【tài xỉu góc】Ứng dụng công nghệ số vào trường học
Học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng trong giờ học tin học
Không còn dạy chay,Ứngdụngcôngnghệsốvàotrườnghọtài xỉu góc học chay
Tiết học môn lịch sử của học sinh khối cuối cấp Trường THCS Nguyễn Chí Diểu trở nên sinh động khi có sự xuất hiện của công nghệ thông tin. Sau khi giáo viên giới thiệu bài học tổng quát bằng hình ảnh minh họa qua phần mềm máy chiếu Projector, học sinh chia nhóm để thảo luận theo chủ đề.
Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 9 cho biết, khi giảng về bài học về chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, giáo viên giáo đã sử dụng lược đồ chiến dịch Việt Bắc có ký hiệu, hình ảnh với hiệu ứng sinh động thể hiện hướng tiến công của quân bộ, quân thủy và quân dù của Pháp cũng như hướng tiến công của ta… Dựa vào lược đồ, giáo viên tường thuật diễn biến của chiến dịch nên giờ học rất dễ hiểu.
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được các trường học triển khai từ nhiều năm trước. Thế nên, khi dịch COVID - 19 bùng phát, Thừa Thiên Huế là địa phương chọn phương án dạy học trực tuyến và học trên truyền hình sớm nhất cả nước. Nhiều vị hiệu trưởng thán phục khi nói về giáo viên của mình, họ hoàn toàn chủ động ứng dụng CNTT để ôn bài cho học sinh. Giáo viên trẻ thích ứng nhanh đã đành, giáo viên lớn tuổi cũng không bỏ cuộc và tất nhiên các nhà mạng đã hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc cài đặt các phần mềm.
Thầy giáo Lê Triều Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà giáo viên ứng dụng tốt CNTT, bởi trong nhiều năm, họ đã nghiên cứu, xây dựng bài giảng E-Learning, sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn giảng tương tác, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học… khá thuần thục.
Thuận tiện hơn khi Thừa Thiên Huế cũng là địa phương được xây dựng mô hình phòng học thông minh (SmartEdu) ở các trường: THCS Nguyễn Tri Phương, THPT chuyên Quốc Học và THPT Phú Bài… Theo phương thức này, bài giảng của giáo viên trở nên sinh động, linh hoạt hơn. Các em học trên mô hình này đóng vai trò trung tâm, còn giáo viên là người hỗ trợ. Mỗi học sinh chỉ cần một phương tiện có thể kết nối mạng, như máy tính bảng, điện thoại thông minh là có thể truy cập vào bài học một cách dễ dàng. Học sinh có được môi trường học tập mọi lúc mọi nơi, có điều kiện rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm...
Giảm khối lượng công việc cho giáo viên
CNTT giúp giáo viên soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học có hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng điện tử, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình… nên cách trình bày bài giảng gọn, đẹp, sinh động và thuận tiện.
Thầy Võ Anh Tú, giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học cho hay: “Ứng dụng CNTT giúp giáo viên có thời gian hướng dẫn học sinh tiếp cận lượng kiến thức lớn, phong phú, tránh tình trạng “dạy chay”. Hình ảnh những đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Vì vậy, những bài giảng có hình ảnh thực tế mô phỏng hợp lý, sinh động sẽ làm lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn”.
Hiện nay, tất cả các trường học đều được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT như máy vi tính phục vụ quản lý và dạy học; đường truyền internet tốc độ cao…
Ðể đáp ứng yêu cầu đặt ra, ngành GD và ÐT đã không ngừng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT trong tất cả các ngành học, bậc học. Từ ứng dụng và hỗ trợ của CNTT, học sinh và giáo viên tiếp cận được với bài giảng điện tử, tài liệu điện tử, thông tin giáo dục nhanh chóng, tối ưu hiệu quả dạy và học. Các trường đã tăng cường giờ học, thực hành CNTT, giúp các em sử dụng tốt tài liệu điện tử với hàng nghìn bài giảng được lưu giữ trên hệ thống trang tin điện tử của nhà trường. Phần mềm này cũng giúp phụ huynh làm “cầu nối” với nhà trường để họ có thể theo dõi và giám sát việc học của con em mình.
Thực tế, ngành giáo dục có những bước chuyển mạnh mẽ trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Cụ thể, ngành đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của ngành (big data) nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý giáo dục. Tuy nhiên, các trường vẫn gặp khó khi thiếu trang thiết bị, yếu về năng lực ứng dụng của đội ngũ giáo viên, thiếu đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên chưa biết cách cân đối khi xây dựng một giáo án điện tử bởi mất khá nhiều thời gian, đòi hỏi họ phải có khả năng ứng dụng công nghệ thành thạo, phải đầu tư ý tưởng…
Nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên phải thực sự say mê, có kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ trong hoạt động giáo dục. Họ chính là người tiên phong trong chuyển đổi số. Muốn làm được điều đó, ngành giáo dục sẽ phải tập trung hạ tầng trong dạy học cũng như tạo điều kiện hỗ trợ đội ngũ này trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ và các kỹ năng ứng dụng công nghệ 4.0.
Bài, ảnh: Huế Thu
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở nhiều tỉnh miền núi khu vực Bắc Bộ
- ·Ronaldo, Messi chi hàng triệu USD làm từ thiện không 'phông bạt' thế nào?
- ·Bóng đá Trung Quốc chia tay siêu sao từng kiếm được hơn 5.000 tỷ đồng
- ·CLB Malaysia từng muốn mua Văn Quyết, Duy Mạnh lâm cảnh khủng hoảng tài chính
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Lưu ý tín dụng đen tiếp tục biến tướng, khó kiểm soát
- ·4 đội bóng vào bán kết giải Futsal Vô địch U20 Quốc gia 2024
- ·Nhận định bóng đá Tottenham vs Arsenal: Pháo thủ hạ gà trống
- ·SVĐ mất điện, trận đấu Thanh Hóa
- ·Đề nghị xử phạt các trường hợp có smartphone nhưng không cài app phòng chống dịch
- ·Giải U19 nữ quốc gia xuất hiện đội bóng mới thành lập chưa đầy 1 năm
- ·Ấn tượng kinh tế Việt Nam 2019
- ·Rafaelson chưa có quốc tịch Việt Nam, không được đá V.League
- ·Ronaldo, Messi chi hàng triệu USD làm từ thiện không 'phông bạt' thế nào?
- ·Bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh 2024
- ·Triển lãm nội tạng và cơ thể người chết ở TP.HCM: Bộ Văn hóa lên tiếng
- ·Tuyển nữ Việt Nam thắng đội bóng của Czech
- ·Tiền đạo chờ nhập tịch Rafaelson: 'Đây là khoảnh khắc trọng đại'
- ·Chuyên gia: Nguyễn Filip vượt trội Đặng Văn Lâm nhưng thiếu may mắn
- ·Tân Hưng xuống giống 100ha lúa mùa nổi
- ·Ronaldo lại chê bai HLV Erik ten Hag