【xem kèo bóng đá anh】Doanh nghiệp logistics bị hạn chế “sân chơi" cả chiều mua và bán
Giải pháp mới cho vấn đề chi phí logistics của doanh nghiệp | |
Úc hỗ trợ Việt Nam dự án giáo dục nghề nghiệp ngành logistics trị giá 13,ệplogisticsbịhạnchếsânchơiquotcảchiềumuavàbáxem kèo bóng đá anh8 triệu AUD | |
Doanh nghiệp logistics tăng chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp |
Toàn cảnh hội thảo |
Theo Bộ Công Thương, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,25 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 668,5 tỷ USD năm 2021.
Phát biểu tại Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics" ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, kết quả tích cực nêu trên không thể không kể đến đóng góp của ngành dịch vụ logistics.
Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics.
Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, dù gặp nhiều khó khăn song các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã thích nghi và cơ bản vẫn duy trì được chuỗi cung ứng.
Báo cáo chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố cho thấy, năm 2021, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 quốc gia đứng đầu.
Dù có bước phát triển mạnh mẽ thời gian qua nhưng ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ: ngành logistics vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Một trong những hạn chế lớn là doanh nghiệp logistics vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng của ngành.
Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.
“Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về “sân chơi”, lãnh đạo Bộ Công Thương nói.
Từ góc độ doanh nghiệp, bà Phạm Thị Lan Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Vinafco nhìn nhận: thị trường logistics Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng rất phân tán. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số, hiện 90% doanh nghiệp đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng.
Hiện số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (3PL, 4PL) tại Việt Nam còn hạn chế. Tỷ trọng các doanh nghiệp 3PL, 4PL mới chỉ chiếm 16% tổng số doanh nghiệp trong ngành logistics. Tuy nhiên, “miếng bánh” này lại nằm chủ yếu trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Bà Lê Thị Ngọc Diệp, Trưởng bộ phận Thương mại, Công ty SLP Việt Nam cho rằng, hạn chế cho sự phát triển của logistics chính là Việt Nam có chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhất là so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics ở Việt Nam dao động từ 20,9-25% GDP.
Thời gian tới, bà Phạm Thị Lan Hương kiến nghị, Việt Nam cần đầu tư, phát triển quy hoạch, có trung tâm đầu nối vận chuyển. Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có chương trình về giải pháp công nghệ cho ngành logistics; tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành một cách lành mạnh.
Bà Lê Thị Ngọc Diệp cũng đề xuất, Việt Nam cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào ngành logistics để nâng cao hiệu quả, tối ưu năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp; kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị phát triển và vận hành logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động như đơn vị sản xuất, kho vận, vận chuyển; khuyến khích đầu tư vào thị trường logistics Việt Nam...
Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chống ‘giặc’ nCoV: Những ai phải cách ly tại nhà?
- ·“Nóng” chất lượng vật tư nông nghiệp
- ·Ðường mới sửa lại hư
- ·Thu nhập khá từ nuôi heo rừng
- ·Lao động Việt bị sát hại tại Hàn Quốc: Bị bắt cóc, đòi 200 triệu tiền ‘chuộc’
- ·Bình Long diễn tập, thực tập phương án chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn
- ·Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường
- ·Bình Phước không bán vé trận gặp Hà Nội
- ·Cần bình ổn giá thịt lợn từ nay đến Tết Nguyên đán
- ·[Infographics] Quy trình rút tiền bằng CCCD gắn chip tại các máy ATM
- ·Thủ tướng chủ trì họp Tiểu ban KT
- ·Tuổi trẻ Bình Phước vì nụ cười ngày mai
- ·Vụ 40 người bơi vượt biên vào Việt Nam: Thấy thi thể 1 người mất tích
- ·Kết nối những trái tim
- ·Phòng chống virus corona: Hủy toàn bộ các chuyến bay giữa Việt Nam – Trung Quốc
- ·Biến chứng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
- ·Suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ
- ·Hạt kiểm lâm Đồng Phú tiếp nhận 1 cá thể cu li nguy cấp, quý hiếm
- ·Nông sản Việt phải tuân thủ truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt khi vào thị trường EU
- ·Phụ nữ Lộc Ninh chung tay xây dựng môi trường sống xanh