【kết quả levante】Đôi điều suy nghĩ về vấn đề phê bình trên báo chí hiện nay
Vấn đề phê bình trên báo chí trong nhiều năm qua đã có nhiều đóng góp đáng kể. Những mặt trái trong xã hội như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu… đã được các nhà báo phanh phui và phản ánh trên mặt báo. Sức tác động của những thông tin đó đối với người đọc là vô cùng mạnh mẽ. Những bài báo đó đã thực sự giúp cho các nhà quản lý nắm được vấn đề và có biện pháp khắc phục các hiện tượng tiêu cực.
Vấn đề phê bình trên báo chí trong nhiều năm qua đã có nhiều đóng góp đáng kể. Những mặt trái trong xã hội như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu… đã được các nhà báo phanh phui và phản ánh trên mặt báo. Sức tác động của những thông tin đó đối với người đọc là vô cùng mạnh mẽ. Những bài báo đó đã thực sự giúp cho các nhà quản lý nắm được vấn đề và có biện pháp khắc phục các hiện tượng tiêu cực.
Không ai không thấy được sự cần thiết, tính tất yếu và lợi thế của vũ khí phê bình, nhưng điều đáng bàn chính là “phải phê bình rất nghiêm khắc” như Bác Hồ kính yêu đã ân cần căn dặn. Trên thực tế nhiều năm qua cho thấy, không ít bài phê bình các vụ việc tiêu cực, viết về cái chưa tốt trong xã hội, trong cuộc sống của chúng ta còn nặng về miêu tả, kể lễ tỉ mỉ, đôi khi sa vào chủ nghĩa tự nhiên, nhất là các vài viết về các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện hút, ăn chơi xa đoạ của một bộ phận cán bộ trong xã hội…
Ðã đành rằng phê bình là phải cụ thể, có địa chỉ, nhưng nói như vậy không có nghĩa là cứ miêu tả một cách chi tiết, tường tận là đảm bảo tính trung thực, khách quan của bài viết, là đạt được tính nghiêm khắc trong phê bình. Dù là một bài hoặc một tin viết về cái xấu trong xã hội thì mục đích cuối cùng cần đạt được là giúp cho người (gắn với sự việc cụ thể) có sai lầm nhận thấy sai lầm và từ đó có cách sửa chữa phù hợp, có hiệu quả. Cũng như muốn chữa bệnh cho con người thì phải bắt đúng bệnh và rồi bốc đúng thuốc.
Cần “phải phê bình rất nghiêm khắc” như lời chỉ bảo của Bác Hồ, tôi hiểu trước hết là phải phê bình đúng người, đúng việc, nêu đúng bản chất và thuộc tính của vấn đề sai trái. Người phê bình cần có thái độ hết sức khách quan, khoa học trong quá trình nghiên cứu, xem xét và cách phản ánh sự việc, vấn đề. Tuyệt nhiên ở đây không được vì mục đích cá nhân, động cơ cá nhân mà phản ánh vấn đề sai lệch, bóp méo sự việc. Chỉ khi nào người viết thực sự có cái nhìn khách quan, có phương pháp khoa học trong quá trình xem xét, nghiên cứu và phản ánh sự việc thì nội dung của bài viết phê bình mới không sa vào những vấn đề vụn vặt, manh mún, không đúng bản chất và thuộc tính của vấn đề cần phê bình.
Ðề cập điều này là muốn nhấn mạnh vấn đề, thái độ của người phê bình là hết sức quan trọng. Vì động cơ thiếu khách quan, khoa học, động cơ cá nhân trong phê bình sẽ dẫn đến kiểu phê bình chụp mũ, quy kết sai lệch. Không ít bài phê bình đã đi quá sâu vào tiểu sử, đời tư của người bị phê bình. Chính điểm này đã làm cho giọng điệu của người phê bình dễ mang tính chất nhạo báng, giễu cợt đối với người bị phê bình. Ðương nhiên là chê (phê bình) theo cách đó mang tính “ăn thua”, “cay cú” nhiều hơn là giúp cho người được phê bình nhận ra cái sai mà sửa chữa.
Sự đúng mức trong khen và chê cho thấy việc phê bình quả là không đơn giản, không dễ dàng chút nào. Giải thích về sự đúng mức trong phê bình, Bác Hồ chỉ rõ: “Khen quá lời thì người được khen cũng hổ người. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thu”. Chính vì Bác Hồ đã yêu cầu phê bình cần phải rất nghiêm khắc cho nên việc khen quá lời và chê quá đáng đều là kiểu phê bình thiếu nghiêm khắc. Trong thực tế đã có trường hợp do khen quá lời mà làm hỏng người được khen (vì họ kiêu căng, tự phụ, sớm hài lòng với thành tích đạt được) hay chê quá đáng đã làm cho người bị chê bi quan, bất mãn. Cả hai trường hợp trên đều là biểu hiện của kiểu cực đoan, thái quá trong phê bình.
Xét đến cùng, mục đích của phê bình, cầu khen hay chê là để giáo dục con người và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn lên. Vả lại, dù phê bình bất cứ một vấn đề gì, một hiện tượng nào cũng đều gắn với con người, hay một nhóm người, một tập thể nhất định, cho nên người phê bình cần phải xuất phát từ động cơ (cái tâm) trong sáng, lành mạnh. Ðồng thời lại còn yêu cầu phải có nghệ thuật (có phương pháp đúng, khoa học, phù hợp) trong phê bình. Tuỳ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà phê bình cho đúng nội dung, đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả giáo dục
Vũ Bạ
(责任编辑:World Cup)
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Đề nghị nâng cấp, sửa chữa mặt đường
- ·Kiên quyết không để người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
- ·Thanh Hoá lập quy hoạch KĐT nông nghiệp sinh thái 100 ha
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Hải Phòng quyết chủ trương đầu tư 4 dự án mới
- ·Huyện Dầu Tiếng: Chú trọng quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 28/7: Bắc Bộ và Nam Bộ có mưa, vùng núi miền Trung nắng nóng gay gắt
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Ủy ban châu Âu: EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Bộ trưởng Bộ Công an: Không thể để người chết vì tai nạn giao thông nhiều đến vậy
- ·Ninh Thuận gỡ vướng cho dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 14/7: Nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao, có nơi trên 39 độ C
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Góc nhìn về biến động mới ở Hồng Kông
- ·Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Thực hiện công khai hóa tại điểm giao dịch đạt tỷ lệ gần 100%
- ·Hà Nội: Hàng loạt dự án chậm triển khai, sai phạm về đất đai
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Hải Phòng quyết định cấm biển để ứng phó bão số 2 (Sinlaku)