【juarez – atlas】Chơi để học nhìn từ một hội thi
Lồng ghép chơi và học
Hội thi nghiệp vụ sư phạm Trường ĐH Sư phạm năm nay đúng vào những ngày mưa đầu tháng 12,ơiđểhọcnhìntừmộthộjuarez – atlas song từ sáng sớm, hội trường khoảng 1.200 chỗ ngồi đã được lấp đầy.
Phần thi thiết kế giáo án và tổ chức dạy học được tổ chức tại Trường mầm non Phú Hội
Lấy ý tưởng từ các kỹ năng nghề nghiệp, xử lý tình huống sư phạm, các phần thi chứa đựng kiến thức chuyên môn, kỹ năng do nhà trường đào tạo và chuyển hóa thành những nội dung thi hấp dẫn. Đơn cử như phần thi chào hỏi – xử lý tình huống sư phạm, các đội dựa trên kiến thức, kỹ năng học được và dàn dựng một tiểu phẩm thú vị, hài hước qua đó giới thiệu thông tin nổi bật của khoa mình.
Cái hay của hội thi là tạo ra những trải nghiệm khác nhau. Nếu phần thi tài năng, chào hỏi – xử lý tình huống sư phạm được tổ chức trong không gian sân khấu hội trường với đầy đủ âm thanh, ánh sáng thì các phần thi thiết kế giáo án và tổ chức dạy học; thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục được tổ chức ngay tại một số điểm trường mầm non, tiểu học, trung học phổ thông trong phạm vi TP. Huế, để sinh viên trải nghiệm nghề trước học sinh, giáo viên. Điều này mang lại môi trường thực hành, thực tập nghề cho sinh viên, đồng thời cũng là cơ hội để giảng viên kiểm nghiệm, đánh giá phương pháp giảng dạy của mình.
Võ Thị Thảo, sinh viên Trường ĐH Sư phạm chia sẻ, từ hội thi nghiệp vụ sư phạm, em học được các kỹ năng như giao tiếp, nói trước đám đông, xử lý tình huống… Đây không chỉ là những kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp tương lai mà có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
PGS. TS. Nguyễn Đình Luyện, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm chia sẻ, đến nay hội thi trải qua mùa thứ 10 (định kỳ tổ chức hai năm một lần) và luôn có sức hút với đông đảo sinh viên. Để có được hiệu quả, ban tổ chức nghiên cứu những ý tưởng lồng ghép hình thức chơi mà học để không chỉ người thi mà các sinh viên cổ vũ cũng vừa xem vừa học, qua đó rèn luyện các kỹ năng. Trước khi tổ chức hội thi cấp trường là hội thi cấp khoa để sinh viên làm quen và có bước chuẩn bị kỹ, tạo ra tính hấp dẫn. “Qua các lần tổ chức, hội thi đã có những thay đổi về hình thức, nội dung, phù hợp với tình hình thực tế. Như năm nay, nhà trường thêm mới hai phần thi là thuyết trình, thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục. Đây cũng là các kỹ năng cần thiết cho sinh viên sư phạm trong giai đoạn hiện nay”, ông Luyện nói thêm.
Cần thêm những sân chơi
Hội thi nghiệp vụ sư phạm được xem là một ví dụ điển hình trong việc tạo ra những hoạt động mới, hiệu quả bên cạnh phương thức đào tạo truyền thống. Lâu nay, vấn đề đào tạo kỹ năng gắn với đào tạo nghề trong nhà trường và hiệu quả thực sự trong phương pháp đào tạo là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Khảo sát của người viết với sinh viên nhiều trường, vẫn có không ít ý kiến cho rằng, chương trình còn nặng tính hàn lâm; phương pháp đào tạo chưa thực sự tạo hứng thú với người học. Điểm chung của sinh viên là thích những sân chơi lồng ghép với việc học liên quan đến ngành nghề của mình – mô hình tương đồng với hội thi nghiệp vụ sư phạm.
Hiện, ở giảng đường ĐH, cao đẳng vẫn có khá nhiều hoạt động, hội thi nhằm rèn luyện kỹ năng, phục vụ cho việc học, song hiệu quả còn chừng mực và sức hút chưa cao. Lý do là ngoài quy mô, tính chất còn nhỏ thì hình thức và cách tổ chức các hoạt động thường nặng tính giải trí hoặc chỉ thiên về học tập, khó dung hòa tốt cả hai yếu tố để tạo ra sự hứng khởi cho sinh viên.
Qua trao đổi, ông Johnson Ong Chee Bin, chuyên gia AUN – QA (Tổ chức đảm bảo chất lượng mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á) về xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra khẳng định, cần thay đổi phương pháp dạy học, đánh giá sinh viên; không chỉ bằng hình thức giảng dạy, kiểm tra mà có thể chuyển hóa bằng các hình thức khác, có thể là các hoạt động kỹ năng, hội thi… nhưng vẫn đáp ứng được kiến thức và kỹ năng phục vụ cho ngành học. Nói điều này để thấy, trong quá trình đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, việc tổ chức các hội thi, phần thi lồng ghép các kiến thức học tập cũng có thể là một lựa chọn.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, các ngành học hay thậm chí các môn học cũng có thể tạo ra các sân chơi như các cuộc thi. Việc đưa sinh viên ra khỏi lý thuyết nặng nề bằng hình thức mới mẻ sẽ giúp người học tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng tốt hơn.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thu hút vốn FDI
- ·Sao Việt 5/4: 'Mẹ bầu' Minh Hằng đi ngắm hoa anh đào, Kỳ Duyên khoe eo con kiến
- ·H'Hen Niê chia tay bạn trai
- ·Chuyện yêu nhiều tin đồn của Hoa hậu Tiểu Vy
- ·Bộ Công Thương khuyến cáo về việc đảm bảo chất lượng khẩu trang xuất khẩu
- ·'Mỹ nhân ngàn năm có một' khoe sắc trong bộ ảnh mang phong cách thập niên 90
- ·Nữ giám đốc công ty thuỷ sản đăng quang Hoa hậu Doanh nhân thời đại 2023
- ·H'Hen Niê thế nào sau khi chia tay mối tình 5 năm?
- ·TP.HCM cần khoảng 70.000 – 75.000 lao động sau Tết Nhâm Dần
- ·Cuộc thi Mrs Grand Vietnam chấp nhận thí sinh 'dao kéo', Á hậu Thuỵ Vân nói gì?
- ·Giá xăng dầu hôm nay (16
- ·Hoa hậu H'Hen Niê thực hiện ước muốn trồng 5ha rừng
- ·Ai là Á hậu đầu tiên của Việt Nam được phong NSƯT?
- ·Á hậu Quản Hân làm Đại sứ Lễ hội khinh khí cầu quốc tế 2023
- ·Khai trương ngân hàng số
- ·Hà Duy đăng ảnh với Hương Giang, tiết lộ mối quan hệ sau ồn ào 'cắt show'
- ·Ép thí sinh bán hàng online: Chủ tịch Hoa hậu Hòa bình giải thích
- ·Lương Thị Thùy Dung đăng quang Hoa hậu doanh nhân Đông Nam Á 2023
- ·Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử
- ·Thắng kiện vụ bị bà Đặng Thuỳ Trang đòi nợ, Hoa hậu Thuỳ Tiên nói gì?