【lich bong da vn】Phân cấp mạnh việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để tránh lãng phí
3 loại doanh nghiệp cần sắp xếp lại
Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính),âncấpmạnhviệcsắpxếplạixửlýtàisảncôngđểtránhlãngphílich bong da vn cho biết trên cơ sở đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, sau 3 lần sửa đổi, dự thảo nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được rút gọn lại và được bổ sung nhiều quy định phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vấn đề “lấn cấn”.
Cụ thể như: có quan điểm cho rằng, chỉ nên sắp xếp lại, xử lý đối với doanh nghiệp (DN) cấp I do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về DN; không sắp xếp đối với DN cổ phần (DN cấp II, III) do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại NĐ 67. Lý do là để đảm bảo với vai trò của Nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu thì cần có giải pháp để đảm bảo hiệu quả việc quản lý, sử dụng đối với tài sản giao cho DN nhà nước quản lý.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, nên giữ nguyên đối tượng là DN như hiện hành và có quy định cụ thể hơn loại hình của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Ngân hàng Chính sách xã hội; bổ sung thêm DN cấp II gồm: các DN chuyển giao từ các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh, theo quy định của pháp luật về SCIC do SCIC nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Dự thảo cũng quy định các trường hợp phải làm thủ tục thay đổi phương án xử lý đã được phê duyệt. Ảnh tư liệu minh họa. |
Về vấn đề này, ông Thịnh cho biết, theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu/người đại diện chủ sở hữu trực tiếp/người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào DN; phòng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và DN.
Đồng thời, cơ quan đại diện chủ sở hữu/người đại diện chủ sở hữu trực tiếp/người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước tại DN.
Vì vậy, đối với các DN do nhà nước là chủ sở hữu duy nhất cần có thêm giải pháp để đảm bảo hiệu quả việc quản lý, sử dụng đối với tài sản là nhà, đất tại DN. Bộ Tài chính trình phương án chỉ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất với các DN, gồm: DN cấp I là DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; DN cấp II do DN cấp I nắm giữ 100% vốn điều lệ; DN cấp III do DN cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tăng cường phân cấp, phân quyền
Ông Thịnh cho biết, dự thảo nghị định quy định cụ thể về thẩm quyền lập phương án, kiểm tra hiện trạng, tổng hợp, trình phê duyệt phương án sắp xếp lại xử lý, theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương trong phê duyệt phương án sắp xếp lại và quyết định xử lý nhà, đất phân cấp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan trung ương, sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trong việc lập phương án, chủ trì kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách về tài sản côngSáng 16/4, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Tại hội nghị, Cục Quản lý công sản sẽ tiếp tục tổng hợp, rà soát để nhanh chóng hoàn thiện dự thảo nghị định, trình Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian sớm nhất giúp công tác sắp xếp lại, xử lý tài sản công nhanh chóng được triển khai, giúp nguồn lực của nhà nước được quản lý, sử dụng hiệu quả. |
Ngoài ra, để việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được phê duyệt hiệu quả, tại dự thảo cũng quy định cụ thể các trường hợp phải làm thủ tục thay đổi phương án xử lý đã được phê duyệt; đồng thời quy định rõ hơn về quy trình thực hiện để thống nhất cách hiểu, cách làm và đưa ra 2 phương án để lựa chọn.
Phương án 1: Nhà, đất thực hiện thay đổi phương án trong các trường hợp đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành việc tổ chức bán; được phê duyệt phương án thu hồi, điều chuyển, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý nhưng chưa thực hiện bàn giao, tiếp nhận mà trong quá trình thực hiện cần phải thay đổi phương án đã được phê duyệt; đồng thời, đối với các trường hợp thay đổi phương án phải thực hiện kiểm tra hiện trạng theo quy định.
Nhà, đất được phê duyệt phương án tạm giữ lại tiếp tục sử dụng, việc xử lý nhà, đất sau khi chấm dứt việc sử dụng không đúng quy định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định, không phải làm thủ tục thay đổi phương án.
Nhà, đất được phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng nhưng sau đó có 5 sự thay đổi theo như quy định hiện hành thì không phải làm thủ tục thay đổi phương án.
Phương án 2: Chỉ thay đổi phương án đối với nhà, đất đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành việc tổ chức bán. Nhà, đất đã được phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng, điều chuyển, thu hồi, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Việc quản lý, sử dụng, xử lý nhà, đất này thực hiện theo quy định tương ứng tại pháp luật liên quan; không phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại nghị định này.
ÔNG TRẦN XUÂN TOÀN - PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH HẢI PHÒNG: Sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phải phù hợp với pháp luật về đất đaiHiện nay, việc giao đất, cho thuê đất đối với DN nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy, sau khi đơn vị được giao quản lý, sử dụng đất theo quyết định cho thuê đất, giao đất của cấp có thẩm quyền thì việc quản lý, sử dụng nên được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Trường hợp vẫn thực hiện sắp xếp đối với DN, đề nghị quy định rõ thêm nội dung không thực hiện sắp xếp với DN của cơ quan đảng để phù hợp với quy định tại Nghị định số 165/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam. ÔNG TRẦN VĂN HIẾU - PHÓ TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ GIÁ VÀ CÔNG SẢN, SỞ TÀI CHÍNH QUẢNG NAM: Đề nghị xem xét lại tên của dự thảo nghị địnhTheo tiêu đề của dự thảo “Quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công”, tuy nhiên tại phạm vi điều chỉnh của dự thảo tại điểm 1 Điều 1 xác định chỉ sắp xếp lại, xử lý đối với tài sản là nhà, đất, các công trình khác gắn liền với đất. Vì vậy, chúng tôi đề nghị nên đặt lại tên của dự thảo là “Quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là cơ sở nhà, đất”. Ngoài ra, việc xác định nhà, đất để lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cần được thực hiện như sau: Trường hợp một số cơ sở nhà, đất do nhiều đối tượng quy định tại nghị định này quản lý, sử dụng thì phần nhà, đất do đối tượng nào quản lý, sử dụng thì đối tượng đó đề xuất phương án và thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định. Hạnh Thảo(ghi) |
(责任编辑:La liga)
- ·Đại gia Việt mạnh tay chi tiền săn cá hô ‘khủng’ làm tiệc đón Tết
- ·Đánh giá, nhận diện đúng tình hình khiếu nại tố cáo
- ·Nhiều ứng dụng công nghệ muốn tham gia giải quyết vấn đề “đi chợ hộ” đang ùn tắc
- ·TP.HCM: Quận đầu tiên triển khai thí điểm “bình thường mới”
- ·Điểm chuẩn Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải năm 2018
- ·Chủ tịch nước đề xuất với LHQ 3 nhóm giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu
- ·Đổ mạnh tiền vào chuỗi nhà thuốc Long Châu, FPT Retail có quỹ lỗ liên tiếp thứ hai trong năm 2020
- ·TP.Tân Uyên: Cần huy động nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông
- ·Gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Phát hiện sự việc từ lá đơn người dân gửi lãnh đạo tỉnh
- ·Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
- ·Nữ tài xế quay đầu xe trên cầu Cót bị phạt hơn 1 triệu đồng, tước GPLX 2 tháng
- ·Tập đoàn của Đức muốn làm siêu dự án điện gió 4,8 tỷ USD tại Bình Định
- ·Tài xế Gojek, Baemin khoe thu nhập trung bình 20 triệu đồng/tháng bất chấp Covid
- ·Toàn văn bài phát biểu phiên khai mạc của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn
- ·Bộ hồ sơ Hiệp định EVFTA đã sẵn sàng trình Quốc hội xem xét phê chuẩn
- ·Báo Đầu tư luôn sát cánh cùng doanh nghiệp du lịch
- ·Gặp người chiến sĩ Điện Biên năm xưa
- ·Cả nghìn container rác ngoại vô chủ: Cảng biển còng lưng gánh phí
- ·Quảng Ninh: Hai cháu bé tử vong do đuối nước khi tắm suối
- ·IGM 25: Huy động sự tham gia của các quốc gia vì một tương lai biển sạch