【11bet mobile】Đẩy mạnh xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam
Những ngày cuối tháng 5/2023,ĐẩymạnhxuấtnhậpkhẩunôngsảnViệ11bet mobile Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Trần Thanh Nam cùng đoàn công tác có buổi hội đàm với ông Hứa Hiển Huy, Phó chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây.
Sau đó đoàn có buổi làm việc với ông Vương Vị Băng, Cục trưởng Cục Hải quan Nam Ninh để thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam với Quảng Tây.
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hội đàm với Cục Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc). |
Giải quyết vấn đề ùn ứ nông sản, xây dựng hệ thống cửa khẩu thông minh
Do đang vào mùa cao điểm của các loại trái cây như sầu riêng, xoài nên tình hình thông quan tại các cửa khẩu có dấu hiệu quá tải, vượt quá năng lực của các khu vực cửa khẩu. Vì vậy, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất cả hai phía cần thêm sự trao đổi thông tin giữa các đơn vị ở cửa khẩu để quá trình thông quan được thuận lợi hơn.
“Có một số vấn đề chúng ta cần bàn luận trực tiếp, ví dụ như các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu hàng nông sản; cơ chế thông quan, cấp mã QR để kiểm soát lượng hàng hóa và thứ ba là các chính sách để 2 bên cùng phối hợp điều hành”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu vấn đề.
Trưởng đoàn phía Việt Nam cho rằng, trong những cơ chế, chính sách hiện nay vẫn còn những kẽ hở mà kẻ xấu có thể lợi dụng. Ví dụ như cấp chứng thư giả hay vấn đề gian dối số lượng, sản lượng hàng hóa.
Ngoài ra, vấn đề ưu tiên thông quan sớm cho một số mặt hàng nông sản cũng được Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh vì nhiều nông sản không thể chờ lâu, ảnh hưởng đến chất lượng.
Hiện nay, lưu lượng hàng hóa của cả 2 nước trao đổi qua khu vực Quảng Tây rất nhiều nên áp lực thông quan là rất lớn. Do đó, để giải quyết kịp thời các vấn đề tại cửa khẩu, Thứ trưởng đề nghị phía Hải quan Nam Ninh thiết lập một đầu mối thông tin để Bộ NN-PTNT và Cục Hải quan Nam Ninh có thể liên lạc dễ dàng với nhau, giảm thiểu trao đổi qua văn bản.
Bên cạnh đó, Quảng Tây có biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam với 9 cặp cửa khẩu nhưng mới 6 trong số đó được xuất nhập khẩu rau củ quả. Thứ trưởng Trần Thanh Nam kiến nghị Hải quan Nam Ninh xem xét, mở rộng quy mô xuất nhập khẩu rau củ quả lên toàn bộ 9 cặp cửa khẩu, giảm áp lực cho các cửa khẩu truyền thống, tránh ùn tắc, giảm chi phí. Điều này sẽ đem lại thuận lợi cho cả 2 bên.
Liên quan vấn đề cửa khẩu số, Hải quan thông minh, đây là ý tưởng rất hay và Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ sự tán thành về mặt chủ trương. Tuy nhiên, ông đề xuất phía Hải quan Nam Ninh sớm xây dựng đề án cụ thể vì ở khu vực cửa khẩu có nhiều đơn vị cùng làm nhiệm vụ chứ không phải chỉ Bộ NN-PTNT.
“Tôi cho rằng cả thế giới đều đang hướng đến mục tiêu hiện đại, thông minh và bền vững nên chúng ta cũng nên sớm xây dựng hệ thống cửa khẩu thông minh”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh thêm.
Đề xuất thành lập Hiệp hội nông sản Việt Nam - Quảng Tây, đẩy mạnh trao đổi khoa học công nghệ
Ông Trần Thanh Nam cũng đề cập ý tưởng thành lập Hiệp hội doanh nghiệpnông sản Việt Nam - Quảng Tây. Từ đó tập hợp các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu của 2 nước để kết nối, quản lý cho thuận lợi hơn.
Hiện tại, nhu cầu hợp tác các doanh nghiệp nông sản giữa 2 nước rất lớn, ví dụ như trong các mùa thu hoạch trái cây như mùa vải đang diễn ra ở Bắc Giang, Hải Dương. Việc thành lập hiệp hội sẽ giúp các cơ quan chức năng tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, định hướng, hỗ trợ tốt hơn để đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, Thứ trưởng đề xuất thúc đẩy trao đổi khoa học công nghệ giữa hai bên, hợp tác cùng phát triển.
“Bộ NN-PTNT chúng tôi có 4 trường đại học, 28 trường cao đẳng, đều có hợp tác với các trường của Quảng Tây. Rất nhiều chương trình hợp tác về giống, về cơ giới đã được triển khai. Nhân cơ hội này, tôi mong hai bên tích cực trao đổi khoa học công nghệ”.
Hai lĩnh vực trọng yếu về khoa học công nghệ của Quảng Tây được Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhắc tới là giống và cơ giới hóa, chế biến sản phẩm từ gỗ. Mặt khác, Thứ trưởng cũng lưu ý tới việc đào tạo giữa hai bên.
“Ngoài việc sinh viên sang du học, chúng tôi cũng mong phía Quảng Tây tạo điều kiện cung cấp các suất học bổng cho cán bộ của Bộ sang học về ngôn ngữ và nghiên cứu nông nghiệp”.
Thông qua hệ thống đại học hai bên, Thứ trưởng đề xuất xây dựng Trung tâm Đổi mới và Sáng tạo, Phát triển Nông nghiệp bền vững. Đây sẽ là nơi ươm mầm sáng tạo cho sinh viên, cán bộ nông nghiệp hai nước.
Về chăn nuôi, Thứ trưởng Nam bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Quảng Tây đầu tưxây dựng khu chăn nuôi và chế biến công nghệ cao với một số loại như lợn, gà, bò. “Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đã xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga. Sắp tới, chúng tôi hy vọng hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Cục Thú y của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này”.
Trước khi có sự thống nhất giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, Thứ trưởng kiến nghị phía Quảng Tây ủng hộ cho doanh nghiệp hai bên thí điểm xây dựng khu chế biến gia súc công nghệ cao ở biên giới.
“Thị trường hai nước rất lớn, chúng ta có thể bổ sung, kết hợp với nhau. Ngoài ra, tôi cũng mong phía Quảng Tây mở thêm các khu vực xuất nhập khẩu rau củ quả ở các cặp cửa khẩu”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ.
Cuối cùng, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh thêm về giao thương các sản phẩm thủy sản giữa 2 nước, vốn có nhu cầu rất lớn nhưng thỏa thuận về kiểm soát an toàn thực phẩm với sản phẩm thủy sản lại sắp hết hạn vào tháng 9/2023. Do đó, kiến nghị phía Hải quan Trung Quốc sớm hoàn tất các thủ tục để ký nghị định thư mới về xuất nhập khẩu thủy sản và các loài thủy sản sống giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đề xuất phía Hải quan Nam Ninh xem xét, mở rộng danh mục thủy sản và loài thủy sản sống và phê duyệt thêm danh sách các doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu giữa 2 nước.
Tính đến năm 2022, Việt Nam đã 24 năm liên tiếp là bạn hàng mậu dịch lớn nhất của Quảng Tây. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong năm 2022, các cửa khẩu của tỉnh Quảng Tây nhập khẩu nhiều nông sản Việt Nam nhất trong các địa phương có biên giới đường bộ với Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch lên đến 5,85 tỷ Nhân dân tệ, tăng 86,4% so với 2021, chiếm 14,5% tổng số nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, các cửa khẩu của tỉnh Quảng Tây đã nhập khẩu đến 2,49 tỷ Nhân dân tệ các nông sản của Việt Nam, tăng 44,7% so với cùng kỳ 2022, chiếm 19,7% tổng số nông sản nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Yêu cô em họ ở Mỹ có phạm luật?
- ·Công ty CK Tràng An vi phạm về hoạt động môi giới và dịch vụ khách hàng
- ·Từ nay đến cuối năm Việt Nam sẽ hứng chịu bao nhiêu cơn bão?
- ·Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
- ·CABINETMASTER Giải Đáp: Xưởng gỗ công nghiệp cần những dòng máy nào?
- ·Giảm tần suất kê khai thuế: Doanh nghiệp mong chờ
- ·Đường bộ thiệt hại gần 244 tỷ đồng do bão lũ
- ·Chứng khoán "lao dốc", doanh nghiệp vẫn "lên sàn"
- ·Giá xăng tăng trở lại, mặt hàng RON95
- ·Chàng trai Việt may mắn vì 'tên vận vào người', đi đâu cũng được mọi người chú ý
- ·Cạn nước mắt vì thương đàn con bệnh tật
- ·HLV trưởng người Nhật thôi việc ở CLB Hà Nội
- ·Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn
- ·Quảng Ninh quy định tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến tham nhũng
- ·Sốc vì chồng trăng hoa ngay sau đám cưới
- ·Điểm chuẩn cao kỷ lục, “mưa" tiêu chí phụ vẫn khó phân loại thí sinh
- ·9 giải pháp đạt mức xếp hàng tín nhiệm tối thiểu Baa3 vào năm 2020
- ·Cựu CEO Habubank làm Phó Tổng giám đốc SHB
- ·Thủ tướng: 'Việt Nam không chọn bên, mà chọn công lý, lẽ phải'
- ·Gõ cửa thăm nhà tập 204: Bạn trai gắn bó 14 năm phản bội, cô gái bỏ phố về rừng