủ đề công tác năm “Tận tụy - Chuyên nghiệp - Tinh thông - Hiện đại - Đoàn kết - Kỷ cương - Tăng tốc về đích”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp tham mưu, báo cáo, trình Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành và cho ý kiến nhiều văn bản quan trọng như: Kết luận của Bộ Chính trị về "tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới" và “phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới”; Luật Di sản văn hóa; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 và Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Sự chuyển biến trong nhận thức, tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hoá" ngày càng được nâng cao và hoàn thiện, tiếp cận theo hướng chiều sâu. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được quan tâm đặc biệt, có bước đột phá với các chương trình có tầm vóc, sức thu hút, hiệu ứng xã hội lớn như Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi… Lĩnh vực di sản văn hóa, văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc, thư viện, văn học, nghệ thuật, công tác gia đình tiếp tục phát triển sâu rộng, sôi nổi, đạt thành tựu nổi bật.
Việt Nam có thêm hai di sản được UNESCO ghi danh: Những bản đúc nối trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được đưa vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Thể thao Việt Nam tham dự các Đại hội thể thao quốc tế để lại nhiều dấu ấn tích cực, đã giành được tổng số 1.214 huy chương quốc tế, trong đó 482 huy chương Vàng, 360 huy chương Bạc, 372 huy chương Đồng. Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương thế giới, lần thứ hai vô địch châu Á.
Du lịch Việt Nam năm 2024 đã đạt 17,5 triệu lượt, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2023; khách nội địa ước đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 840.000 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam đăng cai thành công Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của Tổ chức du lịch Liên Hợp Quốc năm 2024; Việt Nam có làng thứ 3 được công nhận Làng du lịch tốt nhất thế giới.
Trong năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Ký kết 11 văn bản hợp tác quốc tế nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; xây dựng 14 Kế hoạch triển khai các hoạt động đối ngoại, 9 Đề án. Nhiều hoạt động, sự kiện giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức thành công, quảng bá hình ảnh, góp phần củng cố vị thế quốc tế của đất nước...
Các đại biểu thảo luận làm sâu sắc hơn về những thành tựu, thách thức và nhiệm vụ công tác văn hóa, thể thao, du lịch trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Qua đó nhấn mạnh, văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam cần những giải pháp, hành động cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển và vươn mình trên trường quốc tế, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đồng thời đề cao vai trò xây dựng thể chế, kiến tạo và tạo môi trường để phát triển văn hóa, thể thao, du lịch; xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới; tạo thêm “sân chơi” để thúc đẩy công nghiệp văn hoá; xúc tiến quảng bá du lịch; phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá…
Nhắc lại bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa với ba nguyên tắc “dân tộc”, “đại chúng”, “khoa học”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng văn hóa là cầu nối của quá khứ với hiện tại, điểm đến tươi sáng và hấp dẫn của tương lai, sức mạnh nội sinh của dân tộc. Thể thao thể hiện sức khoẻ của dân tộc; du lịch là hình ảnh, lan toả, truyền cảm hứng của Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, phải quốc tế hóa giá trị nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thành tựu, giá trị du lịch, thể thao của đất nước, tiếp thu tinh hoa văn hóa, thể thao, du lịch thế giới.
Thông tin về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2024, Thủ tướng khẳng định, tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Dự kiến đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong những thành tựu chung đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiều đóng góp quan trọng với những điểm sáng.
Trong đó, ngành đã chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”; thể chế, cơ chế, chính sách được bổ sung, phát triển, hoàn thiện; công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa tiếp tục đạt thành tựu mới. Ngành tiếp tục xây dựng hệ giá trị văn hóa; công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí Việt Nam tiếp tục có bước phát triển đáng ghi nhận; nâng cao mức hưởng thụ các thành quả của văn hoá, thể thao và du lịch của người dân. Các hoạt động đối ngoại về văn hóa, thể thao và du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam ra nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh. Du lịch tiếp đà phục hồi mạnh và là điểm sáng; việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về tầm vóc, thể lực và trình độ…
Ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và chúc mừng kết quả quan trọng mà toàn ngành đã đạt được trong năm 2024, Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế như văn hóa chưa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước; năng lực cạnh tranh của ngành du lịch chưa cao; thể thao, nhất là thể thao thành tích cao vẫn chưa như mong muốn…
Khuyến khích người tài cống hiến và xử lý người gây cản trở
(责任编辑:La liga)
- ·Lễ hội Xuân 2019: Công khai tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm
- ·Thái không cho phép sử dụng lãnh thổ chống CPC
- ·Giao tranh Thái Lan
- ·Độc đáo nghi thức lễ ngày cuối của tết Chôl Chnăm Thmây
- ·IMF dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 vượt Singapore
- ·Top legislator wants Samsung to invest, develop semiconductor technology in Việt Nam
- ·Bỏ quên kéo trong bụng suốt 3 năm
- ·Xả súng trên tàu ở Ai Cập, 6 người thương vong
- ·Hôm nay, chính thức áp dụng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu
- ·Cà Mau còn khoảng 14.033 ha lúa hè thu đã chín chờ thu hoạch
- ·Thay đổi phương thức kiểm tra chất lượng, gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu
- ·President attends 60th anniversary of late leader's visit to Nam Định
- ·Nhật Bản tham gia diễn tập cứu nạn đa quốc gia
- ·Quân đội Bahrain đã kiểm soát tình hình thủ đô
- ·Nói không với túi nylon, đồ nhựa sử dụng một lần
- ·Ứng phó bão PHANFONE
- ·Environment minister, Hải Phòng City's Parader appointed as deputy prime ministers
- ·Mức phóng xạ tăng cao tại nhà máy Fukushima 1
- ·Việt Nam đứng thứ 5 châu Á về độ mở kinh tế
- ·54th ASEAN Economic Ministers' Meeting opens