【soi kèo inter】Vi phạm hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia sau khi đã trúng thầu: Cần tăng chế tài xử phạt
Quy định chưa đủ sức ràng buộc
Trong đợt mua gạo dự trữ quốc gia vừa qua,ạmhợpđồngcungcấpgạodựtrữquốcgiasaukhiđãtrúngthầuCầntăngchếtàixửphạsoi kèo inter do dịch covid-19 bùng phát, giá cả lương thực trên thế giới tăng cao, một số doanh nghiệp đã từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo sau khi đã có quyết định phê duyệt trúng thầu. Điều này không những ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bảo đảm anh sinh xã hội của Chính phủ, mà còn dẫn đến việc chậm hoàn thành kế hoạch mua gạo nhập kho dự trữ quốc gia; phải tổ chức đấu thầu lại, gây tốn kém thêm thời gian, công sức và kinh phí.
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, qua triển khai thực hiện cho thấy, các quy định hiện hành chưa đủ sức ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu, chưa đủ chế tài để xử lý vi phạm. Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp trúng thầu không ký hợp đồng cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia là do quy định mức trần bảo đảm dự thầu (3%) và bảo đảm thực hiện hợp đồng (10%) là thấp, chưa đủ sức để ràng buộc trách nhiệm, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận mất bảo đảm dự thầu thay vì tiếp tục thực hiện hợp đồng cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia.
|
Một nguyên nhân nữa là do pháp luật đấu thầu hiện hành không quy định về xử lý vi phạm hành chính hoặc biện pháp hành chính đối với hành vi không ký kết hợp đồng khi trúng thầu, không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hợp đồng. Do vậy, không có cơ sở pháp lý để xử lý về mặt hành chính đối với hành vi không cung cấp hàng cho dự trữ quốc gia khi trúng thầu.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về dân sự và quy định pháp luật về đấu thầu cho phép nhà thầu có thể được miễn trừ trách nhiệm buộc phải ký hợp đồng đúng thời hạn theo thông báo trúng thầu của chủ đầu tư; hoặc không phải bồi thường thiệt hại khi chứng minh có sự kiện bất khả kháng, những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên. Các quy định này về cơ bản đã bảo đảm quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch dân sự, nhưng chưa đủ sức để ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu hoặc cũng có thể bị lạm dụng để không phải cung cấp hàng dự trữ quốc gia sau khi trúng thầu.
Tăng cường trách nhiệm của nhà thầu
Từ quy định pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, Bộ Tài chính đã đề xuất, kiến nghị cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đấu thầu nhằm tăng cường ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu khi tham dự thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia nói chung và các gói thầu mua gạo dự trữ quốc gia nói riêng.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất, kiến nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu theo hướng tăng mức trần bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng đối với các gói thầu cung cấp hàng hóa sử dụng vốn nhà nước. Cụ thể: Nâng mức trần bảo đảm dự thầu từ 3% lên 5% giá gói thầu đối với gói thầu thông thường; nâng mức trần bảo đảm dự thầu từ 1.5% lên 3% giá gói thầu và bảo đảm hực hiện hợp đồng từ 3% lên 5% giá hợp đồng đối với gói thầu quy mô nhỏ. Chủ đầu tư chủ động quy định mức bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng đối với từng gói thầu căn cứ tình hình thực tế và mức tối thiểu, tối đa quy định.
|
Việc tăng bảo đảm dự thầu từ 3% lên 5% sẽ tăng cường trách nhiệm của nhà thầu đối với các gói thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Ngoài ra, tăng mức tối đa của bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng theo đề xuất này sẽ thúc đẩy nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp nhà thầu phải cân nhắc năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng khi trúng thầu và phải dự báo được tình hình biến động giá cả khi tham gia vào quá trình đấu thầu cung cấp hàng hóa nói chung và hàng dự trữ quốc gia nói riêng.
Bên cạnh đó, hiện nay, cấm tham gia hoạt động đấu thầu chỉ áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu và vi phạm quy định về sử dụng lao động trong nước theo Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Pháp luật hiện hành chưa quy định biện pháp cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với hành vi không cung cấp hàng dự trữ quốc gia khi trúng thầu. Việc nhà thầu không cung cấp hàng dự trữ quốc gia là hành vi ảnh hưởng không tốt đến an toàn dự trữ quốc gia và thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện chính sách bảo đảm anh sinh xã hội của Nhà nước.
Do vậy, cần nghiên cứu, bổ sung thêm quy định về hành vi bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với hai hành vi: Không ký kết hợp đồng cung cấp hàng dự trữ quốc gia khi có quyết định trúng thầu và không thực hiện hoặc thực hiện một phần hợp đồng cung cấp hàng dự trữ quốc gia. Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với nhà thầu vi phạm một trong 2 hành vi này được đề xuất từ 1 đến 3 năm. Nếu bổ sung quy định này sẽ hạn chế những doanh nghiệp không đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật và không đủ trách nhiệm tham gia vào các gói thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia; bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có uy tín, có khả năng cung cấp hàng dự trữ quốc gia kể cả trong trường hợp thị trường biến động mạnh. Đồng thời, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc, dự báo biến động giá cả, nguồn cung hàng hóa để xác định khả năng đáp ứng khi tham gia các gói thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia.
Nguyễn Văn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Nhược điểm của Toyota Altis 2016 khiến người dùng không ưa
- ·Cảnh báo thảm họa biến đổi khí hậu
- ·Mới ra mắt nhưng ô tô Mitsubishi Xpander 2018 đã lộ rõ những nhược điểm
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Bệnh nhi 'người cóc' xuất viện sau 10 ngày điều trị vảy nến thể mủ toàn thân
- ·Hệ lụy kinh hoàng của đồ chơi tình dục có thể khiến bạn suy nghĩ lại trước khi định sử dụng
- ·Chặn kịp thời lượng lớn dầu gội, sữa tắm Trung Quốc tuồn về Việt Nam tiêu thụ
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Lạm dụng có thực phẩm lành mạnh, điều gì sẽ xảy đến với cơ thể?
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Điện thoại không dây chuẩn DECT6.0 gây nhiễu mạng
- ·Nhập lậu lượng lớn quần áo, ví da giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam
- ·Taxi tông tử vong cháu bé chơi trong ngõ ở Lạng Sơn
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Sữa có thể thành ‘chất độc’ nếu mẹ hâm nóng trong lò vi sóng bằng vật dụng này
- ·Bán kết AFF Cup 2018: Giả mạo trang Fanpage của VFF để lừa đảo tặng vé câu view
- ·Dù đã 'lột xác' nhưng xe ô tô Chevrolet Cruze 2019 vẫn lộ nhiều nhược điểm
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Coi chừng mù lòa cả đời khi đôi mắt có những dấu hiệu này