【đội hình bournemouth gặp newcastle】Nho biển: Ngành kinh doanh triệu đô
Cứ mỗi lần có dịp dùng bữa cùng các đối tác người Nhật,ểnNgànhkinhdoanhtriệuđôđội hình bournemouth gặp newcastle ông Lê Bền, một chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đá granit, hay nghe họ nhắc đến “umi budou”. Nhiều lần thắc mắc, ông được giải thích rằng “umi budou” có nghĩa là “nho biển”. Những vị khách Nhật cho biết đây là loại rong biển rất quý và có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ trồng được tại khu vực Okinawa nên có giá khá cao.
Thế rồi ông Bền được họ tặng 200 gr giống nho biển, hay còn gọi là rong nho. Qua nhiều lần thử nghiệm nuôi trồng, đến năm 2006, Công ty Trí Tín của ông đã có những lô nho biển đầu tiên xuất sang Nhật.
Rong nho có vị mặn nhẹ, lạ miệng, giàu Vitamin A, E, khoáng chất...
Năng suất gấp đôi Nhật
Rong nho là loại rong biển có nguồn gốc từ Philippines, du nhập sang Nhật vào những năm 1986. Quả thật, hình dáng căng mọng của loại rong này có một vẻ cuốn hút riêng. Theo chia sẻ của anh Lê Minh Trí, đại diện Công ty Trí Tín, đây cũng là điểm đặc trưng của loại rong nho được trồng tại vùng biển Việt Nam.
Rong nho có vị mặn nhẹ, lạ miệng, giàu Vitamin A, E, khoáng chất... Đây được xem là một loại dược liệu quý, tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Nhật tiêu thụ rong nho rộng rãi và phổ biến nhất, nhưng do là đất nước hàn đới nên chỉ trồng được loại rong này tại vùng Okinawa. “Việt Nam là đất nước nhiệt đới và vùng biển miền Trung nói chung, thị xã Ninh Hòa ở Khánh Hòa nói riêng, hoàn toàn nuôi được rong nho” - anh Trí nói.
Bỏ công việc thiết kế kiến trúc tại TP HCM, anh Trí, con trai ông Lê Bền, đã về quê nhà tại Khánh Hòa tiếp quản công việc của gia đình. Còn ông Bền, từ ngày “bén duyên” với rong nho, ông nhận thấy giá trị kinh tế của sản vật này cao và ít rủi ro hơn so với nuôi thủy sản, mà lợi nhuận lại tốt hơn nhiều so với việc kinh doanh đá. Thế là, 2 cha con quyết chuyển sang tập trung đầu tư nuôi trồng rong nho.
“Từ 200 gr giống, cha tôi chia nhỏ ra nhiều mẫu để nuôi trong bể kính nhỏ. Những mẫu thành công, ông mới phân tích về nước, độ mặn, dưỡng chất trong đất để xác định môi trường sống của loại rong này”, anh Trí nhớ lại.
Tin chắc rằng điều kiện sống của rong nho hoàn toàn phù hợp với môi trường địa phương, ông Bền tận dụng diện tích ao tôm bỏ trống để trồng loại rong này. “Khi trồng thành công, cha tôi khoe với những người bạn đã cho giống và ngỏ ý nhờ họ tìm thị trường để bán tại Nhật. Họ không tin và sang tận đây để kiểm chứng và cũng bất ngờ với thành quả của ông” - anh Trí tự hào kể.
Đặc biệt, sau 20 ngày, rong nho trồng tại Việt Nam đã đạt được chiều dài từ 10-20 cm, so với chỉ 6-7 cm nếu trồng ở Nhật. Hiện nay với phương pháp của ông Bền, rong nho Made in Vietnam trồng từ 15-20 ngày là đã có thể thu hoạch với năng suất khoảng 30-40 tấn/ha/năm, cao gấp đôi so với Nhật.
Bí quyết của người Việt
Năm 2008, Công ty Trí Tín của ông Bền đã đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở nuôi trồng để có thể cung cấp rong nho đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuẩn thế giới, sau khi nhận được hỗ trợ của Tổ chức GCF (Đan Mạch).
Đến năm 2009, may mắn và cơ hội lại đến với ông khi rong nho của Trí Tín được QMS cấp chứng nhận HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế. Nhờ vậy, con đường xuất khẩu của rong nho mang thương hiệu Việt càng được rộng mở hơn. Để tiện cho việc vận chuyển và nâng cao thời gian sử dụng, ông Bền còn nghiên cứu đưa ra sản phẩm rong tách nước.
Mỗi năm, Trí Tín xuất sang thị trường Nhật từ 7-10 tấn rong nho. Loại rong này cũng vượt qua tiêu chuẩn kiểm định thực phẩm FDA của Mỹ, nên cũng đã có mặt tại thị trường này. Ngoài ra, rong nho Made in Vietnam còn có mặt ở Đức, Đài Loan, Trung Quốc và Singapore. Sắp tới, Trí Tín đang nhắm đến thị trường Hàn Quốc.
Phân tích về kỹ thuật nuôi trồng, anh Trí cho rằng bí quyết là trồng rong nho trên khay nhựa chứ không trồng tiếp đáy như ở Okinawa. Bởi trong đất, bên cạnh những chất dinh dưỡng có lợi, vẫn hiện diện tạp chất không tốt. Rong trồng tiếp đáy sẽ hấp thu cả dưỡng chất lẫn tạp chất nên chất lượng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc trồng trên khay vừa dễ thu hoạch, lại tiết kiệm được nhiều chi phí khai thác.
Tại một số khu vực nuôi trồng, rong nho còn được trồng trong các túi ny-lon thả trong nước hoặc trồng ở các bể bê tông. Ông Bền dùng phương pháp khay nhựa chứa mùn, chất dinh dưỡng đặt chìm dưới nước, vẫn giữ được chất lượng rong tốt, dễ thu hoạch và tiết kiệm chi phí. “Chi phí có thể thấp hơn đến 10 lần so với cách trồng của Okinawa” - ông Bền chia sẻ. Sau nhiều thành công, ông cũng mở nhiều buổi hướng dẫn người dân trong vùng học hỏi cách trồng rong nho.
“Giá xuất khẩu hiện nay Công ty bán ra nước ngoài khoảng từ 8-10 USD/kg. Nếu bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm... thì có thể lên 18-20 USD/kg. Mức này vẫn khá thấp, bởi giá rong nho tại một số thị trường là 60-100 USD/kg tùy loại’’ - anh Trí cho hay.
Theo anh, để phục vụ thị trường, 5 ha canh tác rong nho hiện tại của Trí Tín là không đủ. Do đó, Công ty có liên kết bao tiêu và quản lý nghiêm ngặt với một số hộ dân. 80% sản phẩm của Trí Tín hiện cung ứng cho thị trường nước ngoài. Còn giá bán lẻ rong nho của Công ty ở trong nước là khoảng 200.000 đồng/kg tùy loại.
Việt Nam có thế mạnh về kinh tế biển. Có thể nói, việc phát triển mô hình nuôi trồng rong nho sẽ mở ra một hướng đi mới trong canh tác. Mặt khác, người dân cũng ít phải chịu rủi ro khi trồng rong nho do sản vật này dễ chịu hơn thủy hải sản.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Cảnh chống rét 0 độ C ở Sapa(责任编辑:World Cup)
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Phát hiện thêm 3 ca dương tính với SARS
- ·Dịch COVID
- ·Bão số 3 có khả năng vào Vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn ở Đông Bắc
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Việt Nam ghi nhận hơn 9.000 người tử vong vì dịch COVID
- ·Niềm vui những ngày “sống chậm”
- ·Doanh nghiệp nỗ lực thực hiện “3 tại chỗ”
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Thu giữ gần 5.000 bao thuốc lá nhập lậu ngụy trang dưới các bao phân bò
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Xử lý 1 trường hợp trốn trên xe tải để qua mặt chốt kiểm dịch Covid
- ·Bù Gia Mập chung tay cùng TP. Hồ Chí Minh chống dịch
- ·Chở “yêu thương” đến với vùng dịch Đồng Nai
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Paris court to issue ruling on AO lawsuit this August
- ·Bộ Y tế yêu cầu không phun hoá chất khử khuẩn SARS
- ·Thay đổi diện mạo để xứng tầm chợ trung tâm
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Bộ Thông tin Truyền thông ban hành công văn xử lý tin giả về COVID