【trực tiếp bóng đá bây giờ】Lan tỏa văn hóa đọc cùng các “đại sứ”
Kết nối và lan tỏa tri thức
Dù lần đầu đến với cuộc thi nhưng em Nguyễn Trần Như Khánh,̉avănhóađọccùngcácldquođạisứtrực tiếp bóng đá bây giờ học sinh lớp 8A2, Trường THCS Tiến Thành (TP. Đồng Xoài) đã tham gia nội dung sáng tác một câu chuyện khuyến đọc. Trong phần thi, Khánh trình bày câu chuyện và qua đó gửi gắm thông điệp về những giá trị, đồng thời khuyến khích mọi người tích cực đọc sách. Với ý nghĩa đó, em đã đoạt giải thưởng cao nhất ở nội dung này. Đam mê đọc sách, Khánh có thể đọc mọi lúc, mọi nơi và đọc với tất cả mọi người. Khánh chia sẻ: Với em, đọc sách không chỉ để làm giàu kiến thức mà còn là cách kết nối mọi người gần nhau hơn. Bởi khi cùng nhau đọc sách, đặc biệt với cùng một chủ đề, thì có thể bàn luận về những điều ấn tượng hoặc giá trị mà cuốn sách mang lại.
Mỗi khi có thời gian rảnh, Như Khánh (bên phải) đọc sách cùng chị gái ở sân nhà. Nhờ đó, hai chị em cùng tìm tòi và tìm ra những điều thú vị mà sách mang lại
Hiện nay, có nhiều hình thức đọc sách, nhưng Khánh vẫn dành thời gian cho những trang sách giấy. Được mọi người gọi là “đại sứ”, Khánh càng ý thức hơn việc lan tỏa văn hóa đọc đến mọi người, nhất là những bạn cùng trang lứa. “Thường em sẽ kể một số tình tiết thú vị trong cuốn sách, sau đó em hỏi bạn như thế có đáng để chúng ta đọc tiếp không? Và chúng em sẽ cùng đọc, trao đổi và thảo luận với nhau về nội dung, chủ đề của cuốn sách. Các bạn của em cũng rất thích cách đọc như vậy” - Như Khánh chia sẻ.
Mỗi khi có thời gian, em Nguyễn Trần Như Khánh (thứ 2 từ phải qua) cùng đọc sách với bạn và lan tỏa phong trào đọc sách đến mọi người
“Đọc sách không giàu nhưng không đọc sẽ nghèo”
Đó là chia sẻ của “đại sứ” Nguyễn Thị Thu Thủy, học sinh lớp 12TN1, Trường THPT Đồng Phú (huyện Đồng Phú). Thủy là gương mặt quen thuộc của cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc nhiều năm qua. Tại cuộc thi năm 2023, em xuất sắc đoạt giải nhất với nội dung “Cảm nhận cuốn sách hay nhất”. Tác phẩm “Không có đỉnh quá cao - Từ làng quê bước ra chinh phục thế giới” là cuốn sách mà Thủy đã dày công nghiên cứu dự thi. Thủy chia sẻ, bất kỳ cuốn sách nào cũng cho chúng ta những thông tin bổ ích và lý thú. Nhưng đọc nhiều, lựa chọn được chủ đề yêu thích mới có thể giúp mình thấy ngay thông tin cần và sẽ giúp bản thân ghi nhớ tốt hơn. Với “đại sứ” Thu Thủy, đọc sách một mình là cách giúp em lĩnh hội kiến thức tốt nhất. “Khi đọc sách, em thường ghi những câu nói ấn tượng vào một tờ giấy và tổng hợp lại. Em thấy cách này rất hay, vì có thể sử dụng làm phong phú bài văn của mình, đồng thời giúp ngôn ngữ trôi chảy, linh hoạt hơn” - Thủy chia sẻ bí kíp đọc sách của mình.
Đam mê đọc sách giấy, Thu Thủy thường có mặt tại các thư viện khám phá kho tàng tri thức của nhân loại
Bí kíp đọc sách của Thu Thủy là đọc một mình, ghi lại những câu tâm đắc và ứng dụng trong những bài học cũng như trong giao tiếp
Thu Thủy cũng đam mê đọc sách giấy nên em thường đến các thư viện để thỏa sức khám phá kho tàng tri thức. Từ kiến thức lĩnh hội được, em mạnh dạn tham gia rất nhiều cuộc thi như: Đại sứ văn hóa đọc; Hành trình di sản văn hóa tỉnh Bình Phước; một số cuộc thi do Huyện đoàn, Tỉnh đoàn, Trung ương Đoàn tổ chức… và đã đoạt nhiều giải thưởng cao.
Cuộc sống hiện đại, mỗi người có thể đọc sách bằng nhiều cách khác nhau và em thấy có rất nhiều sách hay để chúng ta đọc. “Đọc sách không giàu nhưng không đọc sẽ nghèo” là một câu nói rất hay và em coi đó là slogan để khuyến khích phong trào đọc sách đến với mọi người. “Đại sứ” NGUYỄN THỊ THU THỦY, |
Đại sứ văn hóa đọc là cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động hằng năm. Tại Bình Phước, qua 5 năm tổ chức, cuộc thi đã trở thành địa chỉ quen thuộc, thúc đẩy và hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Cuộc thi năm 2023, đã có gần 2.000 bài viết và 8 video dự thi của học sinh từ 64 trường học trên địa bàn tỉnh tham gia. Qua 3 vòng chấm thi, Ban tổ chức đã lựa chọn 39 bài thi xuất sắc để trao giải với các chủ đề: Chia sẻ cảm nhận cuốn sách; truyện ngắn khuyến đọc; bài thơ khuyến đọc; câu chuyện viết tiếp; kế hoạch phát triển văn hóa đọc. Trở về sau cuộc thi, tình yêu sách không chỉ giúp các “đại sứ” như Thu Thủy, Như Khánh thêm hành trang vững bước trong cuộc đời mà còn gửi gắm vai trò khơi nguồn văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tổng hợp dự thi Chuyện chung chuyện riêng: Đợt 3: từ 21/11 đến 30/11
- ·Đoàn công tác tỉnh Hậu Giang thăm và làm việc tại Bắc Kạn
- ·Thành phố Ngã Bảy: Chuyển đổi 155ha cây trồng kém hiệu quả
- ·Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng mạnh
- ·Khai mạc Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- ·Quy hoạch tỉnh Hậu Giang theo hướng đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng
- ·Đối thoại với công dân thị xã Long Mỹ
- ·Cần tập trung gỡ khó cho công tác giải phóng mặt bằng
- ·Cảnh cáo nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
- ·Huyện Long Mỹ: Gặp gỡ thân nhân kiều bào và tiểu thương
- ·Trạm bơm tiền tỷ 'đắp chiếu' hơn một thập kỉ
- ·Phát triển đảng viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng
- ·Nội dung chính ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
- ·Huyện Long Mỹ: Phản biện kế hoạch chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững
- ·Yêu tôi nhưng vẫn “dâng” cho người cũ!
- ·Ban hành Quy chế quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ
- ·Ngành nông nghiệp Hậu Giang đứng thứ nhất trong khối thi đua vùng ĐBSCL
- ·Huyện Phụng Hiệp: Huy động 3 tỉ đồng thực hiện Đề án Hậu Giang xanh
- ·Thị trường Hàn Quốc biến động như thế nào sau khi tổng thống thiết quân luật
- ·Trao tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc đến đồng bào, chiến sĩ Hậu Giang