【la liga chiếu kênh nào】Báo động buôn bán hàng giả trên mạng xã hội
“Lộ” gần 160.000 sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu trong kho hàng tại Lào Cai | |
Cận cảnh khám xét kho chứa hàng nhập lậu cực lớn tại Lào Cai | |
Vụ 11.000 sản phẩm nghi giả mạo thương hiệu nổi tiếng: Bất ngờ về doanh nghiệp chủ hàng | |
Công khai mua bán hàng lậu,áođộngbuônbánhànggiảtrênmạngxãhộla liga chiếu kênh nào hàng giả trên Facebook, Zalo |
Hàng hóa trong kho chứa hàng có dấu hiệu hàng lậu, giả mạo tại Lào Cai. |
Công khai bán hàng lậu, hàng giả
Năm 2019 của lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra 2.403 vụ việc, xử lý 2.213 vụ việc vi phạm hành chính, xử phạt hơn 16 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 40 tỷ đồng hành vi vi phạm về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả. Từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 6, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra 141 vụ việc, xử lý 78 vụ việc vi phạm, xử phạt 1,5 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm 1,34 tỷ đồng. |
Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), 6 tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, xuất hiện nhiều nơi sản xuất khẩu trang kém chất lượng, không có lớp lọc kháng khuẩn, không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh bán hàng trên mạng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ buôn bán hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng.
Tại Hội nghị chuyên đề hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong môi trường thương mại điện tử và kinh tế số, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh bày tỏ lo ngại thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển theo xu hướng tích cực nhưng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực, nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế.
Vấn nạn hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... được công khai mua bán trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo hay trên các website thương mại điện tử, các sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây cũng là các kênh phân phối nhiều mặt hàng không được nhập khẩu chính ngạch, không có hóa đơn chứng từ, hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.
Nhiều địa chỉ bán hàng online khai báo thông tin, đăng ký hoạt động kinh doanh không chính xác về nhân thân và địa chỉ, thường xuyên thay đổi địa điểm, không theo trình tự thời gian cụ thể nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT.
Liên quan đến vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, đầu tháng 7 này, tại nhiều địa phương, lực lượng QLTT đã phối hợp ra quân tổ chức khám xét nhiều kho chứa, các điểm kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Tại hiện trường khám xét, lực lượng chức năng không chỉ thu giữ một lượng lớn hàng hóa mà còn “phá dỡ” đường dây kinh doanh hàng hóa được tổ chức chặt chẽ từ khu vực biên giới về đến nội địa.
Điển hình ngày 7/7, Tổng cục QLTT đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục A05, Bộ Công an tấn công vào kho chứa hàng nhập lậu có diện tích hơn 10.000m2 tại Lào Cai. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong kho chủ yếu là giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như LV, Gucci, Chanel, Adidas...
Đại diện Tổng cục QLTT nhận định, đây là hoạt động có đường dây, ổ nhóm được tổ chức chuyên nghiệp thành từng khâu, phân công giữa các thành viên phối hợp nhịp nhàng. Mọi hoạt động kinh doanh triển khai được là nhờ lợi dụng triệt để việc bán hàng trên các nền tảng Internet bao gồm cả bán buôn, bán lẻ.
Theo thông tin phóng viên Báo Hải quan mới cập nhật từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (đơn vị đã thành lập đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo khám xét tại hiện trường-PV), hiện lực lượng chức năng hoàn tất việc khám xét chi tiết hàng hóa. Gần 160.000 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu hàng lậu, hàng có dấu hiệu giả mạo đã được lực lượng QLTT phân loại, sau đó lấy mẫu giám định để làm căn cứ tiếp tục, xử lý vụ việc.
Cùng với một số lượng lớn hàng hóa nói trên, lực lượng thu giữ thêm 49 màn hình máy tính đã qua sử dụng, 49 CPU máy tính đã qua sử dụng, 1 laptop, 2 két, 1 đầu thu camera đã qua sử dụng, 1 máy in tem đã qua sử dụng.
Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương nhấn mạnh, các lực lượng cần đẩy mạnh các biện pháp chống gian lận xuất xứ, theo dõi sát tình hình XNK một số mặt hàng có nguy cơ gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ để lẩn tránh thuế, lẩn tránh kiểm soát chất lượng, kịp thời đề xuất biện pháp xử lý; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội như Facebook, Zalo...
Bên cạnh đó, chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để kịp thời đấu tranh ngăn chặn, xử lý.
Trong đó, lực lượng QLTT tiếp tục tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Công an, Thanh tra chuyên ngành..., nhất là tập trung chỉ đạo, phối hợp triển khai kịp thời các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tạo được sức mạnh tổng hợp từ Trung ương đến địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội trong việc cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh.
Ngày 28/2/2020, Tổng cục QLTT thành lập Tổ công tác thu thập, tiếp nhận, xác minh thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm… trong môi trường thương mại điện tử theo Quyết định số 368/QĐ-TCQLTT (gọi tắt là Tổ 368). Tổ 368 có nhiệm vụ tham mưu, giúp Tổng cục trưởng về công tác QLTT trong thương mại điện tử trên phạm vi cả nước để nắm tình hình, công tác kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc tuân thủ các quy định pháp luật về thương mai điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân và các mô hình kinh doanh thương mại điện tử. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Không đồng tình với kết quả Top 5, MC Phan Anh tuyên bố bỏ tư cách chấm thi Hoa hậu
- ·Liệu rằng cam kết không can dự Syria của ông Trump sẽ được tuân thủ thực hiện?
- ·Cảnh sát biển tạm giữ 2.500 tấn than không rõ nguồn gốc
- ·Prudential Việt Nam: Hành động vì sự phát triển bền vững của cộng đồng
- ·Hiệp sĩ đường phố bị trộm đâm tử vong: Tài 'mụn' và đồng bọn đã có nhiều tiền án
- ·Guatemala khuyến cáo công dân cẩn trọng khi đến bang biên giới Mexico
- ·Cột mốc quan trọng của ngành quỹ Việt Nam
- ·Năm 2022, Covid
- ·Tăng cường kiểm tra, xử lý xe vận chuyển hành khách vi phạm
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/8/2023: Giá lúa tiếp đà tăng mạnh 300 – 600 đồng/kg
- ·Gina Haspel – nữ giám đốc đầu tiên trong lịch sử CIA vừa được bổ nhiệm là ai
- ·Bảo hiểm BSH có tân Tổng Giám đốc
- ·Bắt giữ hơn 50kg tổ yến nhập lậu, trị giá hơn 1 tỷ đồng.
- ·Hương xưa một thoáng
- ·Vì sao cổ phiếu hãng xe điện Tesla tăng mạnh sau nhiều năm ‘chới với’?
- ·Nhập khẩu phế liệu qua đường bộ chạy trước ngày 1/10
- ·Đam mê vượt lên bệnh tật
- ·Hiệu ứng từ các phong trào
- ·Bộ KH&CN phê duyệt 7 nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan tới công nghiệp 4.0
- ·Giá mít Thái hôm nay 6/8/2023: Tăng cao nhất 5.000 đồng/kg