会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so monaco】Chủ tịch Hội luật quốc tế Việt Nam phản biện giáo sư Trung Quốc về Biển Đông!

【ti so monaco】Chủ tịch Hội luật quốc tế Việt Nam phản biện giáo sư Trung Quốc về Biển Đông

时间:2024-12-23 21:34:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:135次

Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) Nguyễn Bá Sơn gửi thư trao đổi lại với Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc (CSIL) - GS Hoàng Tiến. 

Ông Sơn nêu rõ: “Trong thư trả lời,ủtịchHộiluậtquốctếViệtNamphảnbiệngiáosưTrungQuốcvềBiểnĐôti so monaco GS phê phán tôi 'lảng tránh' đề cập đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và cho rằng vấn đề đó 'phải được giải quyết trước tiên'. Đây là một sự hiểu lầm hoàn toàn”. 

{ keywords}
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam Nguyễn Bá Sơn

Chủ quyền không thể tranh cãi

Chủ tịch VSIL nhấn mạnh:

Vấn đề chủ quyền đối với quần đảo này không hề có sự liên quan gì, cả về pháp lý hay địa lý đối với khu vực biển nơi Trung Quốc có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. 

Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được Chính phủ Việt Nam khẳng định nhiều lần. Khẳng định này dựa trên những chứng cứ lịch sử - pháp lý vững chắc như được trình bày trong các sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xuất bản trong các năm 1975, 1979, 1981 và 1988. 

Chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được nhiều luật gia, sử gia quốc tế phân tích và công nhận.

Ví dụ cuốn sách “Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands” của GS Luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp năm 1986 (bản dịch tiếng Anh năm 2000), hay cuốn sách “The South China Sea. The Struggle for Power in Asia” của tác giả người Anh Bill Hayton xuất bản năm 2014.

Từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã thực thi chủ quyền của Việt Nam thông qua việc cử các đội Hoàng Sa - Bắc Hải ra khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cử các đội hải quân ra về bản đồ, cắm cột mốc chủ quyền trên hai quần đảo này...

{ keywords}
 

Trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân thống trị, nước Pháp thay mặt cho Việt Nam quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản và quản lý hai quần đảo này từ nước Pháp theo quy định của Geneva năm 1954.

Việc tiếp quản quần đảo Trường Sa vào Mùa Xuân 1975 và những hoạt động bình thường của Việt Nam trong khu vực quần đảo Trường Sa sau khi đất nước đã hòa bình, thống nhất là hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế và không có một quốc gia nào phản đối, kể cả Trung Quốc. 

Ngược lại, vào các năm 1974 và 1988, với những hành động bị luật quốc tế nghiêm cấm, phía Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo và thực thể (đảo đá, bãi cạn) trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Việc Trung Quốc chiếm đóng, rồi từ đó đến nay, từng bước xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn ở quần đảo Trường Sa mới chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng, đe doạ hoà bình và ổn định tại Biển Đông và trong khu vực.

“Chẳng lẽ những hành động bị các quốc gia trên thế giới và Việt Nam lên án đó lại có thể gọi là hợp pháp và tạo thành cơ sở cho phía Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo và rồi sử dụng nó để đòi hỏi một vùng biển rộng lớn chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS)”, ông Nguyễn Bá Sơn nêu trong thư. 

Trung Quốc vi phạm hai nguyên tắc

Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam đồng ý với Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc về việc nhấn mạnh “nguyên tắc chấp thuận” của quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc “đất thống trị biển” để xác định các quyền trên biển của quốc gia. 

Tuy nhiên, ông khẳng định, với việc từ chối tham gia vụ kiện trọng tài Biển Đông với Philippines và tuyên bố không công nhận giá trị ràng buộc từ phán quyết của Tòa Trọng tài, chính phía Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc chấp thuận mà quốc gia với tư cách là thành viên UNCLOS cần tuân thủ. 

Thứ hai, liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc “đất thống trị biển”, Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, trên cơ sở phân tích một cách khách quan và khoa học, đưa ra kết luận rằng không có bất kỳ thực thể luôn nổi nào tại khu vực quần đảo Trường Sa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 121 UNCLOS để có quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của riêng mình.

{ keywords}
Tàu Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Khu vực mà Trung Quốc gọi là “Bãi Vạn An” hoàn toàn chìm dưới mặt nước biển, thuộc thềm lục địa Việt Nam và không liên quan gì đến quần đảo Trường Sa, nơi các thực thể không có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế như Tòa Trọng tài phán xử.

Như vậy, việc tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa không thể dẫn đến việc phát sinh bất kỳ sự chồng lấn nào giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được tính từ bờ biển của Việt Nam. 

“Nói một cách khác, 'nguyên tắc đất thống trị biển' mà GS nêu ra không có 'đất' để áp dụng. Để biến Biển Đông thành 'sự kết nối tất cả các bên' như GS đề xuất, thì mỗi bên khi tiến hành những hoạt động trên biển phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên đối tác khác, trân trọng lịch sử quan hệ hữu nghị mà các bên đã dày công vun đắp và tuyệt đối tuân thủ luật quốc tế”, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam khẳng định. 

Thái An

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Máy tính có thể thành 'cục gạch' nếu kết nối với USB nhiễm virus
  • Giảm từ 30 xuống còn 1 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô
  • Những kháp đấu kịch tính của các “ông trâu” tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024
  • Dự báo thời tiết 5/10/2024: Cuối tuần mưa to cục bộ từ Đà Nẵng vào miền Nam
  • Không làm thủ tục vay tiền qua Timo Bank, khách hàng tự dưng ôm khoản nợ 50 triệu đồng
  • Đóng BHXH chưa đủ 15 năm, không rút “một cục” được hưởng trợ cấp hàng tháng
  • TPHCM trình Thủ tướng giải pháp gỡ vướng tại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
  • Khởi tố vụ án, bắt thêm Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
推荐内容
  • Phải làm gì để nền kinh tế không ‘vỡ trận’
  • Bão số 4 sắp hình thành trên Biển Đông sẽ sớm ảnh hưởng đất liền miền Trung
  • Lộ diện nhóm ‘chị đại’ học đường vụ nữ sinh 15 tuổi bị đánh hội đồng
  • Cận cảnh biệt thự 100 tuổi ở Đồng Nai được định giá gần 5,4 tỷ đồng để 'xóa sổ'
  • Dự án Nhà ở xã hội IEC Residences: Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình
  • 6 tác phẩm đoạt giải 'Lắng nghe người dân hiến kế' lần 5 của báo Người Lao Động