【kq villarreal】Nga ‘hồi sinh’ dự án UAV trinh sát tấn công, sẵn sàng triển khai tại Ukraine
Động thái cho thấy dự án đình trệ của Moscow đã được “hồi sinh” để đáp ứng yêu cầu tác chiến tại Ukraine.
Các chuyên gia từ lâu đã chỉ ra rằng,ồisinhdựánUAVtrinhsáttấncôngsẵnsàngtriểnkhaitạkq villarreal Nga thiếu máy bay không người lái chiến đấu tầm trung và cao (MALE/HALE) để có thể đạt được một số mục tiêu đáng kể trên chiến trường.
Trinh sát kết hợp tấn công
UAV Sirius còn gọi là Inokhodets-RU, được phát triển bởi Tập đoàn Kronstadt có trụ sở tại St. Petersburg. Đảm đương vai trò trinh sát và tấn công, Sirius có thiết kế dựa trên UAV Orion, gồm hai động cơ phản lực cánh quạt so với động cơ đơn trên mẫu Reaper của Mỹ. Theo nhà sản xuất, Sirius có khả năng hoạt động 20 giờ liên tục.
Trong đó, radar khẩu độ tổng hợp (SAR) trên mẫu UAV này có thể phát hiện các mục tiêu đang di chuyển và hoạt động của đối phương trên mặt đất bất chấp mây dày hay tầm nhìn kém.
Thông tin lan truyền trên các nhóm Telegram của Nga cho thấy, UAV mới có thể đạt độ cao tối đa 7000 mét (23.000 feet), với tốc độ bay 180 km/h và tầm hoạt động 3.000 km. Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cho rằng chiếc UAV còn trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh riêng.
Sirius có thể mang tổng trọng lượng vũ khí (bom/mìn) từ 300 kg đến 400 kg. Tại diễn đàn Army-2020, mẫu UAV được trưng bày với nhiều loại vũ khí như bom dẫn đường FAB-100, KAB-100, OFAB-250.
Một số blogger quân sự Nga khẳng định Sirius thậm chí có thể mang tên lửa không đối đất truyền thống và vũ khí dẫn đường chính xác ở dưới cánh.
Do có sự tương đồng với UAV MQ-9 Reaper và RQ-4B Global Hawk của Mỹ đang hoạt động tại chiến trường Ukraine, giới quan sát đang suy đoán về cách thức mẫu UAV này sẽ được Nga sử dụng ra sao trong thời gian tới.
Các mẫu UAV của Washington thường xuyên hoạt động phía Nam Crimea trên Biển Đen, với trang bị hỗ trợ điện tử (ES) và thiết bị trinh sát quang học, đã cung cấp khả năng tình báo - giám sát - trinh sát (ISR) theo thời gian thực hoạt động của các radar phòng không, việc triển khai hải quân và bộ binh từ phía Nga.
Thông tin từ Reaper và Global Hawk được cho là cơ sở của những đợt tấn công vào các căn cứ không quân Engels và Dyagilevo của Nga năm ngoái (ngày 5 và 26/12), cũng như các nỗ lực tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử nhằm vào Hạm đội Biển Đen của Moscow.
Dữ liệu chia sẻ, tăng năng lực tác chiến
Các chuyên gia phân tích nhận định, sự hiện diện thường trực của một máy bay không người lái hạng nặng với những cảm biến mạnh mẽ có khả năng giám sát liên tục chuyển động trên mặt đất tại Ukraine từ một khoảng cách an toàn bên trong không phận Nga sẽ mang đến nhiều lựa chọn cho các nhà hoạch định quân sự nước này.
Dữ liệu thu thập có thể được chia sẻ với những hệ thống mặt đất, hoặc các nền tảng trên không như Su-34, Su-35 và Su-30.
Về lý thuyết, sức mạnh phòng thủ của quân đội Nga sẽ được tăng cường đáng kể, khi sớm phát hiện những đợt tấn công từ phía Ukraine, làm tiền đề cho các kế hoạch phản công được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả.
Ngoài ra, UAV Sirius có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt sau khi xác định mục tiêu bằng các loại bom lượn mà không cần dựa vào sự hỗ trợ của phương tiện mặt đất hoặc trên không khác.
EurAsianTimes cho biết, một báo cáo từ tháng 8/2022 cho thấy, Nga đang sử dụng song song UAV Orion và Sirius như một phần của “nhiệm vụ trinh sát và tấn công bằng máy bay có người lái”.
Với bộ thu tín hiệu vệ tinh tăng phạm vi hoạt động, UAV Sirius được cho sẽ khuếch đại đáng kể khả năng của những chiếc UAV khác và các chiến đấu cơ phản lực có người lái như Su-35 hoặc Su-30.
Thông qua việc liên kết và chia sẻ dữ liệu, máy bay ném bom chiến đấu hoàn toàn có thể giao nhiệm vụ giám sát mặt đất cho máy bay không người lái, giúp giảm bớt nhiệm vụ quét trên không để tập trung tác chiến. Trong khi đó, các loại đạn dẫn đường và không điều khiển trên UAV là một sự bổ sung về tải trọng vũ khí.
Phương Tây cho rằng, Moscow có thể đưa Sirius vào không phận Ukraine làm “mồi nhử” phát hiện vị trí các hệ thống phòng không S-300 hoặc Buk Radar SAM, trước khi sử dụng Su-35 mang tên lửa chống bức xạ Kh-31 (ARM) tấn công các hệ thống này.
(Theo EurAsian Times)
Radar mạnh nhất thế giới khiến Mỹ cũng phải dè chừng
Một hệ thống radar mạnh mẽ có khả năng theo dõi đa mục tiêu trong phạm vi lên tới 3.500 km, tương đương khoảng cách từ Trung Quốc đến đảo Guam (Mỹ) đang được Bắc Kinh phát triển.(责任编辑:Thể thao)
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Tăng cường kiểm định khí thải phương tiện giao thông đường bộ
- ·Người đưa 30 triệu liều vaccine Covid
- ·CEO chuỗi cầm đồ F88 Phùng Anh Tuấn: Chúng tôi sẽ trở thành công ty tỷ đô vào năm 2023
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Thủ tướng: Định vị chỗ đứng mới, củng cố vai trò hạt nhân của ASEAN
- ·Thủ tướng: Phải điều hành một cách nghệ thuật và khoa học giữa chính sách tài khóa và tiền tệ
- ·Hóa chất Đức Giang thông báo tạm ứng cổ tức cổ tức bằng tiền tỉ lệ 15%
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Quốc hội có thể họp chuyên đề xem xét dự án một luật sửa nhiều luật
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Bà Nguyễn Thị Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021
- ·Triển khai kịp thời, quyết liệt, hiệu quả việc ứng phó thiên tai nguy hiểm liên tiếp
- ·650 triệu cho 30 giây phát sóng nhưng quảng cáo trong Táo Quân 2021 vẫn đắt như tôm tươi
- ·Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- ·Podcast Báo Bình Dương: Kết nối, lan tỏa nhiều giá trị nhân văn
- ·Tổng Bí thư: Chấn hưng, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tạo thành sức mạnh vô song
- ·Gừng, tỏi, đậu, rau thơm... bỗng bị quản lý như dược phẩm
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Giải Báo chí Quốc gia năm 2020: Báo Đầu tư đoạt 2 giải B