【bang sep hang tbn】Lựa chọn hợp lý từ những ngành tuyển bổ sung
Cán bộ ĐH Huế chuẩn bị giấy báo trúng tuyển đợt 1 để gửi về cho thí sinh
Nhiều ngành cơ bản đủ chỉ tiêu
Những ngày qua,ựachọnhợplýtừnhữngngànhtuyểnbổbang sep hang tbn công tác tiếp nhận hồ sơ thí sinh xác nhận nhập học và nhập học được triển khai khá khẩn trương. Tại Trường ĐH Khoa học, TS. Trần Thanh Lương, Trưởng phòng Đào tạo ĐH và Công tác sinh viên cho biết, đến ngày 24/9, đã có 1.053 thí sinh xác nhận nhập học online trong tổng số 1.360 chỉ tiêu toàn trường. Con số này tại Trường ĐH Ngoại ngữ là khoảng hơn 2.090 thí sinh. “Phương thức xét học bạ đã có 639 thí sinh nhập học. Riêng phương thức xét điểm thi đến tối 24/9 có 1.453 thí sinh làm thủ tục xác nhận nhập học và khai báo hồ sơ nhập học trực tuyến. Số liệu còn biến động bởi thí sinh đang nhập học”, ThS. Phan Thanh Tiến, phụ trách công tác tuyển sinh ĐH, Trường ĐH Ngoại ngữ chia sẻ.
TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế cho biết, qua đợt đầu tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 và các phương thức khác (xét học bạ, tuyển thẳng, xét tuyển theo phương thức riêng của các đơn vị đào tạo…), ĐH Huế thu hút khoảng hơn 90% thí sinh xác nhận nhập học trên tổng số khoảng 14.000 chỉ tiêu.
Theo đại diện ĐH Huế, phải chờ thí sinh nhập học chính thức mới thống kê dữ liệu cụ thể, song qua rà soát, nhiều ngành, nhóm ngành tại các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐH Huế có số thí sinh cơ bản đáp ứng chỉ tiêu, điển hình như nhiều ngành về kinh tế, ngoại ngữ; một số ngành của Trường ĐH Nông Lâm như quản lý đất đai, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi…; các ngành của sư phạm như giáo dục tiểu học, sư phạm toán học… hay các ngành của Trường ĐH Y - Dược, ngoại trừ ngành y tế công cộng.
Tư vấn cho thí sinh liên quan đến thủ tục nhập học
Bên cạnh các ngành đáp ứng chỉ tiêu, vẫn còn nhiều ngành cần tuyển bổ sung. Hội đồng Tuyển sinh ĐH Huế đã thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) bổ sung đợt 1 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với 1.822 chỉ tiêu của 83 ngành nhiều đơn vị đào tạo.
Trong đợt tuyển bổ sung, một số đơn vị đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh thấp và chỉ tuyển bổ sung ít ngành. Đơn cử, Trường ĐH Y – Dược chỉ tuyển bổ sung 1 ngành y tế công cộng với 30 chỉ tiêu; Trường ĐH Ngoại ngữ tuyển thêm 180 chỉ tiêu của 5 ngành; hay 10 ngành cần tuyển bổ sung tại Trường ĐH Kinh tế nhưng chỉ có 80 chỉ tiêu. “Nhằm đáp ứng lượng thí sinh so với tổng chỉ tiêu ban đầu, nhiều ngành chỉ tuyển thêm 5 – 10 chỉ tiêu. Điển hình, ngành kinh tế nông nghiệp hay hệ thống thông tin quản lý (chuyên ngành tin học kinh tế) cũng chỉ tuyển thêm 5 chỉ tiêu mỗi ngành”, đại diện Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế cho hay.
Đợt bổ sung có nhiều điểm cần lưu ý
Nhiều thí sinh đánh mất cơ hội trong đợt tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 1 và đặt hy vọng vào đợt xét tuyển bổ sung, tuy nhiên sau đợt 1, không phải ngành nào cũng tuyển bổ sung và đợt xét tuyển lần này cũng có nhiều điểm thí sinh cần lưu ý.
Theo đại diện các trường, đối với đợt xét tuyển bổ sung, điểm chuẩn tối thiểu phải bằng điểm chuẩn đợt trước nên khi thông báo tuyển sinh đợt sau, các trường sẽ đặt điểm sàn (điểm nhận hồ sơ xét tuyển) bằng điểm chuẩn đợt trước để các thí sinh có kết quả điểm thấp hơn không nộp hồ sơ, tránh trường hợp bỏ công sức để nộp mà chắc chắn không trúng tuyển.
Trước bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ĐH Huế áp dụng hai hình thức ĐKXT. Ngoài hình thức ĐKXT trực tiếp (thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT bằng cách gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về Ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế), thí sinh có thể ĐKXT xét tuyển trực tuyến theo hướng dẫn của ĐH Huế và sau khi trúng tuyển, thí sinh sẽ nộp bản chính các hồ sơ liên quan khi làm thủ tục nhập học tại trường. “Thời gian nộp hồ sơ phải trước 17 giờ ngày 5/10. Sau đó, dự kiến ĐH Huế sẽ công bố kết quả xét tuyển trước 17h00 ngày 7/10”, đại diện Hội đồng Tuyển sinh ĐH Huế cho biết.
Theo đại diện các đơn vị đào tạo, trên thực tế, vẫn có tình trạng thí sinh và gia đình chưa tìm hiểu sâu về các ngành ít thí sinh, tập trung vào các ngành cao điểm và mất đi cơ hội trúng tuyển. ThS. Phan Thanh Tiến nêu ví dụ: “Chẳng hạn ngành ngôn ngữ Nga, toàn bộ sinh viên ra trường có việc làm ngay với lương tốt tại nhiều doanh nghiệp khu vực ở Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng tuyển sinh ít thí sinh, do thí sinh chưa tìm hiểu sâu”.
Càng về sau các đợt tuyển sinh, cơ hội trúng tuyển ngành yêu thích càng ít hơn. Các chuyên gia cho rằng, sau khi đánh mất cơ hội ở đợt 1, thí sinh phải nghiên cứu thật kỹ dựa trên sở thích và năng lực, cơ hội trúng tuyển. Điều quan trọng không kém là phải tìm hiểu kỹ thông tin các ngành nghề.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về bảo vệ môi trường
- ·Giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai 2023: U11 Biên Hòa bảo vệ thành công ngôi vương
- ·“Vì sao tôi chọn “Gương sáng Pháp luật” để tâm sự chuyện đời mình?”
- ·Đề xuất điều chỉnh quy mô đầu tư cao tốc Gia Nghĩa
- ·Cần biện pháp căn cơ, ứng dụng khoa học công nghệ dự báo để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai
- ·Lâm Đồng kêu gọi đầu tư 4 dự án động lực, “kích cầu” phát triển kinh tế
- ·Sổ hộ khẩu sẽ bị khai tử vào cuối năm 2022
- ·Các chính sách pháp luật mới có hiệu lực từ đầu tháng 1/11/2021
- ·Đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- ·Nền tảng để tăng tốc giải ngân
- ·Thu hồi giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam đối với vaccine ''5 trong 1
- ·Nước mắt người ở lại
- ·Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của nhiều địa phương
- ·Thêm nhà thầu cao tốc Mỹ Thuận
- ·Các chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2023
- ·Ngành thuế sẽ quản lý thu đối với kinh doanh lan đột biến
- ·Thắng dễ U23 Malaysia 4
- ·Quy định cụ thể về mức hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do Covid
- ·Lưu ý một số thông tin về phòng vệ thương mại từ thị trường Việt Nam
- ·Tăng tốc để “về đích” giải ngân vốn đầu tư công