会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo brisbane】Giá trị đồng quê!

【soi kèo brisbane】Giá trị đồng quê

时间:2024-12-23 19:04:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:275次

Báo Cà Mau(CMO) Ðứa em tôi đang sống trong tâm dịch TP Hồ Chí Minh đăng trên Facebook hình ảnh bữa cơm kèm dòng trạng thái: “Khổ qua tây Ðầm Dơi xào tôm ngã ba Xóm Ruộng thuộc xứ Ðầm. Ăn kèm cá khô Cà Mau, nhớ quê quẹt nước mắt…”.

Mấy ngày đầu, khi TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16, em ấy đã phải thảng thốt kêu lên trên mạng xã hội: “Ði khắp chợ, siêu thị, tạp hoá, chợ chồm hổm... mà không mua nổi một bó rau, một cọng hành”. Thế là dưới quê nhà, ba mẹ em tức tốc gởi cua, tôm, cá, rau, củ... đủ loại để viện trợ cho con gái. Ước muốn của em giờ chỉ quẩn quanh việc làm sao được trở về với đồng quê, với những gì máu thịt, thân thương nhất của đời mình.

Ngóng về quê nhà, muốn được trở về quê nhà là tâm trạng của hơn 30.000 người Cà Mau xa xứ mưu sinh, đa phần là lao động tự do trong cơn đại dịch Covid-19 bùng phát. Lý do thì chỉ có một, người xa quê muốn trở về nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn để mà nương náu, tìm chỗ dựa trong lúc nguy nan. Không đâu hơn quê nhà, không chỗ nào bằng nhà mình, giờ thì những người xa quê đã rất thấm thía điều giản dị ấy. Và nữa, quê hương Cà Mau vẫn là vùng xanh khá an toàn trước đại dịch.

Ðến lúc này, những người cực đoan lên tiếng. Lý lẽ của họ rằng, trong dòng người quyết chí đổ xô đi kiếm tìm cơ hội đổi đời ở nơi khác, có không ít người đã quay lại chê bai, rẻ rúng chính quê hương mình. Nhiều người dứt khoát nói rằng phải ở chỗ khác mới có cơ may phát triển, còn ở quê thì vẫn mãi nghèo khó. Ðể rồi khi dịch giã bùng lên, hết phương cầm cự, chính những người muốn chối bỏ quê hương quyết liệt nhất lại là những người tha thiết nhất, khẩn cầu nhất để được trở về quê nhà. Ðời đâu có cái lý nào như thế ấy!

Khoan hãy bàn chuyện đúng sai. Bởi trong cơn hoạn nạn lần này, dịch Covid-19 không chỉ là chuyện âm tính, dương tính, số ca bệnh, mà dịch bệnh còn là thuốc thử để thấu tỏ lòng người. Chuyện một anh thợ hồ lội bộ 4 ngày từ Bình Phước về Cà Mau đã lấy nước mắt của không ít người. Vậy thì khắt khe, bắt bẻ làm gì với những người Cà Mau tha hương đang khốn cùng vì dịch bệnh? Và chắc rằng, những người cực đoan chỉ là một phần rất nhỏ thôi, còn tấm lòng quê hương Cà Mau lúc nào mà không bao dung, nhân hậu. Cũng có thể, họ nói cho đã nư, bõ tức đó, để rồi lại chính là những người hăng hái nhất thể hiện tình nghĩa đồng hương. Chuyện bao đời qua ở quê mình vẫn thế...

Má tôi ở quê chống dịch khá nhàn nhã. Những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 không làm thay đổi nhiều nếp sống của má. Cá, tôm có sẵn dưới vuông, rau sau vườn, nhà một mình, miễn tiếp khách. Những thứ thiết yếu khác thì có tiệm tạp hoá đến giao hàng tận nơi. Hàng hoá đem tới để ở đầu ngõ, tiền bạc để đó tính sau vì là mối quen lâu nay. Tuổi già, má cũng không có nhu cầu đi đâu. Rảnh thì nghe radio, xem tivi. Còn phần nhiều thì quẩn quanh ở khoảng vườn, miếng vuông.

Trong khi nhiều lĩnh vực ngưng hoạt động, má tôi cùng những nông dân thôn quê Cà Mau vẫn lao động sản xuất. Nhiều thì đem bán, ít để tự sinh hoạt, nhưng không có bất cứ biến động lớn nào trong đời sống vì dịch bệnh. Bất quá thì giá bán nông sản rẻ hơn một chút, thu về ít hơn một chút, nhưng vẫn đều đặn. Lối sống mà nhiều người trước đây coi là tiểu nông, tự sản tự tiêu, hoá ra lại đầy ưu điểm trong hoàn cảnh dịch bệnh. Tất nhiên chỉ là ở phương diện an toàn thôi. Nhưng an toàn, nhàn nhã, vô ưu, vô lo giờ lại là cái đáng trân quý nhất mà thời điểm này nhiều người tìm kiếm. Một cuộc sống đáng mơ ước trong bối cảnh đại dịch hoành hành.

Chắc chắn khi cơn đại dịch qua đi, nhiều người trong những người trở về sẽ có suy nghĩ khác, với quê hương và với chính đời mình. Họ lại ra đi hay chọn ở lại? Họ có thấy những người ở lại, chí ít cũng có cuộc sống vững vàng, một số đã vươn lên làm giàu từ chính quê cha, đất tổ. Họ có thương những ông già bà cả phải ở lại chốn quê mùa, sống đời nông dân dãi nắng dầm mưa làm thay việc của thanh niên trai tráng? Họ có nghĩ về những đứa con do họ sinh ra, bỏ mặc lại cho những ông già bà cả ấy gánh luôn phần làm cha mẹ? Họ có nhận ra rằng, trong những chuyến tha hương, phần họ đem về đâu chỉ là tiền bạc dư dật, đời sống phồn hoa, mà đâu đó còn có cả những ê chề, nhức nhối...

Ðại dịch cũng như bất cứ thử thách khốc liệt nào sẽ có những bài học đắt giá, khiến người ta vỡ ra nhiều thứ. Giá trị đồng quê không chỉ là nơi để trở về. Rất có thể, sau khi đại dịch qua đi, xu hướng ở lại quê hương sẽ là lựa chọn của không ít người. Quê hương, thật bất ngờ, sẽ lại chính là nơi nhiều người tìm kiếm cuộc đổi đời mới, tương lai mới. Nhiều người chắc sẽ tiếc nuối quãng thời gian mình đã lãng phí, mà giờ đây, họ phải bắt tay làm lại từ đầu.

Ðồng quê bình yên, trù phú, bao dung đang chờ đón những người con xa xứ trở về, để khai phá tiềm năng, xây dựng tương lai.

Không thể chối bỏ những hằng số cơ bản của văn hoá Việt Nam là nông dân, nông thôn và nông nghiệp. Ðó là bệ đỡ ngàn đời qua, hôm nay và còn là cả tương lai nữa. Trong một nhận thức đúng đắn, đất nước ta đang đi lên, giàu mạnh lên từ việc nâng chất những hằng số ấy để phù hợp với xu thế thời đại. Làm những gì mình giỏi nhất, hiểu nhất, gắn bó lâu nhất với tâm thái an yên cũng là một lựa chọn rất đáng để cân nhắc. Và đồng quê đang chờ những người con trở về không chỉ để nương náu, mà là để chung sức khai phá ngày mai...

 

Phạm Hải Nguyên

 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tạp chí Tài nguyên và Môi trường kỷ niệm 20 năm thành lập, ra mắt chuyên trang tiếng Anh
  • Israel tính lập vùng đệm ở Lebanon và Syria
  • Ukraine nhận 49 xe tăng M1 Abrams từ Australia
  • Hòn đảo ở Mỹ biến thành 'thành phố ma' trước khi siêu bão Milton đổ bộ
  • Xu hướng sử dụng viên nén gỗ hiện nay
  • Vì sao Israel khó có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran?
  • 60 năm siêu cường vũ khí hạt nhân của Trung Quốc
  • Chủ tịch Hạ viện Mỹ lên tiếng về tương lai viện trợ cho Ukraine
推荐内容
  • Âu tàu Rạch Chanh vẫn vận hành hiệu quả trong mùa hạn, mặn
  • Israel tập kích ồ ạt Lebanon, 68 người thương vong
  • Triều Tiên xác nhận đóng hoàn toàn đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc
  • Israel yêu cầu Hezbollah hạ vũ khí để đổi lấy lệnh ngừng bắn
  • Dòng vốn FDI thúc đẩy kinh tế
  • Người Mỹ di tản, đổ đầy bao cát đối phó cơn bão mạnh nhất hành tinh trong năm