【nhận định tỷ số bóng đá】Doanh nghiệp liên kết để kinh doanh
Điểm sáng của DN du lịch
Một điểm sáng trong sự liên kết giữa DN mang lại lợi ích kinh doanh trong năm 2011 vừa qua là các DN trong ngành du lịch. Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, trưởng nhóm nghiên cứu, một trong những đặc trưng trong xu hướng liên kết của các DN du lịch trong năm 2011 là sự liên kết giữa DN nhỏ và DN lớn. Đặc điểm chung của các DN du lịch Việt Nam là quy mô vừa và nhỏ với tỷ lệ chiếm hơn 75% số DN ngành du lịch. Do hầu hết các DN vừa và nhỏ này không đủ khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường nguồn khách du lịch nên họ phải liên kết với các DN lớn để nhận lại được sự phân phối nguồn khách. Ngoài ra, DN vừa và nhỏ lại có thế mạnh trong việc sử dụng các lao động địa phương nên sự liên kết cũng mang lại lợi ích cho DN lớn trong việc khai thác nguồn nhân lực tại chỗ.
Một đặc trưng khác của DN trong lĩnh vực du lịch còn là sự kết hợp của khu vực tư nhân và Nhà nước để cùng khai thác tiềm năng trong ngành. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự phối hợp để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, phát huy tiềm năng du lịch ở mỗi địa phương, xây dựng các chương trình du lịch theo các tuyến… Những nỗ lực của DN ngành du lịch trong việc liên kết kinh doanh đã góp phần mang lại những con số khả quan của ngành du lịch trong năm 2011: 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 19% so với 2010, 30 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 7,1% so với năm 2010, tổng thu từ khách du lịch đạt 130 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2010…
Ngoài điểm sáng trong việc liên kết của DN ngành du lịch, những mối liên kết khác của DN trong năm 2011 được Báo cáo nêu ra đều nằm trong vùng thẫm. Đó là sự liên kết giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và DN Việt Nam vẫn còn là một khoảng cách khá lớn giữa nhà cung cấp Việt Nam và nhà lắp ráp FDI. Sự liên kết trong ngành logistics vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu liên kết kinh doanh. Các DN logistics đang phát triển tự phát hơn là có chủ đích, chính điều này làm cho khả năng cung ứng của DN bị hạn chế và chất lượng DN không đồng đều. Không chỉ là những tồn tại trong việc liên kết giữa DN, sự liên kết của DN trong việc liên kết vùng và vai trò của hiệp hội trong liên kết các DN cũng không có điểm nhấn gì hơn so với những báo cáo của các năm trước.
Sức mạnh của “bó đũa”
Với dự báo của Báo cáo thường niên DN 2011, năm 2012 tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn mặc dù trong những ngày gần đây đã có tín hiệu vui về giảm lãi suất. Do đó, bà Phạm Thị Thu Hằng nhận định, vấn đề liên kết cần được DN đặt lên thành một nhiệm vụ quan trọng trong năm 2012, bởi trong khó khăn chỉ có sự lớn mạnh của một “bó đũa” mới thắng được những lực cản từ bên ngoài DN.
Cụ thể, DN cần tham gia và phát triển các bộ phận kinh doanh như thiết kế và công nghệ để tham gia sâu và hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các DN cũng cần tham gia chặt chẽ vào hệ thống các cụm, khu công nghiệp, liên kết theo chuỗi, ngành sản phẩm. Với các DN trong ngành chế biến thực phẩm cần thực hiện tổ chức lại sản xuất theo mô hình liên kết dọc. Ngoài ra các DN cần tăng cường tham gia các hiệp hội DN, chung sức xây dựng các hiệp hội ngành hàng của mình sớm trở thành những trung tấm kết nối.
Để tăng cường năng lực cạnh tranh cho DN, Báo cáo cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước như xây dựng khung thể chế tăng cường liên kết kinh doanh giữa các DN theo vùng, theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị; tiếp tục giãn thuế và xem xét khả năng giảm thuế thu nhập DN đôi với DN hoạt động trong một số lĩnh vực, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, tăng cường công tác dự báo thị trường thế giới và trong nước.
Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2011 với chủ đề “Liên kết kinh doanh” được thực hiện dựa trên sự nghiên cứu các DN thuộc 5 ngành: Sản xuất chế biến thực phẩm; Sản xuất da và các sản phẩm liên quan; Sản xuất xe có động cơ; Dịch vụ vận chuyển và kho bãi; Du lịch. Một số nội dung của Báo cáo: * Năng lực lao động trong DN chưa được cải thiện; Năng lực tài chính có xu hướng giảm, báo động về khả năng thanh toán của DN Nhà nước trong hai ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất xe có động cơ; Năng lực sử dụng vốn có xu hướng giảm (năng lực sử dụng vốn cao nhất trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm, thấp nhất trong ngành du lịch); Năng lực sinh lợi có xu hướng giảm. * Sự phát triển DN năm 2011: 77.548 DN đăng ký thành lập, tổng số vốn trên 513 nghìn tỷ đồng. * Số lượng DN giải thể trong năm 2011: 7.611 DN. |
Song Trân
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Theo dấu băng cướp giật ở TP.HCM, bắt nhiều ổ nhóm tội phạm vùng ven
- ·Gây án giết người vì ‘nóng mắt’ thấy chồng chở nhân tình diễu phố ở Hà Nội
- ·PVN sẽ phải xuất khẩu Ethanol để đảm bảo đầu ra
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Phát triển TKV trở thành Tập đoàn kinh tế vững mạnh
- ·Giả danh cán bộ Sở TN&MT Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ
- ·Tập đoàn Sông Đà chính thức hoạt động theo mô hình Tổng công ty
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Nghi phạm bắn chết 2 người lộ diện, hình ảnh cảnh sát 6 tiếng bao vây
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Nữ nhân viên cửa hàng Viettel ở TP.HCM bị xịt hơi cay cướp tiền
- ·TCT Sông Đà "trần tình" về số tiền 10.676 tỷ đồng
- ·Doanh nghiệp học cách tự “bơi”
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Ngân hàng Bắc Á khai trương Phòng giao dịch Bà Triệu
- ·Ký bừa, cựu Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến bị truy tố
- ·Nhát dao đâm ngực cha già ở Hà Nội và nước mắt bậc sinh thành
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·TPP sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh