【soi kèo vallecano】Nữ thanh niên xung phong kiên cường
Nói về hào khí và ý nghĩa thiêng liêng của ngày 30-4 thì thế hệ trẻ chưa cảm nhận hết,ữthanhninxungphongkincườsoi kèo vallecano nhưng với những người trực tiếp tham gia chống giặc Mỹ, như bà Tư Mai (Nguyễn Thị Mai), ở ấp 10, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, thì ngày này thật đặc biệt...
Bà Tư Mai hưởng niềm vui tuổi già bên con cháu.
Lúc mới 14 tuổi, bà Tư Mai đã tham gia cách mạng. Biết bà gan dạ và đầy mưu trí nên được giao làm giao liên, chuyển các lá thư mật ở quanh xã Vĩnh Tường (cũ) và các xã lân cận. Lúc đó, giặc đóng quân khá đông và luôn theo dõi nhất cử nhất động của cách mạng. Vậy mà nữ giao liên này, nhiều lần chuyển thư thành công mà giặc không hề hay biết, trở thành “cầu nối” liên lạc của tổ chức cách mạng ở địa phương.
Để qua mắt giặc, bà Tư Mai giấu kín thư mật trong người. Tuy nhiên, không ít lần phải đối mặt với hiểm nguy. Có lần, bà đi giao thư ở xã Vị Thanh thì gặp chốt giặc, bọn chúng nghi ngờ nên tra hỏi và định khám xét tìm chứng cứ. May mắn có quen xin bọn giặc cho qua nên bà thoát được lần đó. Lần nọ, khi đi giao liên thì bị giặc biệt kích bắn dữ dội, nhờ kịp trốn vào hầm trú ẩn của người dân nên bà Tư Mai mới được an toàn.
Đến năm 1968, nhờ tính gan dạ, không sợ gian khổ nên cô giao liên Tư Mai được tổ chức cho tham gia lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Cần Thơ. Mỗi người mỗi quê, nhưng bà và đồng đội yêu thương nhau như chị em ruột trong nhà. Họ phục vụ tại nhiều chiến trường khác nhau. Dù không trực tiếp chiến đấu nhưng trận đánh nào cũng có sự phục vụ của TNXP. Họ có trách nhiệm tải đạn, tải thương, cung cấp lương thực, thuốc men cho bộ đội.
Bà Tư Mai và nhiều chị em dù cơ thể ốm yếu nhưng phải tải những thùng đạn nặng hơn cơ thể mình, càng vất vả hơn khi phải lội qua những vùng đầm lầy, rừng rậm. Vượt qua nỗi sợ bom đạn của kẻ thù và cơ cực thể xác, bà Tư Mai và đồng đội luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi chung.
Bà Tư Mai kể, làm TNXP luôn đối mặt với sự nguy hiểm và gian khổ, nhớ nhất là phục vụ tại chiến trường lộ Vòng Cung, tỉnh Cần Thơ đầy ác liệt những năm 1968, 1969. Thời đó, chiến trường này bị giặc “chăm sóc” rất kỹ, chúng sẵn sàng nã đạn bất cứ nơi đâu nghi có bộ đội của ta.
“Vòng Cung đi dễ khó về,
Đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom”...
(Nhà thơ Lâm Thao)
Cũng vì vậy mà các chuyến công tác của lực lượng TNXP luôn đối mặt với nguy hiểm. Dù ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, nhưng chẳng làm vơi đi ý chí cách mạng của bà Tư Mai. Ngược lại, chứng kiến sự tàn bạo của kẻ thù càng nung nấu thêm ý chí “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của người con gái miền Hậu Giang.
Trước khi bộ đội bước vào một trận đánh nào đó thì bà Tư Mai và đồng đội đến động viên tinh thần, thôi thúc sĩ khí chiến sĩ. Khi các anh chiến thắng trở về thì được các chị chào đón, chúc mừng chiến công và chăm sóc cho những người bị thương. “Có những trận đánh bộ đội ta hy sinh nhiều, chúng tôi được lệnh buổi tối bí mật chở thi thể các anh về. Nhìn thi thể các anh mà thương dữ lắm, nước mắt cứ trào ra”, bà Tư Mai chia sẻ với giọng rưng rưng.
Trong một lần phục vụ tại chiến trường lộ Vòng Cung năm 1969, đội TNXP của bà có 2 người hy sinh và 3 người bị thương, tổn thất nặng nề. Bản thân bà cũng từng nhiều lần vào sinh ra tử khi làm nhiệm vụ. Nhớ nhất là lần bà và đồng đội đang ẩn nấp trong công sự thì bị bom đánh trúng, công sự đổ sập vùi lấp tất cả. May mắn là trinh sát của ta phát hiện kịp thời nên đào đất, cứu sống.
Những lúc đối mặt với chuyện sinh tử, lòng bà Tư Mai luôn nhớ tới lời dạy của Bác Hồ và ngày toàn thắng không còn xa, rồi biến những điều đó thành sức mạnh để vận chuyển thành công những chuyến hàng cho bộ đội an tâm đánh giặc. Đến năm 1970, trong một chuyến công tác, bà bị thương nặng. Đến năm 1971, sau khi vết thương lành, bà trở về địa phương sinh sống và chăm sóc cha mẹ già.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về một thời khói lửa hào hùng, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vẫn còn in đậm trong tâm trí của bà Tư Mai. Người nữ giao liên và TNXP ngày nào giờ đã trở thành người bà, người mẹ; mái tóc hoa râm, khuôn mặt nhiều nếp nhăn nhưng vẫn giữ được vẻ nhanh nhẹn, giọng nói hào sảng.
Những vết thương do chiến tranh để lại trên thân thể bà vẫn đau âm ỉ mỗi khi trái gió trở trời, nhưng so với các đồng đội đã ngã xuống thì bà thấy mình may mắn hơn, vì được hưởng nền hòa bình, độc lập hiện nay.
Khi Hội Cựu TNXP tỉnh tổ chức họp mặt hội viên thì bà Tư Mai tham gia với sự háo hức, mong đợi, vì bà được gặp lại những người đồng đội từng có chung chí hướng, cùng nhau ôn lại những câu chuyện của một thời oanh liệt, rất đỗi tự hào.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
- ·Australia ban hành Bộ quy tắc chống thông tin sai lệch trên Internet
- ·Không nhất thiết phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát của năm 2022
- ·Cáp quang biển IA không kịp khắc phục trước Tết Nguyên đán
- ·Từ ngày 1/6, vi phạm về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật có thể bị phạt đến 40 triệu đồng
- ·Thiếu tá công an nhặt được tiền rơi trả người đánh mất
- ·NXB Giáo dục Việt Nam phát hiện hơn 500.000 bản sách bị in lậu
- ·Đồng Nai: Robot hỗ vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly
- ·Mưa đá, giông lốc gây thiệt hại 33,9 tỷ đồng tại các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu
- ·Thụy Sỹ hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính Việt Nam trong quản lý tài chính công
- ·Gần 64% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh
- ·'Google và Facebook đã câu kết để thống lĩnh thị trường quảng cáo'
- ·TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ người cao tuổi, trẻ mồ côi và đối tượng hoàn cảnh khó khăn
- ·Ảnh hưởng bão số 2, nhiều chuyến bay bị hủy
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2021
- ·Tăng cường xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu đạt kết quả tích cực
- ·Đi hiến máu để kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam
- ·TP. Hồ Chí Minh: Chủ động nhiều giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
- ·Hành khách đi máy bay, ô tô, tàu hỏa, xe khách... cần đáp ứng yêu cầu gì?
- ·TP. Hồ Chí Minh: Chủ động nhiều giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công