【kqbd giao hữu hôm nay】Thêm 3 bộ tem về nhân vật lịch sử sẽ được phát hành trong năm 2022
Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định số 2001 điều chỉnh,êmbộtemvềnhânvậtlịchsửsẽđượcpháthànhtrongnăkqbd giao hữu hôm nay bổ sung Quyết định số 06 ngày 7/1/2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc ban hành Chương trình phát hành tem bưu chính năm 2022.
Chương trình phát hành tem bưu chính hàng năm đều được Bộ TT&TT nghiên cứu xây dựng một cách kỹ lưỡng, nghiêm túc, có sự bổ sung linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ảnh: B.M |
Trong số 7 đề tài được bổ sung lần này, có 3 đề tài về nhân vật lịch sử tiêu biểu, đó là: “Kỷ niệm 100 năm sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922 – 2022)”; “Chiến sĩ cách mạng Hoàng Thế Thiện (1922 – 1995)”; “Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sỹ Đỗ Nhuận (1922 – 2022).
Đồng chí Võ Văn Kiệt tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ngày 23/11/1922, tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Gần 70 năm hoạt động cách mạng, từ khi còn lăn lộn với phong trào cách mạng ở quê hương Vĩnh Long, ở Tây Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định rồi Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến khi giữ cương vị lãnh đạo của cả nước, cuộc đời của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, oanh liệt và vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.
Là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiều khóa, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng rồi Thủ tướng Chính phủ trong 10 năm đầu đổi mới, những đóng góp của đồng chí trải rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Chiến sĩ cách mạng Hoàng Thế Thiện tên thật là Lưu Văn Thi, sinh ngày 20/10/1922 tại Hải Phòng, quê quán ở tỉnh Hà Nam.
Với 73 tuổi đời, 50 năm tuổi Đảng, Hoàng Thế Thiện đã kinh qua nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng trong các lĩnh vực gồm: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội… Gần 40 năm chiến đấu trên chiến trường ác liệt, ông được mệnh danh là “Vị tướng Chính ủy” vì đã giữ cương vị Chính ủy - Bí thư Đảng ủy của nhiều đơn vị trọng yếu.
Ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 Huân chương Quân công hạng Nhất... Đặc biệt, ông là người đầu tiên trong lịch sử được Quốc vương Campuchia truy tặng huân chương cao quý nhất dành cho người nước ngoài đã có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Campuchia.
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh ngày 10/12/1922 tại làng Vạc (nay là thôn Hoạch Trạch), xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, là một trong những cánh chim đầu đàn của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Có một điều thú vị là Hoàng Thế Thiện và Đỗ Nhuận cùng hoạt động trong tiểu tổ bí mật năm 1940 tại Hải Phòng, cùng bị thực dân Pháp bắt năm 1943, cùng bị giam tại nhà tù Hỏa Lò và Sơn La, cùng vượt ngục Sơn La tháng 3/1945, nay lại cùng được tôn vinh trên tem Bưu chính Cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh trong năm 2022.
Ba bộ tem về 3 nhân vật lịch sử tiêu biểu kể trên dự kiến sẽ được phát hành đúng tháng sinh của mỗi nhân vật.
Trong danh sách 7 đề tài bổ sung vào Chương trình phát hành tem năm 2022 còn có 4 đề tài khác gồm: “Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 – SEA Games 31” (dự kiến phát hành tháng 5/2022); “50 năm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (1972 – 2022)” (tháng 7/2022); “Hổ” (tháng 9/2022); “Tem phát hành chung Việt Nam - Ấn Độ” (tháng 11/2022).
Ngoài 7 đề tài tem bưu chính phát hành bổ sung, Chương trình phát hành tem năm 2002 dự kiến còn có 12 bộ tem khác gồm: “Tem tình yêu” (tháng 2/2022), “Cây cà phê” (tháng 2/2022); “Kỷ niệm 700 năm mất nhà sử học Lê Văn Hưu (1230 – 1322)” (tháng 4/2022); “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây khế” (tháng 6/2022), “Biển, đảo Việt Nam (bộ 3): Động vật đặc hữu biển, đảo” (tháng 6/2022); “Thác nước Việt Nam” (tháng 8/2022); “An toàn giao thông đường bộ (bộ 3)” (tháng 9/2022); “Ẩm thực Việt Nam (bộ 3” (tháng 10/2022); “Kiến trúc nhà thờ” (tháng 11/2022); “Tết Quý Mão” (tháng 12/2022); “Kỷ niệm 50 năm Trận chiến 12 ngày đêm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (1972 – 2022)” (tháng 12/2022); “Kỷ niệm 200 năm sinh nhà khoa học Louis Pasteur (1822 – 1895)” (tháng 12/2022).
Bình Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Gặp sinh viên tiêu biểu làm theo lời Bác
- ·Ba Lan bố trí hệ thống pháo HIMARS sát biên giới với vùng cực tây của Nga
- ·Không in tiền mới mệnh giá nhỏ dịp Tết Tân Sửu
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Ba Lan có khả năng khó giao MiG
- ·Mỹ đánh giá hội đàm Nga
- ·Giảm lãi suất điều hành sẽ tác động ra sao đến lãi suất tiền gửi?
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Tỷ giá trung tâm giảm 5 đồng, giá đồng Nhân dân tệ biến động mạnh
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 19/2/2024: Tỷ giá Yen Nhật chốt tuần nối dài xu hướng giảm, tuần mới ra sao?
- ·Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm, tặng quà các trường học ở huyện A Lưới
- ·Kỳ thi tốt nghiệp TPHT 2023: Sáng 29/6, thí sinh làm bài thi tổ hợp
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·17 đơn vị tham gia hội thao Ngành giáo dục nghề nghiệp năm 2023
- ·Nga chỉ thị tăng gấp đôi sản lượng vũ khí dẫn đường
- ·ECB chuẩn bị cho khả năng phát hành đồng euro kỹ thuật số
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Thủ khoa khối C: Không học thêm vẫn học giỏi