会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo bayern】Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba!

【kèo bayern】Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba

时间:2024-12-23 22:44:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:152次

Nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,ớngagraveygiỗTổmồngMườkèo bayern một trong những tín ngưỡng đặc thù, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần và là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu hiện cao nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Việt Nam. Đó là lòng biết ơn đối với Hùng Vương và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. Trong tâm thức của người Việt, Hùng Vương là vị thủy tổ khai sinh ra dân tộc Việt. Với lòng tôn kính, biết ơn vua Hùng, cộng đồng người Việt đã tự nguyện thờ cúng Hùng Vương, đưa việc thờ cúng Hùng Vương trở thành tín ngưỡng, là biểu tượng văn hóa tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc và cùng vượt qua mọi khó khăn thử thách để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một trong những nghi lễ tại lễ dâng hương Quốc tổ Hùng Vương ở Đền thờ Vua Hùng (xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng) năm 2019 - Ảnh tư liệu

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6-12-2012. Đây chính là đề cao sự thống nhất trong đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hiện trên địa bàn cả nước có 1.417 di tích, riêng tỉnh Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc có 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trong đời sống xã hội đương đại; khẳng định sức sống của biểu tượng cội nguồn dân tộc, tự hào về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, tạo sức mạnh cho việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.

Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc

Công đức các vua Hùng được lưu truyền từ đời này qua đời khác, được cộng đồng tôn thờ, biết ơn là biểu tượng của anh hùng lập nước. Đây là cội nguồn của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt. Ý thức về các vua Hùng cũng chính là ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước từ đó hình thành tinh thần tự cường dân tộc, ý thức độc lập tự chủ.

Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân gian huyền thoại hóa bằng thiên truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” với hình ảnh “Bọc trăm trứng” chứa đựng triết lý nhân văn sâu sắc để lý giải nguồn cội con cháu Rồng Tiên. Từ ngàn đời nay, câu chuyện cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ với “Bọc trăm trứng” (cùng bọc mẹ - nghĩa đồng bào), một huyền thoại mở đất, mở nước từ thời đại các vua Hùng, trải qua bao tháng năm và thăng trầm của lịch sử vẫn mãi tồn tại trong tâm thức mỗi con dân đất Việt. Nghĩa “đồng bào” luôn là sức mạnh nội lực có sức lan tỏa mãnh liệt để cố kết mối đại đoàn kết toàn dân tộc chúng ta từ quá khứ tới hiện tại và tương lai.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thể hiện sự gắn bó của cộng đồng trong nghĩa “đồng bào”, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, dân tộc Việt Nam cùng có chung một cội nguồn, chung một dòng máu Lạc Hồng, là những người con cùng một bọc, nghĩa “đồng bào” từ đó mà sinh ra, cả nước cùng tôn thờ một vị vua Tổ, một biểu hiện cho sức mạnh siêu nhiên bảo vệ cho sự tồn vong của dân tộc, của cả cộng đồng.

Mang giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn hướng con người tới cái chân - thiện - mỹ, cái cao cả mà con người luôn ước vọng tôn thờ. Trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, các yếu tố văn hóa tâm linh được tiềm ẩn từ các kiến trúc tín ngưỡng đình, đền, miếu - nơi thờ phụng, thực hành tín ngưỡng đến các nghi lễ rước, tế, lễ vật, phẩm phục, diễn xướng dân gian.

Hằng năm, hàng triệu lượt người hành hương về núi thiêng Nghĩa Lĩnh để tưởng nhớ Hùng Vương, nhớ ơn công lao tổ tiên đã có công dựng nước và giữ nước, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cầu may mắn, sức khỏe cho bản thân, gia đình. Những cuộc hành hương về quá khứ, giao tiếp với tổ tiên của quốc gia và gia đình là những hình thức kết nối sức mạnh của tổ tiên như là phương thức gặp gỡ và vượt qua thách thức của cuộc sống hiện tại.

Từ cộng đồng người Việt ở Phú Thọ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa mở rộng ra phạm vi cả nước, trở thành tập quán của cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Người Việt Nam ở mọi miền đất nước và ở nước ngoài sáng tạo những không gian thờ cúng Hùng Vương riêng, xin chân nhang, đất, nước từ Đền Hùng về thờ cúng ngài với tư cách ông Tổ của dân tộc. Đây là đức tin tín ngưỡng thuần Việt đã vượt qua mọi thời đại để trở thành biểu tượng cho khát vọng trường tồn, độc lập tự chủ lâu dài, vĩnh viễn và ước mơ về sự phồn vinh của quốc gia, dân tộc.

Do dịch bệnh Covid-19, lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 chỉ tổ chức 3 hoạt động lễ chính tại tỉnh Phú Thọ và được rút gọn theo đúng quy định gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ đã tổ chức vào ngày 29-3 (tức mồng 6-3 âm lịch); lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu lúc 9 giờ ngày 2-4 (tức mồng 10-3 âm lịch), trong đó hạn chế số lượng đại biểu dự và thực hiện nghiêm những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng thể hiện lòng tự hào về cội nguồn quốc gia dân tộc, ý thức của người dân về lịch sử - một ý thức hệ sâu sắc như một minh triết được ông cha truyền lại cho đến ngày hôm nay. Truyền thống tôn thờ Hùng Vương là một hình thức biểu hiện mạnh mẽ nhận thức về lịch sử và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam, truyền cảm mãnh liệt sự tôn kính của người dân với quá khứ của tổ tiên và di sản văn hóa đặc sắc.

Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc Việt Nam. Ngược dòng lịch sử, chúng ta càng thêm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, từ 80 vạn người thời Hùng Vương, gần 20 triệu người vào đầu thế kỷ XX và đến nay gần 100 triệu người, dù sinh sống ở trong và ngoài nước nhưng người Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng và hình thành ý thức dân tộc, nghĩa tình đồng bào, gắn kết thành một khối, một nguồn cội và một tổ tiên.

Hướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng năm 2020, với tấm lòng thành kính tri ân sâu sắc công lao to lớn của các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, lớp lớp thế hệ người Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, vận hội, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

B.T
(Theo nguồn của Ban Tuyên giáo Trung ương)

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn
  • Ngành ngân hàng trao 80 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
  • Lộ diện 2 cá nhân 'gom' 35% vốn PV Machino
  • Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh
  • Cận cảnh loạt ô tô sang Mercedes, Lexus cháy đen trong hầm chung cư Carina
  • Ðề nghị thu gom, vận chuyển và xử lý rác, bảo đảm vệ sinh môi trường
  • Trình lại dự án nâng đời cao tốc Cam Lộ
  • Long An tăng cường hợp tác với các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc
推荐内容
  • Xây dựng đô thị thông minh sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững
  • Tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho tình nguyện viên chữ thập đỏ
  • Hội LHPN phường Hội Nghĩa (TP.Tân Uyên): Ra mắt mô hình “Nhà trọ xanh không rác thải nhựa”
  • Tự hào nữ chiến sĩ công an tiêu biểu
  • Nga chuẩn bị sở hữu tàu sân bay 'quái vật' kỳ lạ nhất hành tinh
  • Kỳ vọng gì ở cổ phiếu ngân hàng?