会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng bóng bồ đào nha】Mỹ và Iran cận kề miệng hố chiến tranh: Quân sự có phải giải pháp tối ưu?!

【bảng xếp hạng bóng bồ đào nha】Mỹ và Iran cận kề miệng hố chiến tranh: Quân sự có phải giải pháp tối ưu?

时间:2025-01-09 17:29:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:648次

my va iran can ke mieng ho chien tranh quan su co phai giai phap toi uu

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Getty Images.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran lên cao đỉnh điểm khi ngày 22/7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Iran Hassan Rouhani có những phát ngôn đe dọa lẫn nhau. Giới quan sát lo ngại những lời cảnh báo “lạnh người” của hai nhà lãnh đạo có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa Mỹ và Iran. Tuy nhiên, tấn công quân sự có phải giải pháp tối ưu khi mà hậu quả nó gây ra là không thể đo lường được?

Tại sao Tổng thống Donald Trump gửi cảnh báo “lạnh người” đến Iran?

Trong thông báo viết bằng chữ hoa trên trang Twitter cá nhân hôm 22/7 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã giận dữ tuyên bố nếu Iran đe dọa Mỹ thêm một lần nữa, nước này sẽ “phải gánh chịu hậu quả mà ít người trong lịch sử từng phải trải qua”. Tuyên bố của ông Trump được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani thông báo trước giới ngoại giao rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với "mẹ của các loại chiến tranh" nếu gây hấn với Iran, đồng thời khẳng định Tehran sẽ chiến thắng Washington.

Theo giới quan sát, có 3 nguyên nhân khiến ông Donald Trump đưa ra những lời cảnh báo đanh thép đối với Iran. Cây bút Colin Kahl và Vipin Narang của tờ Bưu điện Washington cho rằng, Tổng thống Trump có lẽ đã nhận ra bài học sai lầm từ thỏa thuận của ông đối với Triều Tiên. Bây giờ ông cho rằng đối thoại một cách cứng rắn sẽ giúp giảm căng thẳng và khiến đối phương làm những điều Mỹ muốn.

Tuy nhiên, hai nhà phân tích trên cho rằng chính sách này sẽ chỉ gây leo thang căng thẳng, gia tăng sức ép, các biện pháp trả đũa lẫn nhau và mối đe dọa quân sự. Nếu đây là lý do thực sự khiến nhà lãnh đạo Mỹ thể hiện thái độ cứng rắn với Tổng thống Iran Rouhani thì ông sẽ không có được kết quả như mong muốn.

Giả thiết thứ 2 là Tổng thống Donald Trump muốn đánh lạc hướng công chúng và giới truyền thông khỏi cuộc gặp Thượng đỉnh chính thức đầu tiên với Tổng thống Nga Putin hôm 16/7. Trong cuộc họp báo sau hội nghị, Tổng thống Trump đã đứng về phía Tổng thống Putin khi ông Putin bác bỏ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. Ông Trump sau đó đã phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ chính giới Mỹ, trong đó có cả các thành viên Đảng Cộng hòa. Nhiều người cho rằng đây là chính sách ngoại giao tồi tệ nhất của ông Trump trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống. Và như vậy, với việc hướng sự chú ý vào Iran, ông Trump có thể làm tạm lắng “cơn bão chính trị” nổi lên tại nước Mỹ sau cuộc gặp này.

Lý do thứ 3, được phần lớn những người ủng hộ chính sách đối ngoại của ông Trump đưa ra, là thông điệp cứng rắn đối với Iran thực chất là một phần của kế hoạch đàm phán dài hạn. Ông Matthew Kroenig, chuyên gia nghiên cứu Iran tại Hội đồng Atlantic ở Washington cho biết: “Mục tiêu của chính quyền Tổng thống Donald Trump là gia tăng sức ép đối với Iran để buộc nước này phải tái đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân tốt hơn. “Các điều khoản tốt hơn sẽ đòi hỏi nhiều sức ép hơn. Phát ngôn đanh thép trên Twitter của ông Trump cùng các biện pháp trừng phạt cứng rắn đều nằm trong khuôn khổ chiến lược sâu rộng này”.

Điều gì xảy ra nếu Mỹ tung đòn quân sự đối với Iran?

Bất chấp các giả thiết nêu trên, dư luận vẫn lo ngại những lời đe dọa giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Rouhani có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran. Cần phải nhắc lại rằng, phát động một cuộc chiến đối với Iran là ý tưởng từng nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật bảo thủ tại Mỹ và thậm chí cả các thành viên trong nội các của ông Trump.

Trước khi phục vụ cho chính quyền ông Trump, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã công khai kêu gọi tiến hành không kích vào cơ sở hạt nhân của Iran. Trong bài viết đăng tải trên tờ New York Times 2015, ông John Bolton cho biết: “Mỹ không cần thực hiện một cuộc tấn công phá hủy mọi cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Chỉ cần phá vỡ các liên kết chủ chốt trong chu trình nhiên liệu hạt nhân cũng đủ để khiến Iran từ bỏ chương trình hạt nhân”.

Nhìn chung, những người ủng hộ chiến dịch quân sự chống lại Iran đã đề xuất tiến hành chiến dịch không kích giới hạn, nhằm vào “trung khu đầu não” của chương trình hạt nhân Iran. Các mục tiêu chính đề cập đến trong đề xuất là các cơ sở hạt nhân tại Fordow, Natanz và Arak. Tại những cơ sở này, Iran đã giảm hoặc dừng toàn bộ hoạt động hạt nhân, theo thỏa thuận với nhóm P5+1. Tuy nhiên, một khi Iran tái khởi động chương trình hạt nhân, các cơ sở đó tất yếu sẽ hoạt động trở lại và thành mục tiêu đầu tiên trong cuộc tấn công của Mỹ.

Theo giới phân tích, không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran chỉ tạm thời làm gián đoạn chương trình hạt nhân, còn để phá hủy hoàn toàn năng lực hạt nhân của nước này đòi hỏi một chiến dịch quân sự quy mô lớn. Trước hết, Mỹ phải phá hủy hệ thống phòng không của Iran, gồm máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không, để đảm bảo không kích chính xác mục tiêu và ngăn cản Iran thực hiện hành động đáp trả gây thiệt hại nghiêm trọng cho phía Mỹ. Ông Robert Farley, chuyên gia tại Đại học Kentucky cho rằng: “Mỹ phải huy động máy bay ném bom tầm xa, máy bay không người lái, tàu sân bay, tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm”.

Hơn nữa, các cuộc không kích cần phải nhắm vào một loạt mục tiêu rộng lớn hơn, chứ không chỉ giới hạn ở những cơ sở sản xuất hạt nhân của Iran. Chuyên gia Robert Reardon, thuộc tập đoàn RAND cho rằng vấn đề thực sự là các nhà máy sản xuất máy li tâm của nước này. Hiện vẫn chưa rõ Iran có bao nhiêu nhà máy sản xuất máy li tâm.

“Địa điểm của các nhà máy này đã được xác định, hoặc đã từng được biết đến trong quá khứ. Chúng có quy mô rất nhỏ, dễ qua mắt vệ tinh do thám và nằm ở những khu vực đông dân cư. Thất bại trong việc phá hủy các nhà máy này sẽ cho phép Iran khôi phục chương trình làm giàu hạt nhân”, ông nói.

Nếu đợt tấn công đầu tiên thất bại, Mỹ chắc chắn sẽ phải tiến hành các đợt tấn công tiếp theo. Trong báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), hai nhà phân tích quốc phòng Anthony Cordesman và Abdullah Touka nêu rõ: “Để phá hủy hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran, Mỹ phải thực hiện một chiến dịch quân sự bền vững trong thời gian dài, kết hợp giữa tấn công và đánh giá thiệt hại trên chiến trường”.

Tuy nhiên, hai tác giả trên đều nhấn mạnh, Mỹ sẽ khó đạt được mục tiêu nếu chỉ đơn thuần thực hiện chiến dịch không kích. Cùng chung quan điểm này, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Wilson nhận định, ngay cả khi chiến dịch không kích được tiến hành “gần như hoàn hảo” thì cũng chỉ khiến Iran tạm dừng việc nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân trong vòng 4 năm. “Để ngăn chặn hoàn toàn Iran sở hữu bom hạt nhân, Mỹ phải kết hợp các chiến dịch tấn công trên không và trên biển trong thời gian dài, có thể mất đến vài năm”.

Về phía Iran, nước này có thể đáp trả bằng cách tấn công cơ sở dầu mỏ hoặc phong tỏa Eo biển Hormuz – một tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng trong khu vực. Theo các tác giả Cordesman và Toukan: “Iran có thể sử dụng mìn, tàu ngầm, máy bay không người lái, tên lửa chống tàu hoặc các đơn vị tác chiến ở bất cứ nơi nào trong vùng Vịnh để ngăn chặn việc xuất khẩu dầu. Bất cứ sự gián đọan lớn nào trong hoạt động cung cấp dầu mỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Châu Á, tác động đến giá dầu thế giới. Điều này có thể dẫn đến tâm lý khủng hoảng và gia tăng động thái đầu cơ, tích trữ dầu mỏ trên toàn cầu”.

Bên cạnh đó, các lực lượng ủng hộ Iran có thể tấn công quân đội Mỹ đồn trú tại Iraq. Mỹ có nhiều nhân lực và khí tài trên khắp khu vực Trung Đông trong khi Iran cũng có nhiều đồng minh trong khu vực. Rất khó để tưởng tượng các đồng minh của Iran sẽ “khoanh tay đứng nhìn” trong trường hợp Iran bị Mỹ tấn công.

Một cuộc chiến tranh kéo dài như vậy, sẽ gây ra thảm kịch nghiêm trọng, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, làm khu vực Trung Đông càng thêm bất ổn, gây leo thang xung đột và gia tăng mâu thuẫn trong khu vực, làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu mỏ, ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu.

Vai trò của thỏa thuận hạt nhân 2015

Trước khi đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, nhiều nước Châu Âu và Châu Á đã ủng hộ chiến lược của Mỹ, tăng cường cô lập và trừng phạt Iran để buộc nước này ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, những nước này dường như không còn “mặn mà” với chính sách tái áp đặt trừng phạt để mong đạt được “một thỏa thuận tốt hơn”.

Trong bối cảnh đó, nếu Mỹ tấn công Iran, cộng đồng quốc tế sẽ có phản ứng gay gắt và từ bỏ sự ủng hộ đối với việc trừng phạt hay cô lập Iran, khiến Iran có một vị thế ngoại giao lớn hơn. Như vậy mục tiêu của Mỹ ngăn chặn hoài bão hạt nhân của Iran sẽ khó đạt được.

Ông Colin Kahl, chuyên gia tại Đại học Georgetown cho rằng: “Trong khi không có bằng chứng rõ ràng về việc Iran đang phát triển bom hạt nhân, cuộc tấn công của Mỹ sẽ có nguy cơ làm tan vỡ sự đồng thuận quốc tế, khiến các thanh sát viên gặp khó khăn hơn trong việc tìm hiểu và ngăn chặn nỗ lực phát triển chương trình hạt nhân của Iran”.

Tấn công Iran không phải là chiến dịch chóng vánh được thực hiện trong “ngày một ngày hai” như Thượng Nghị sỹ Mỹ Tom Cotton từng nói. Mỹ sẽ không thể chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran nếu không thực hiện một cuộc chiến lâu dài. Và điều đó chắc chắn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với Mỹ cũng như đồng minh của nước này. Xét đến những nguy cơ kể trên, thì đối thoại vẫn là con đường Mỹ nên lựa chọn để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran.

Tính đến thời điểm hiện tại, thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn đang được duy trì bất chấp sự vắng mặt của Mỹ. Giới phân tích cho rằng thỏa thuận này đang hoạt động rất tốt và góp phần kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran. Với những điều khoản nghiêm ngặt trong thỏa thuận, sẽ rất khó cho Iran qua mặt các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Và như vậy, chừng nào thỏa thuận hạt nhân Iran còn được duy trì thì chừng đó sẽ có ít nguy cơ Iran trở thành một mối đe dọa hạt nhân trên toàn cầu.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • 'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
  • Dân Mỹ cho rằng 10 năm nữa xe tự lái mới đủ an toàn
  • Sedan hạng D tháng 3 vẫn hút khách bất chấp dịch Covid
  • 5 năm nhập khẩu hơn nửa triệu ô tô, năm 2019 lập kỷ lục
  • Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
  • Tài xế không quan sát, ô tô va vào nhau khi rời bãi đỗ
  • Cận cảnh dàn siêu xe, xe độ hội tụ tại Sài Gòn
  • Ngắm siêu xe Lamborghini Aventador LP700
推荐内容
  • Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
  • Ôtô lộn nhiều vòng vẫn bỏ chạy khi bị cảnh sát truy đuổi
  • Land Rover Defender 2020 góp mặt trong phim James Bond
  • Thương hiệu xe LADA chia tay thị trường châu Âu
  • Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
  • Ông trùm biển số đẹp tậu Kia Morning mới, trúng biển ngũ quý 7