会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so bochum】Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không "nhờn luật"!

【ti so bochum】Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không "nhờn luật"

时间:2024-12-23 11:13:25 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:334次
Đà Nẵng: Một doanh nghiệp bị xử phạt 500 triệu đồng vì nhập khẩu hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ Hà Nội: Vàng bạc đá quý Như An Diamond bán hàng giả mạo thương hiệu Cartier,ửlýhànghóaviphạmsởhữutrítuệCầnmạnhtayđểkhôngquotnhờnluậti so bochum BVLGari Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Xử lý nhiều, vì sao hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn tăng?

Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để ngăn chặn, tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí còn có dấu hiệu gia tăng.

Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2023, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý, bắt giữ 146.678 vụ vi phạm, trong đó 11.499 vụ mua bán, vận chuyển kinh doanh hàng cấm, hàng lậu (giảm 3,37% so với cùng kỳ); 129.713 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (tăng 4,51% so với cùng kỳ). Chỉ tính riêng vi phạm về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là 5.464 vụ việc, tăng 48% so với cùng kỳ.

Còn tại Hà Nội, từ năm 2023 đến hết tháng 5/2024, các lực lượng chức năng thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 37.383 vụ, xử lý hành chính 34.225 vụ vi phạm, đứng đầu cả nước về số vụ việc được kiểm tra, xử lý. Trong đó, có 2.253 vụ mua bán, sản xuất, vận chuyển hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những con số kể trên đã cho thấy tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ đang ở mức đáng báo động.

Theo ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hoá tại các tỉnh, thành phố, không khó để tìm mua các loại hàng hoá có dấu hiệu giả nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hoạt động nhập khẩu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường có tổ chức rất chặt chẽ, bí mật, khép kín, nhiều mắt xích, nhiều đối tượng tham gia.

"Trước đây, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ xuất hiện đối với một số nhóm sản phẩm xa xỉ có giá trị cao như: Thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, tất cả các sản phẩm hàng hóa đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do các đối tượng có chủ đích nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng. Cá biệt có những mặt hàng giả các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý có điều kiện của Nhà nước như pháo hoa cũng bị làm giả và bán công khai trên các hội nhóm mạng xã hội", ông Đặng Văn Dũng nêu.

Không chỉ diễn ra trên các địa điểm kinh doanh truyền thống, không ít đối tượng đã lợi dụng sự phát triển của thương mại điện tử để mua bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp với diễn biến ngày càng phức tạp.

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'
Cán bộ Quản lý thị trường hướng dẫn phóng viên và khách thăm quan phân biệt hàng thật-hàng giả tại phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả” do Tổng cục Quản lý thị trường mở. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường

Mặc dù trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp, phát hiện và xử lý hàng loạt các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ở một khía cạnh nào đó, tình trạng ''nhờn luật'' (càng xử lý, càng tiếp diễn, gia tăng) đã manh nha xuất hiện, khiến cơ quan chức năng phải ''đau đầu'' để xử lý.

Theo các chuyên gia, một trong những lý do gây trở ngại cho công tác xử lý hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ, khiến cho tình trạng này tiếp diễn, gia tăng là do mức xử phạt còn nhẹ trong khi lợi nhuận từ hành vi vi phạm lớn nên chưa đủ sức răn đe.

Thêm vào đó, hầu hết các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ hiện chỉ dừng lại ở mức xử phạm hành chính. Ở Việt Nam hiện cũng chưa có tòa án chuyên trách xét xử các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên rất khó xác định một cách chính xác và đầy đủ tội danh và mức xử phạt…

Về phía các doanh nghiệp, nhiều đơn vị không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ kịp thời và chưa có ý thức trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thậm chí, kể cả khi phát hiện hàng hoá của mình bị xâm phạm, các doanh nghiệp lại ngại cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý vi phạm vì sợ người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm, sợ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm, và doanh thu bán hàng.

Chính những điều đó ngày càng làm phức tạp hơn và gia tăng một cách nghiêm trọng hơn các xâm phạm thương hiệu, dẫn đến làm xấu đi môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Mạnh tay hơn với những hành vi vi phạm

Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, để giải quyết tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ, các Bộ, ngành cần xem xét bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về sự ảnh hưởng cũng như tác hại của việc sử dụng hàng giả đến người dân.

Ngoài ra, cần nâng cao khả năng nhận diện cho cơ quan chức năng về phương thức, thủ đoạn vi phạm hàng giả, hàng nhái. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm chấn chỉnh, cũng như xử lý vi phạm, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh bền vững.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ kiểm tra để xử lý kịp thời, chính xác các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Công khai đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết; sẵn sàng tiếp nhận tất cả các nội dung tố cáo, phản ánh vi phạm để kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Một điểm mấu chốt nữa là cần tăng cường vận động các doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát quá trình tiêu thụ hàng hoá, không nên coi việc chống hàng giả là của riêng các cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu cần chủ động khiếu nại đến các cơ quan thực thi để tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định.

"Doanh nghiệp phải xác định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, chủ động nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ vào việc chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (như sử dụng tem chống giả công nghệ cao, sử dụng mã hàng hóa để truy xuất nguồn gốc trên các thiết bị thông minh); phát triển sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; có kênh phân phối và chính sách chăm sóc sau bán hàng hiệu quả, hướng dẫn, hỗ trợ người tiêu dùng phân biệt được hàng thật với hàng giả; động viên, khen thưởng kịp thời những người phát hiện, tố cáo các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhái và bảo vệ người tiêu dùng sau khi mua hàng", chuyên gia Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Theo một số chuyên gia khác, các hiệp hội, ngành hàng cũng cần chủ động trong công tác tìm kiếm, chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng về các đối tượng có hành vi sản xuất kinh doanh, vận chuyển, cất giữ và buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp nói riêng cũng như vi phạm pháp luật nói chung.

Đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá trong thương mại điện tử, cần thay đổi phương thức quản lý thông qua việc thiết lập bộ lọc, gỡ bỏ sản phẩm vi phạm, điều tra, xử lý đối tượng vi phạm. Đặc biệt, giải pháp căn cơ nhất là định danh người bán qua thương mại điện tử, nếu có hành vi vi phạm phải bị khóa giao dịch và truy cứu trách nhiệm.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các cơ chế hợp tác quốc tế và các hiệp định thương mại tự do (trong đó có các quy định chặt chẽ về đảm bảo sở hữu trí tuệ), việc giải quyết tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên bức thiết.

Bởi nếu tình trạng này vẫn còn tồn tại, thậm chí gia tăng, nguy cơ tổn hại đến thương hiệu, uy tín của thị trường Việt Nam là điều không tránh khỏi. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn nước ngoài rất dễ xảy ra tâm lý e ngại, thậm chí rút khỏi thị trường Việt Nam nếu như hàng hoá của họ liên tục bị làm giả, làm nhái.

Thiết nghĩ, đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ‘'nhờn luật’'. Không chỉ chính quyền, các doanh nghiệp, cá nhân cũng cần nhìn nhận và có thái độ tích cực hơn nữa trong công cuộc đấu tranh, chống vi phạm sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • 'Không còn tiền nữa chỉ còn cách đưa con về nhà chờ chết thôi !'
  • Cử tri ủng hộ Đảng và Nhà nước cho một số cán bộ cấp cao vi phạm thôi nhiệm vụ
  • Chuyển biến tích cực trong công tác tư pháp
  • Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa
  • Thủ tục mở trường mầm non
  • Ban hành 5 quyết định thi hành Luật Đất đai
  • Đề nghị kỷ luật cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan
  • Thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu Hà Lan
推荐内容
  • Cả nhà 3 người bệnh khốn khổ chỉ biết ăn gạo sống đón tết
  • Triển khai 3 luật mới có hiệu lực từ ngày 1
  • Trung ương thảo luận đề án tổng kết thi hành điều lệ Đảng
  • Xem xét lại vị trí đất hoán đổi cho phù hợp
  • Trao hơn 113 triệu đồng đến em Nguyễn Hồng Đinh ung thư trung thất
  • Bắt giữ đối tượng trốn truy nã