【nhận định góc】Cò đất: từ pr đến lừa khách
Bất kể là dịp nào trong năm,òđấttừprđếnlừakhánhận định góc những cách thức quảng cáo bất động sản sôi động và tấp nập. Các sàn giao dịch, các chủ đầu tư và cả những “cò” đất tận dụng mọi hình thức, kể cả những chiêu trò để thu hút khách hàng.
“Chiêu trò” giá rẻ - lập lờ con đỏ con đen
Không khó để bắt gặp những tấm banner, băng rôn được treo đầy các con phố, trên các cành cây, cột điện với những lời lẽ quảng cáo gây sốc như: “ chỉ với 350 triệu sở hữu ngay 1 căn hộ cao cấp” hay “ chỉ với 150 triệu sở hữu ngay 1 căn hộ tiện nghi”. Đặc biệt là những tuyến đường gần với vị trí của các dự án đang được chào bán.
Không khó để bắt gặp những tấm banner như thế này. |
Để gây được sự chú ý của khách hàng, nhiều môi giới bất động sản đã cố tình tung các chiêu thức quảng cáo để dễ gây nhầm lấn, mập mờ thông tin về giá cả căn hộ. Chẳng hạn như: “Chỉ với 150 triệu sở hữu căn hộ chất lượng cao tại KĐT mới Dương Nội – Hà Đông. Cơ hội trúng ngay SH thời thượng, hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ".
Anh Hoài Nam (Hoàng Mai – Hà Nội) hiện đang có nhu cầu mua 1 căn hộ chung cư đã giật mình khi nhìn thấy mức giá rẻ đến bất ngờ đối với 1 căn hộ cao cấp. Nhưng khi liên lạc với số điện thoại đính kèm thì anh thấy thực sự như mình bị lừa. Thực ra, đó là số tiền thanh toán cho đợt một chiếm chưa đến 10 % giá trị căn hộ. Sau khi đóng tiền đợt 1 thì sẽ có trong tay hợp đồng coi như đã sở hữu căn nhà nhưng phải thực hiện đúng những quy định theo điều khoản hợp đồng là đóng tiền đủ và đúng thời gian của những kỳ hạn sau có trong hợp đồng.
Không chỉ riêng anh Nam mà còn rất nhiều người dân có nhu cầu mua nhà ở thực khi đọc được những dòng tít ấn tượng trên các tấm băng rôn, banner đều không khỏi khấp khởi mừng thầm nhưng đến khi tiếp xúc mới biết thông tin không hẳn là như vậy.
Bên cạnh đó là hàng loạt những tin nhắn quảng cáo được gửi tới khách hàng, thậm chí có những quảng cáo còn đến cả vào lúc nửa đêm khiến cho người nhận giật mình thon thót.
Hình thức quảng cáo khiến bao người phải khó chịu |
Theo chị L.C – một nhân viên môi giới có trụ sở tại quận Cầu Giấy cho hay: “thực chất việc sử dụng sim rác để nhắn tin giới thiệu dự án mặc dù biết là gây phiền toái nhưng là cách làm đỡ tốn kém nhất của các nhân viên môi giới. Bởi để được giới thiệu dự án lên trên các trang báo, trang mạng đâu phải là rẻ, đặc biệt là những nhân viên mới. Chi phí mỗi lần quảng cáo lên đến hàng chục triệu đồng”.
Chị C cũng chia sẻ cũng không thiếu những khách hàng gọi điện lại chửi mắng thậm tệ nhưng cũng chẳng biết phải làm thế nào chỉ biết xin lỗi họ mà thôi.
Uy tín có bị ảnh hưởng?
Thực tế kiểu quảng cáo căn hộ giá rẻ như vậy khiến người mua cảm thấy bị lừa nhưng cũng không cãi được với người bán bởi thông tin họ đưa ra cũng không phải là sai mà chỉ là “ chưa đầy đủ thông tin”. Ví dụ như mua 1 căn hộ cao cấp giá 3,4 tỷ đồng chỉ cần thanh toán trước 30% giá trị là đã có thể sở hữu 1 căn nhà trên giấy. Đó là lý do tại sao chỉ từ 1 tỷ 20 triệu đã có thể sở hữu 1 căn hộ cao cấp . Có điều mục “thanh toán đợt 1” lại không được thêm vào trên tờ quảng cáo.
Theo như tìm hiểu thì mỗi nhân viên kinh doanh đều bị áp doanh thu và với mỗi một vị trí thì nhân viên kinh doanh lại bị áp một điều kiện khác nhau như doanh số bán hàng, số lượng khách mời lên tư vấn, xem sản phẩm. Từ đó có thể các môi giới viên này tạo ra những mẹo quảng cáo mập mờ, kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó” như vậy.
“Quy định của Luật Kinh doanh BĐS nói riêng cũng như luật đầu tư nói chung, là phải công bố công khai, minh bạch thông tin là rất chính xác. Vấn đề đặt ra ở đây là đánh vào thị hiếu người tiêu dùng, hay nói cách khác là sự nhẹ dạ của người tiêu dùng để bán được hàng, tức là trên cơ sở trục lợi” – Tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến – Phó Trưởng khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh.
Có thể nói, chưa bao giờ mật độ quảng cáo BĐS của giới môi giới lại khủng khiếp đến như vậy. Thiết nghĩ về lâu dài, những quảng cáo che đậy thông tin quan trọng, dễ gây hiểu lầm, gây ra sự bức xúc từ chính khách hàng thì chính doanh nghiệp BĐS sẽ là đối tượng chịu thiệt thòi về uy tín. Và lúc đó, tự các doanh nghiệp kinh doanh nhà đất sẽ điều chỉnh thông tin và tự khách hàng sẽ đưa ra nhận định.
Minh Cường
Bất động sản nở rộ chiêu trò chụp giật bất chấp tất cả(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Giải U19 Quốc tế 2019, Việt Nam
- ·Nghệ An tích cực kêu gọi vốn đầu tư từ Nhật Bản
- ·VFF bị phạt gần 1 tỷ đồng vì CĐV đốt pháo sáng ở vòng loại U23 châu Á
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Ra quân xây dựng cầu Cửa Hội nối sông Lam
- ·Thu hút và sử dụng dòng vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2030: Lỡ cơ hội nếu khống chế mức trần
- ·VEC ban hành bổ sung mức phí đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại nút giao IC11
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·FDI từ Mỹ: Cơ hội và thách thức
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·SEA Games 30: U22 Việt Nam bị xếp vào nhóm yếu nhất giải
- ·Hà Tĩnh dùng ngân sách địa phương bổ sung 7 dự án đầu tư công
- ·TP HCM đầu tư gần 500 tỷ đồng xây 6 hồ điều tiết ngầm khổng lồ
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Chỉnh cơ chế PPP để đón dòng vốn nước ngoài
- ·Bế mạc giải bóng đá nhi đồng các điểm bóng đá năng khiếu cơ sở
- ·Chủ tịch An Giang: Đầu tư vào An Giang là quyết định đầu tư đúng đắn
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Dự án cao tốc Bến Lức