【ket qua acmilan】Hai cuộc đời mới hồi sinh nhờ nghĩa cử cao đẹp
Các y bác sĩ theo dõi sức khỏe sau ghép cho BN Đặng N.T. |
“Mừng như trúng số”
Trưa 29/6, tại phòng chăm sóc sau ghép ở Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, bệnh nhân (BN) Đặng N.T. 33 tuổi ở TX. Hương Trà, Thừa Thiên Huế ăn bữa cháo dinh dưỡng chỉ trong 5 phút. Đã lâu rồi, anh mới có được cảm giác ăn uống ngon lành như hôm nay.
Bốn năm trước, chàng thanh niên trẻ người Hương Trà phát hiện bị suy thận sau khi rời quân ngũ. Mỗi tuần, anh phải lọc máu 3-4 lần tại BVTW Huế. Cha làm công nhân, mẹ ở nhà nội trợ, để chạy chữa cho con suốt mấy năm qua, kinh tế gia đình khánh kiệt, rơi vào nợ nần. Suy thận mạn đồng nghĩa nồng độ creatinine của N.T. cao gấp 10 lần so với người bình thường. Không được uống nhiều nước, cơ thể luôn trong tình trạng mỏi mệt, anh bị suy dinh dưỡng và yếu dần. “Ba em không thể hiến thận cho con vì thận của ông cũng có vấn đề. Tương lai trước mắt mịt mù, bản thân không dám nghĩ chi ngoài cầu mong có sức khỏe để điều trị”, N.T. nhớ lại.
Thế rồi, điều kỳ diệu xảy ra, trong số hàng ngàn bệnh nhân suy thận cả nước đang chờ đợi thì N.T. nhận được điện thoại báo vào BV làm các thủ tục ghép vì đã có thận hiến tặng. “Giờ đây, người em như khỏe ra, đi lại nhẹ bẫng, ăn cái gì cũng ngon và đặc biệt thấy cuộc đời tươi đẹp hơn nhiều. Sau khi ra viện, em muốn thực hiện một chuyến du lịch bù lại cho quãng thời gian u buồn vì bệnh tật trước đây”, anh trải lòng.
Bình phục nhanh sau ghép, BN Phạm P.T, 32 tuổi. người Quảng Trị đang háo hức chờ ngày được ra viện. Suy thận gần 4 năm, P.T. đang tính đến chuyện ghép thận từ người cho sống. Sau ghép 8 ngày, sức khỏe của anh tiến triển thấy rõ, cơ thể tăng 3 kg, các chức năng sinh hoạt bình thường đã trở lại. Anh P.T. kể: “Vừa về tới nhà sau đợt lọc máu, nhận được điện thoại thận hiến tương thích và sẽ được ghép ngay, em tức tốc vào Huế. Mừng như trúng số. Giờ em cảm nhận rõ ý nghĩa của một cuộc đời mới. Xin được cúi đầu cảm ơn gia đình người hiến thận nhiều lắm. Khỏe lại, em sẽ tìm thăm, tri ân ân nhân của đời mình”.
Theo ThS. BSCK II Võ Đại Quyền, Phó Trưởng khoa Gây mê - Hồi sức Tim mạch BVTW Huế, sau ghép, các BN hồi phục tốt, sức khỏe cải thiện. Các trường hợp ghép thận xuyên Việt đều thành công về công tác vận chuyển và kỹ thuật ghép bởi đây là hoạt động thường quy tại BV. “Nếu có thêm nhiều trường hợp BN chết não đồng ý hiến tạng thi đội ngũ bác sĩ của chúng tôi có cơ hội thực hiện sứ mệnh cứu sống nhiều bệnh nhân”, BS Quyền nói thêm.
Ê kíp thực hiện ghép thận cho bệnh nhân tối 20/6 |
Cống hiến cho xã hội ngay cả khi nằm xuống
Ngày 20/6, cố BN H.Q.B. 58 tuổi ở Phú Thọ nhập viện vì tai nạn giao thông, phải thở máy hoàn toàn và không qua khỏi. Sau khi tư vấn, gia đình người bệnh đồng ý hiến tạng cứu người. Chị Huỳnh T.S., con gái BN xúc động: “Lúc còn sống, bố tôi luôn nhiệt tình giúp đỡ mọi người. Mẹ tôi đang khỏe mạnh cũng bày tỏ muốn hiến tặng mô tạng cứu người. Ở giây phút cuối đời, khi thân thể sắp thành khói bụi, bố tôi có thể cứu giúp một ai đó, cống hiến cho xã hội là điều ông mong mỏi từ lâu”.
Thận hiến được xe cấp cứu đưa đến sân bay và được cảnh sát giao thông dẫn đường về Huế lúc 22h22 khuya 20/6. 2 ê kíp cùng lúc tiến hành ghép thận cho 2 BN có các chỉ số tương thích cao được chọn. Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, BN được chuyển ra phòng hồi sức ghép tạng với các thông số huyết động ổn định, nước tiểu khoảng 100-150ml/h trong 3 giờ đầu và dần dần cải thiện các giờ sau đó. Một ngày sau ghép, 2 BN tỉnh táo, các thông số huyết động ồn định, các chỉ số sinh hóa dần cải thiện, lượng nước tiểu cho thấy chức năng thận ghép tốt.
Đến nay, BVTW Huế đã thực hiện gần 2000 ca ghép mô tạng từ người cho sống và người cho chết não. Bình quân mỗi năm đơn vị triển khai trên dưới 200 ca ghép tạng song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu bệnh nhân ở Huế, khu vực miền Trung và cả nước. Những năm gần đây, dù có sự thay đổi trong nhận thức về đăng ký hiến tặng mô tạng song số ca đồng thuận hiến trong tổng số người cho chết não còn thấp. Tại BVTW Huế, tỷ lệ ca ghép từ người cho chết não chiếm khoảng 5%.
GS.TS.BS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế cho biết: “Cấy ghép mô tạng là hoạt động thường quy vì chúng tôi vận hành quy trình lấy tạng, hiến tạng chuyên nghiệp; bên cạnh đó đội ngũ cán bộ cũng làm chủ được kỹ thuật ghép mô tạng. Mỗi ngày ở Việt Nam, số lượng người chết não, chết tim khá lớn; mô tạng của những bệnh nhân này vẫn có thể giúp ích cho các BN bị suy tạng khác. Đã đến lúc cần thay đổi Luật Hiến-Ghép mô tạng để mở rộng biên độ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn ở lĩnh vực này. Có như vậy, ngành y tế mới thực hiện được nhiều ca ghép, thắp lên nguồn sống cho nhiều cuộc đời”.
Clip đưa tạng hiến từ Phú Thọ về ghép cho 2 bệnh nhân ở Huế. Ảnh: THƯỢNG HIỂN |
Trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế Online, GS. TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, ghép tạng Việt Nam không hề thua kém thế giới. Mỗi năm, Việt Nam ghép được khoảng 1.000 ca, nâng cao vị thế Việt Nam trong bản đồ ghép tạng trong khu vực. Tuy nhiên, lĩnh vực này gặp nhiều thách thức do nguồn hiến tạng chưa nhiều, hầu hết là từ người cho sống; trong khi ở các nước phát triển thì con số hiến tạng từ người cho chết não nhiều hơn. GS Thuấn lưu ý: “Điều này đòi hỏi chúng ta thay đổi tư duy, nhất là trong công tác vận động hiến tạng. Các đơn vị y tế từng bước xây dựng đội ngũ tư vấn viên bài bản, xác định nguồn tiềm năng để đội ngũ này tiếp cận, kiên trì, thuyết phục dần dần các trường hợp được chẩn đoán chết não”.
GS Thuấn cũng thông tin, sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động hiến tặng mô tạng, có rất nhiều người hưởng ứng và lan tỏa hành động cao cả đến cộng đồng. “Với thông điệp “cho đi” từ người đứng đầu của Chính phủ, chúng ta cần hoàn thiện thể chế, pháp chế cũng như tạo cơ chế về hành chính, tài chính cho công tác ghép tạng, tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật và tiếp cận các công nghệ mới để đưa ghép tạng của Việt Nam tiến xa hơn”, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khi người yêu “Đèo bòng” tình cũ
- ·Pháp mở đại siêu thị dành cho Thế vận hội trên đại lộ Champs
- ·Tập đoàn Lotte ủng hộ 3 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
- ·Bé gái 9 tuổi gặp nhiều biến chứng sau mổ u não xin giúp đỡ
- ·Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững
- ·Mẹ tâm thần chẳng hay biết con trai mê man do mắc bệnh não hiếm gặp
- ·Bé trai 10 tuổi mắc ung thư máu cầu cứu
- ·Trao hơn 40 triệu đồng đến bé Đặng Nguyễn Tiến Minh bị ung thư phần mềm
- ·Bí mật thành công: anh nhờ đàn bà?
- ·Em Trần Văn Huy bị suy thận giai đoạn cuối đã được ghép thận thành công
- ·Tiếp tục lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- ·Trao 50 triệu đồng đến các nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính
- ·Ukraine bên bờ nội chiến
- ·Nga chưa đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây
- ·“Trả bài” đều với vợ nhưng ...
- ·Bà Tymoshenko tuyên bố ra tranh cử tổng thống Ukraine
- ·Trao hơn 41 triệu đồng đến em Vũ Thị Thanh bị u não
- ·Liên minh kinh tế Á
- ·“Tín dụng đen”: Những con nợ…khốn khổ!
- ·Trao hơn 95 triệu đồng đến chị Lê Thị Hận bị ung thư giai đoạn cuối