【bóng dá trực tuyến】Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chính sách thông tin KH&CN và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chính sách thông tin KH&CN
Khung chính sách thông tin KH&CN quốc gia do UNESCO đề xướng
Năm 2009,ệmquốctếtrongxâydựngchínhsáchthôngtinKHCNvàmộtsốkhuyếnnghịchoViệbóng dá trực tuyến nhóm nghiên cứu thuộc Chương trình thông tin cho mọi người (Information for all programme - IFAP) của UNESCO đã công bố công trình nghiên cứu “National information society policy: a template” (tạm dịch: Chính sách quốc gia về xã hội thông tin: một mô hình), đây là công trình nghiên cứu chứa đựng nhiều thông tin, dữ kiện khoa học làm nền tảng trong quá trình hoạch định chính sách thông tin KH&CN của mỗi quốc gia được UNESCO khuyến nghị cho các nước thành viên trên cơ sở cung cấp một hình mẫu để xây dựng chính sách trên tinh thần mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin KH&CN để cải thiện cuộc sống của họ. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra khung chính sách thông tin quốc gia theo mô hình ở hình 1.
Nhóm nghiên cứu đã cơ bản phác thảo những ưu tiên trong chính sách thông tin KH&CN quốc gia bao gồm: thông tin cho sự phát triển; năng lực (kỹ năng thông tin), bảo quản thông tin, đạo đức thông tin; khả năng tiếp cận thông tin. Đây là những trụ cột cơ bản để xây dựng chính sách cho các quốc gia thành viên.
Để triển khai các nội dung này, chính sách thông tin KH&CN được khuyến nghị hướng đến 3 mục tiêu cơ bản đó là: i) Dân chủ hóa việc tiếp cận thông tin: nhằm hướng đến mục tiêu bảo đảm quyền tiếp cận và hưởng thụ của công dân, thúc đẩy giáo dục, phát triển địa phương, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, phát triển kỹ thuật số và truy cập toàn cầu; ii) Phát triển năng lực với việc thiết lập hỗ trợ thúc đẩy các chiến lược phát triển kỹ năng sử dụng thông tin KH&CN cho từng nhóm lĩnh vực trong xã hội; iii) Hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo ra các quy tắc chủ yếu và các quy định về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, khuyến khích sử dụng thông tin; đa dạng hóa các phương thức tiếp cận thông tin cho công dân bao gồm cả truyền thống và hiện đại (kỹ thuật số).
Xây dựng chính sách thông tin KH&CN tại một số quốc gia châu Á
Trung Quốc: mạng lưới tổ chức thông tin KH&CN tại Trung Quốc được xây dựng dựa trên 3 lĩnh vực cơ bản đó là: thư viện, tư liệu và thông tin. Chính sách thông tin KH&CN của Trung Quốc hướng tới việc đa dạng hóa các loại hình tổ chức thông tin KH&CN, trong đó Viện Thông tin KH&CN (ISTIC) giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp giữa các tổ chức thông tin KH&CN khác; tổ chức này giữ vai trò điều hòa và thúc đẩy hoạt động của các tổ chức thông tin KH&CN. ISTIC đã phát triển mạnh mẽ các tài nguyên học thuật, cơ sở dữ liệu trích dẫn KH&CN, phục vụ nghiên cứu, hỗ trợ các quyết định KH&CN, phân tích bằng sáng chế và hỗ trợ dữ liệu cho hoạt động đổi mới. ISTIC nói riêng và mạng lưới tổ chức thông tin KH&CN của Trung Quốc nói chung kiên định với định hướng tạo phúc lợi cho cộng đồng, tuân thủ quản lý khoa học độc lập, phát triển các dịch vụ KH&CN trên nền tảng tích hợp các nguồn lực, tài năng và lợi thế công nghệ.
Hàn Quốc: chính sách thông tin KH&CN tại Hàn Quốc đã xây dựng trên cơ sở là cầu nối gắn hoạt động nghiên cứu khoa học của khu vực nghiên cứu với hoạt động đổi mới của khu vực sản xuất. Toàn bộ hoạt động của mạng lưới tổ chức thông tin KH&CN được điều phối bởi Viện Thông tin KH&CN Hàn Quốc (KISTI). KISTI được xây dựng theo mô hình viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ nhằm tối đa hóa hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và triển khai, tổ chức này được xây dựng dựa trên nền tảng thu thập thông tin KH&CN của nhiều quốc gia trên thế giới và trong nước để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu. KISTI được xây dựng dựa trên 4 nền tảng chính là: siêu máy tính, tích hợp thông tin tiên tiến, tích hợp nghiên cứu khoa học và hỗ trợ kỹ thuật, đổi mới trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính sách thông tin KH&CN tại Hàn Quốc hướng các tổ chức thông tin KH&CN của quốc gia này tạo ra giá trị cho khách hàng, thúc đẩy phát triển một môi trường nghiên cứu mở nhằm đạt đến giá trị cốt lõi đó là phục vụ nhu cầu thông tin KH&CN của các tổ chức và cá nhân.
Nhật Bản: chính sách thông tin KH&CN tại Nhật Bản hướng hoạt động thông tin KH&CN với các tổ chức sản xuất, công ty nhằm đưa các thành tựu trong nghiên cứu vào sản xuất, tới sự vận hành của một tổ chức trung tâm là Cơ quan phát triển KH&CN Nhật Bản (JST). JST đóng vai trò trung tâm trong các kế hoạch cơ bản về KH&CN dựa trên các mục tiêu do Chính phủ ban hành. JST tài trợ cho nghiên cứu cơ bản, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ mới, cung cấp thông tin KH&CN, bồi dưỡng nhân lực KH&CN.
Malaysia: mạng lưới thông tin KH&CN quốc gia của Malaysia được nhà nước hết sức đầu tư và coi đó là một trong những vấn đề đầu tư trọng điểm của đất nước. Trong đó, Trung tâm Thông tin KH&CN Malaysia (MASTIC) là cơ quan của Bộ KH&CN Malaysia giữ vai trò trong việc phát triển mạng lưới thông tin KH&CN. MASTIC đã tham gia các hoạt động KH&CN của đất nước, chú trọng đến phổ biến thông tin tri thức KH&CN tới toàn thể cộng đồng và hướng đến xây dựng các cơ sở dữ liệu về KH&CN, các dịch vụ thông tin KH&CN [9].
Hình 1. Sơ đồ của IFAP tiếp cận khung chính sách thông tin quốc gia.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Phân khúc hàng không chung đầy tiềm năng mà Sun Air nhắm đến là gì, các đối thủ là ai?
- ·Bảo đảm hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, ổn định thị trường và lợi ích người dân
- ·Bảo hiểm y tế: bảo vệ, chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho nhân dân
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Chính thức ‘chốt’ ngày nghỉ Tết Nguyên Đán Quý Mão 7 ngày
- ·Chính phủ lập Tổ công tác gỡ khó cho bất động sản
- ·Điều chỉnh giá điện: Rà soát các chi phí, đảm bảo đúng quy định
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Địa chỉ mua ghế massage uy tín, chất lượng bạn có thể chưa biết
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Dù đi xuống, giá vàng SJC vẫn vượt thế giới hơn 15 triệu đồng
- ·Đã xuất cấp 36.369 tấn gạo cho các địa phương
- ·Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng mua bảo hiểm
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·BHXH Việt Nam và Ngân hàng Thế giới mở rộng hợp tác hỗ trợ hệ thống y tế tại Việt Nam
- ·Bắt buộc lắp đặt xong hệ thống thu phí không dừng trước tháng 6/2022
- ·Tiếp tục kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Cách sử dụng máy phát điện an toàn, tránh ngộ độc khí