【ty so uc】Gỡ vướng thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng
Ngăn chặn gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng | |
Gỡ vướng về hoàn thuế Giá trị gia tăng cho doanh nghiệp |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) kiểm tra máy móc, thiết bị NK. Ảnh: H.Nụ |
Điều kiện để được miễn thuế GTGT?
Công ty TNHH Thiết bị và công nghệ thú y Việt Nam chuyên NK thiết bị chuyên dùng dành riêng để siêu âm và xét nghiệm cho gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, ngựa, dê, gà, vịt... Theo DN này, do đặc tính kỹ thuật riêng biệt nên các loại thiết bị chỉ sử dụng cho các trang trại chăn nuôi động vật sản xuất nông nghiệp và cơ sở khám chữa bệnh cho thú y, nên không thể sử dụng được cho con người.
Để áp dụng các chính sách thuế vào quá trình khai báo đúng quy định, DN thắc mắc các thiết bị này có được miễn thuế GTGT theo quy định và các thiết bị có được phân loại vào nhóm máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hay không?
Được biết, theo quy định tại Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế; khoản 1 Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì “máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bộ Tài chính đã có các công văn số 12848/BTC-CST ngày 15/9/2015, công văn số 1677/BTC-TCT ngày 29/1/2016 hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố, các cục thuế tỉnh, thành phố về thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, tại điểm 2 công văn số 1677/BTC-TCT hướng dẫn: “Bộ NN&PTNT hoặc Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố xác nhận các máy, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC; điểm 1 công văn số 12848/BTC-CST và điểm 1 công văn này theo nguyên tắc: Máy, thiết bị và linh kiện đồng bộ để lắp ráp thành máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho mục đích khác là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế”.
Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp mặt hàng thiết bị chuyên dụng dành riêng cho việc siêu âm và xét nghiệm cho gia súc, gia cầm chưa được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC; điểm 1 công văn số 12848/BTC-CST; điểm 1 công văn số 1677/BTC- TCT nên để được áp dụng chính sách ưu đãi thuế, DN phải có văn bản của Bộ NN&PTNT hoặc Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố xác nhận máy, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo nguyên tắc: Máy, thiết bị và linh kiện đồng bộ để lắp ráp thành máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho mục đích khác là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế.
Tuy nhiên, để làm căn cứ miễn thuế, văn bản xác nhận phải có xác định cụ thể cấu tạo kỹ thuật của mặt hàng như model, thông số kỹ thuật, chức năng chi tiết...
Nguyên liệu làm dược liệu hưởng mức thuế 5%
Trước vướng mắc khai báo mức thuế của một số DN đối với mặt hàng nguyên liệu làm dược liệu, theo Tổng cục Hải quan, điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định mức thuế suất 5% áp dụng đối với “sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thuế suất thuế GTGT: “Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT và khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. Một số trường hợp áp dụng mức thuế suất 5% được quy định cụ thể như sau: Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT”.
Ngoài ra, tại khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thuế suất thuế GTGT 5% như sau: “...Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng vắc xin; sinh phẩm y tế, nước cốt để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; vật tư hoa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm)”.
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa NK Việt Nam quy định: “Trường hợp hàng hoá được quy định cụ thể thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% hoặc 10% theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó”.
Cũng tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định: “Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu NK, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại... Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế GTGT tại Biểu Thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế NK ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này”.
Đối chiếu với các quy định trên, Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp “sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” đã được quy định cụ thể thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% và thống nhất ở các khẩu NK, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT.
Theo đó, khi các DN NK mặt hàng khai báo tên hàng là dược liệu và NK theo Giấy phép NK dược liệu của Bộ Y tế cấp thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%.
Tuy nhiên, trường hợp DN NK mặt hàng dược liệu theo quy định của pháp luật về dược, nhưng chưa kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo đúng quy định tại Luật thuế GTGT, Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan.
(责任编辑:La liga)
- ·Gội đầu dưỡng sinh uy tín tại quận 1 TP.HCM
- ·Khu Công viên phần mềm Quang Trung phát huy hiệu quả khu công nghệ thông tin đầu tiên của cả nước
- ·Bác sĩ khuyến cáo cách tắm giữa mùa đông giá rét để tránh đột quỵ
- ·Infographics: Nét nổi bật của hoạt động xuất nhập khẩu tháng 4
- ·Thị trường Hàn Quốc biến động như thế nào sau khi tổng thống thiết quân luật
- ·Bí mật trong phòng đông thi thể chờ ngày ‘sống lại’ với giá 200.000 USD
- ·Thu hút FDI bứt phá ngoạn mục
- ·Thế giới đón bé gái là công dân thứ 8 tỷ, sớm hơn dự kiến 15 năm
- ·Đứa con của một lần sung sướng…
- ·TPHCM: Ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu tăng hơn 100 lần
- ·Lan tỏa các phong trào thi đua
- ·Bé trai 14 tuổi dập nát cơ cẳng chân trái vì súng tự chế
- ·Đừng vì chiếc phong bì mà phủi sạch công lao của y bác sĩ!
- ·6 nguyên tắc nuôi con thông minh, ưu tú của người Do Thái
- ·Phát triển sản phẩm OCOP: Không để mai một, mất thương hiệu đặc trưng
- ·Hội chứng nỗi buồn ngày sinh nhật khiến người đàn ông không muốn sống
- ·Hải Phòng: 3 nhóm hàng nhập khẩu “trăm triệu đô”
- ·Thu hút FDI 4 tháng tiếp tục đạt kỷ lục về vốn đăng ký
- ·'Kỷ luật là để chữa bệnh cứu người'
- ·Người phụ nữ nhồi máu cơ tim được sốc điện 30 lần mới thoát cửa tử