【bd ltd u23 chau a】Hiểu kỹ quy định để tận dụng ưu đãi từ CPTPP
Vi phạm xuất xứ 10% vẫn được hưởng lợi
Phân tích về những điểm lợi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng được trong CPTPP,ểukỹquyđịnhđểtậndụngưuđãitừbd ltd u23 chau a bà Bùi Kim Thùy, nguyên thành viên đoàn đàm phán CPTPP của Việt Nam, Đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam cho biết, xuất xứ thuần túy được hiểu trong các FTA cũ là 100% các nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm phải nằm toàn bộ trong quốc gia đó. Đây là quy tắc xuất xứ chặt để ngăn chặn các quốc gia không phải là thành viên của hiệp định tận dụng các ưu đãi thuế, hay còn được gọi là "free rider".
Về yếu tố cộng gộp trong CPTPP, dù nguyên liệu nhập khẩu không đạt xuất xứ CPTPP nhưng có giá trị gia tăng trong CPTPP (dù chỉ 1%) thì khi đó, số phần trăm giá trị gia tăng thực tế của nguyên liệu đó sẽ được cộng gộp để tính hàm lượng CPTPP trong sản phẩm được sản xuất tại nước xuất khẩu sản phẩm đó. Ví dụ như một gói cà phê được sản xuất tại Biên Hòa lấy cà phê từ Buôn Mê Thuột, sữa từ Mộc Châu, đường từ Quảng Ngãi. Bốn tỉnh này đều nằm trong lãnh thổ Việt Nam. CPTPP coi mỗi quốc gia trong Hiệp định là một tỉnh. Khi đó, CPTPP không cần chỉ số RCV (Regional Value Content - hàm lượng giá trị khu vực) phải đạt 40% như các FTA khác. Trong CPTPP, kể cả 15%, 20% vẫn được cấp C/O bình thường.
"Đây là yếu tố linh hoạt đặc biệt tốt cho chuỗi cung ứng, đối với các ngành sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có đủ nguồn lực như các doanh nghiệp lớn. Cùng với đó, quy tắc linh hoạt cho phép thành phẩm dù vi phạm xuất xứ 10% nhưng vẫn có ưu đãi thuế quan đặc biệt. Tiêu biểu, sợi không có xuất xứ được phép chiếm không quá 10% trọng lượng vải sử dụng để tạo nên thành phẩm. Ví dụ, trong 100 tấn sợi, doanh nghiệp dệt may có quyền vi phạm 10 tấn vẫn được hưởng ưu đãi. Quy tắc này chỉ áp dụng duy nhất trong ngành dệt may về trọng lượng. Còn nếu tính về giá trị, nhiều ngành hàng vẫn được hưởng chính sách này. Tuy nhiên, không áp dụng với một số nguyên liệu sử dụng để sản xuất bơ sữa và các sản phẩm bơ sữa, một số loại nước ép hoa quả và một số loại dầu ăn", bà Thùy nhấn mạnh.
Đứng ở góc độ đại diện cho các doanh nghiệp dệt may – ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam Nguyễn Sơn cho rằng, các doanh nghiệp ngành dệt may được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP, nhưng với điều kiện là xuất xứ nguyên liệu đến từ các thành viên nội khối.
Theo ông Sơn, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi từ CPTPP, câu hỏi đặt ra là làm sao để thu hút doanh nghiệp, trong đó, giải pháp tốt nhất là xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Khi tập trung về một khu vực, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng xử lý nguồn nước thải, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một khâu còn khâu sản xuất vải sẽ được lấy từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các khu vực khác... Việt Nam cần nghiên cứu, ứng dụng mô hình này.
Doanh nghiệp phải chủ động
Từ thực tiễn ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Lysaght Việt Nam cũng khẳng định, tham gia CPTPP chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các quốc gia chuyên về chăn nuôi vốn đã có nhiều điểm mạnh về thương hiệu dựa trên quy mô hệ thống quản lý trang trại, chất lượng sản phẩm… trong khi ngành chăn nuôi của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh. Vì vậy muốn hưởng lợi từ CPTPP, trước hết Việt Nam cần xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để tạo ra vùng trọng điểm trong chăn nuôi như mô hình của các nước tiên tiến.
Còn ông Đỗ Văn Huệ, Ủy viên Thường trực Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cho biết, đa số các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam là bị động, hầu hết chờ khách nước ngoài qua mua hoặc làm gia công cho họ. Đây là điều rất rủi ro cho các nhà sản xuất ở Việt Nam nếu không thay đổi.
Đặc biệt, hiện nay ngành nông nghiệp của ta hiện đang sản xuất những cái mình có chứ không phải đáp ứng những sản phẩm các thị trường nhập khẩu lớn cần. Có những sản phẩm ở nước ngoài cần nhưng trong nước không biết, doanh nghiệp Việt không nắm được thông tin nên không đưa sản phẩm sang. Ông Huệ ví dụ, tại Malaysia, trái mãng cầu xiêm, thậm chí là lá mãng cầu xiêm vẫn bán được. 1 gói trà túi lọc với khoảng 3 lá trà đang được Malaysia bán với giá 12.000 đồng, người dân bên đó có nhu cầu mua nhưng doanh nghiệp Việt Nam không nắm thông tin, không đưa sản phẩm sang.
“Nếu mình trông chờ người nước ngoài sang mua thì lại dính bài toán chỉ làm gia công cho họ, như thế sẽ không đảm bảo thu nhập cho người dân. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu tìm hiểu các thị trường lớn, mang sản phẩm đến tận nước ngoài bán” - ông Huệ nói.
Chia sẻ về những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trong CPTPP, ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam cho biết thêm, về vấn đề môi trường trong cam kết CPTPP, Công ty BlueScope có cam kết toàn cầu là hàng năm giảm 3% khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện hơn 5 năm và hiện tại đã vượt mục tiêu đề ra. Ngoài vấn đề CO2, chúng tôi cũng tích cực phát triển những công trình xanh, tiết kiệm năng lượng thông các diễn đàn, hội thảo, cuộc thi cho học sinh, sinh viên. Về an toàn lao động thì công ty có văn hoá mọi nhân viên tham gia cùng xây dựng để giảm thiểu rủi ro. Thành tích ở góc độ toàn cầu của doanh nghiệp này là cứ một triệu giờ lao động, có dưới một trường hợp mất an toàn lao động. Về bình đằng giởi, BlueScope có chính sách rõ ràng để cân bằng lực lượng lao động trong các nhà máy sản xuất - cứ 3 lao động sẽ có một lao động nữ, ở góc độ lãnh đạo có hơn 30% lãnh đạo nữ. Cuối cùng là sở hữu trí tuệ, công ty sẽ thường xuyên thiết lập và huấn luyện nhân viên làm sao để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, cố gắng xây dựng văn hoá sáng tạo trong tập đoàn. Như vậy, BlueScope đã và đang thực hiện những điều kiện cần và đủ để đáp ứng những tiêu chuẩn của CPTPP trong doanh nghiệp.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vai trò của khuyến nông cộng đồng trong phát triển tam nông
- ·Việt Nam actively contributes to UN Security Council: official
- ·Prime Minister Phúc holds talks with Chinese Premier Li
- ·Prime Minister hosts Germany's Thüringen Minister
- ·Quốc lộ 1A: Nhức nhối tình trạng phá thiết bị chống lóa
- ·Power hike dominates NA’s Standing Committee discussions
- ·NA Chairwoman meets IPU leader in Doha
- ·HCM City People’s Council has new chairwoman
- ·Tôi lừa cưới anh để con mình có cha
- ·Việt Nam, Canada eye stronger defence ties
- ·Hiệu quả từ phân loại rác tại nguồn
- ·Vietnamese, French top legislators hold talks
- ·PM to pay official visits to Romania, Czech Republic
- ·Domestic and international delegates pay homage to former President Lê Đức Anh
- ·Trong tuần trăng mật phát hiện vợ nghiện
- ·PM to pay official visits to Romania, Czech Republic
- ·Denmark donates artworks to local healthcare facilities
- ·Việt Nam, Japan reinforce defence ties
- ·Tạo hóa “hiến dâng” em cho tôi
- ·PM meets chairman of Japanese firm