【ti so sevilla】Đưa thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50% vào năm 2025
Từng bước tạo thói quen thanh toán không tiền mặt cho người dân
Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt hôm nay (28/10).
Đề án xác định rõ quan điểm,Đưathanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrongthươngmạiđiệntửđạtvàonăti so sevilla bám sát các chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), phát triển kinh tế số, chuyển đổi số.
Đồng thời, lấy khách hàng làm trung tâm gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởng cao về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán là thước đo hiệu quả của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt...
Thời gian tới, sẽ có các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử. |
Đề án hướng tới mục tiêu tổng quát là tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.
Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cách mạng 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.
Song song đó, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Cả nước sẽ có hơn 450.000 điểm chấp nhận thanh toán không tiền mặt
Một trong những mục tiêu cụ thể được đặt ra tại Đề án là đến cuối năm 2025, 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm; và tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35 - 40%/năm. Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.
Về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công, Đề án xác định, cũng vào cuối năm 2025, từ 90 - 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt...
Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, 7 nhóm giải pháp sẽ được các cơ quan, đơn vị thực hiện Đề án triển khai gồm: Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách; Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác; Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0; Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công;
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt; Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương tổ chức triển khai, theo dõi thực hiện các giải pháp trong Đề án.
Vân Anh
Thanh toán trực tuyến hơn 14 tỷ đồng dịch vụ đất đai qua Cổng dịch vụ công Quốc gia
Theo Tổng cục Thuế, sau 4 tháng thí điểm, đã có gần 4.000 giao dịch nghĩa vụ tài chính về đất đai thực hiện thành công, với số tiền trên 14 tỷ đồng được thanh toán trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Thủy điện: Phấp phỏng nỗi lo thiếu nước
- ·Kiểm tra C/O mẫu D điện tử thông qua Cơ chế một cửa ASEAN
- ·Top 10 vô địch Cúp C1, Real Madrid vượt trội
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Gắn nhiệm vụ đào tạo nghề với giải quyết việc làm
- ·Đưa điện ra đảo Lý Sơn
- ·Ngành Tài chính sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Lamine Yamal ngỡ ngàng khi được tặng điện thoại bằng vàng
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Cần có thêm nhiều bài phân tích chuyên sâu về lĩnh vực hải quan, XNK nhằm tạo bản sắc riêng
- ·Quyết tâm vượt “đích” nhiệm vụ thu ngân sách năm 2017
- ·Hải quan Việt Nam phấn đấu bằng trình độ phát triển các nước ASEAN 4
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Ghi nhận nhiều ý kiến từ doanh nghiệp ưu tiên
- ·Miễn thuế NK cho nguyên liệu gia công, sản xuất hàng hóa XK tại chỗ
- ·Gắn biển công trình đường dây Vĩnh Long
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Indonesia gọi 33 tuyển thủ cho AFF Cup 2024