【kết quả trận twente】Thủ tướng yêu cầu có kế hoạch tổng thể để ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu
Đây được xem là “hội nghị Diên Hồng” cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm huy động sự hỗ trợ Chính phủ và các địa phương ĐBSCL xác định các nhóm giải pháp chiến lược về chuyển đổi có quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ĐBSCL với tầm nhìn đến năm 2100.
Hội nghị sẽ do Thủ tướng chủ trì, dự kiến diễn ra 2 ngày, 26-27/9 tại Cần Thơ.
Bên cạnh phiên toàn thể, hội nghị sẽ có các phiên thảo luận chuyên đề như tổng quan về thách thức, cơ hội, giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL; quy hoạch tích hợp, phát triển hạ tầng và cơ chế điều phối vùng; chuyển đổi sinh kế bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai, chống sụt lún, sạt lở; nhu cầu phát triển và nguồn lực.
Hội nghị dự kiến có khoảng 500 đại biểu tham dự, trong đó sẽ mời các chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện các tổ chức, đối tác phát triển, doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển ĐBSCL.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng nêu rõ, đây là hội nghị quan trọng để bàn một cách có hệ thống toàn vùng trong việc chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Thủ tướng yêu cầu công tác chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận để nâng cao hiệu quả của hội nghị, trong đó có việc đổi mới tư duy phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu, phải là tiếng nói khách quan, có cơ sở khoa học trong vấn đề chuyển đổi cũng như các giải pháp tổng thể và cụ thể.
Phải có phương án dễ hiểu, dễ vận dụng, có tính chất toàn vùng, liên vùng, không để riêng rẽ, bị động. Áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào quản lý trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn.
Thủ tướng đặt yêu cầu về tìm nguồn lực, cơ chế tài chính phù hợp để hỗ trợ phát triển ĐBSCL; có biện pháp, giải pháp trước mắt và lâu dài để bảo đảm cuộc sống bình yên của người dân ĐBSCL.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Văn phòng Chính phủ, UBND TP. Cần Thơ và các bộ, ngành liên quan có đề án, kịch bản cụ thể để làm sao hội nghị đạt kết quả tốt nhất.
Sau hội nghị, cần soạn thảo nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu để trình Chính phủ xem xét, thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2017.
Theo các báo cáo tại cuộc làm việc, ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, nơi trú ngụ của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam. Vùng đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước.
Tuy nhiên, thời gian qua, vùng chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với những biểu hiện, tác động hiện hữu, cực đoan về hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún…
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:La liga)
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV
- ·Nước khoáng Vital – món quà quý cho gia đình!
- ·Khai mạc hội thi “Tiếng hát người lao động” tỉnh Bình Dương năm 2024
- ·Apparatus restructuring difficult but essential: PM
- ·Tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xử lý nghiêm vi phạm khi xảy ra ngộ độc
- ·Hội thi “Tiếng hát người lao động” Bình Dương năm 2024 sẽ diễn ra vào giữa tháng 8
- ·Nhà đẹp cho đời thêm đẹp
- ·Phường Lái Thiêu, TP.Thuận An: Quyết tâm, đồng lòng xây dựng nếp sống văn hóa
- ·Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Mong mỏi chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam
- ·Đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông
- ·Bình Dương có thêm Cây di sản Việt Nam
- ·Nhiều nhà...!
- ·Nghèo thì lâu, giàu mấy chốc!
- ·Giá xăng có thể tiếp tục giảm
- ·Sôi nổi phong trào dân vũ
- ·Sôi nổi phong trào dân vũ
- ·Phối hợp thực hiện tốt hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn
- ·Giá heo hơi hôm nay 29/3: Èo uột ở khắp mọi nơi
- ·Níu... tình!