【kết quả giao hữu hôm qua】Phản đối Đài Loan tập trận, yêu cầu Trung Quốc hủy tour du lịch ở Biển Đông
Tại họp báo thường kỳ chiều nay (3/12) của Bộ Ngoại giao,ảnđốiĐàiLoantậptrậnyêucầuTrungQuốchủytourdulịchởBiểnĐôkết quả giao hữu hôm qua phóng viên đặt câu hỏi về phản ứng trước việc Đài Loan (Trung Quốc) tập trận bắn đạn thật tại khu vực xung quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 24/11/2020.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Như đã nhiều lần khẳng định, việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời báo chí. Ảnh: Phạm Hải |
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan (Trung Quốc) không được tiến hành các hoạt động diễn tập trái phép nêu trên cũng như lặp lại các vi phạm trong tương lai.
Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước những động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông như tỉnh Hải Nam thông báo sẽ khôi phục lại các chuyến du lịch tàu biển ra quần đảo Hoàng Sa kể từ đầu tháng 12/2020 và Hải quân Trung Quốc tổ chức Lễ tiếp nhận tàu bệnh viện “Nam Y 13” tại bến cảng trên đá “Vĩnh Thử, Nam Sa” (đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa).
Bà Hằng tái khẳng định: "Mọi hoạt động ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nếu không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và không có giá trị pháp lý".
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hủy bỏ và chấm dứt việc tổ chức các chuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như các hành động có thể gia tăng căng thẳng làm phức tạp tình hình, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, cũng như những nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và quan hệ hai nước.
"Một lần nữa, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế", người phát ngôn nhấn mạnh.
Thành Nam
Quan ngại về hành động đi ngược luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Sáng nay (14/11), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - New Zealand và hội nghị cấp cao ASEAN - Australia lần thứ 2.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Sẽ mở lại đường bay thương mại đi quốc tế từ tháng 8?
- ·Dòng vốn rút khỏi Nga trong năm 2014 đạt mức cao kỷ lục
- ·Indonesia đánh đắm 3 tàu cá Philippines do đánh bắt trái phép
- ·Khám phá vẻ đẹp độc đáo hang Va
- ·Tận dụng dư địa thị trường, tăng cường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc
- ·Danh sách Đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
- ·Mansion Sport Hanoi Open Pool Championship 2024
- ·Tái cơ cấu: “Phép màu” nào kéo giảm nhập khẩu muối?
- ·Lắp camera để phạt nguội vi phạm vỉa hè: Liệu có khả thi?
- ·Tòa án Argentina cho phép chuyển địa điểm đặt di hài của Diego Maradona
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Bỏ lỡ dòng vốn FDI là một khuyết điểm, sai lầm lớn'
- ·Quân đội Ukraine tuyên bố đang hoàn tất việc rút vũ khí hạng nặng
- ·Đặc sản chuột nướng ở Hà Giang
- ·Đội tuyển lặn Việt Nam giành 8 suất dự World Games 2025
- ·Cảnh báo tai nạn giao thông: Đèo Lò Xo 'tử huyệt' vẫn còn
- ·Tổng thống Putin thăm Italy: Roma sẽ nghiêng về Nga hay EU?
- ·Paralympic 2024: Hai kình ngư Việt Nam xuất sắc vào chung kết 100m bơi ếch nam
- ·Jannik Sinner vô địch Mỹ mở rộng 2024
- ·Vỡ đập thủy điện ở Lào: Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam có bị ảnh hưởng?
- ·Đọt choại