【kết quả trận mallorca】Nôn ra sán lá ruột màu hồng vì thói quen ăn sống
Dễ nhầm với xơ gan
Ths.Bs Nguyễn Quốc Thái -khoa Truyền nhiễm,ônrasánláruộtmàuhồngvìthóiquenănsốkết quả trận mallorca BV Bạch Mai cho biết đã từng tiếp nhận bệnh nhân nam ở Ninh Bình được chuyển lên với chẩn đoán xơ gan cổ trướng vì bệnh nhân mệt lả, phù toàn thân, tích nhiều dịch ổ bụng. Do tình trạng bệnh nhân rất nặng nên các bác sĩ tạm thời xử trí như xơ gan, tích cực nâng cao thể trạng người bệnh và trì hoãn chưa làm nội soi dạ dày tá tràng. Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa của bệnh nhân được cho là do xơ gan.
“Sau khi nhập viện, người bệnh nôn nhiều, khi nôn có rất nhiều sán lá ruột màu hồng xổ ra. Sau 2 ngày điều trị bằng thuốc đặc trị sán Praziquantel, bệnh nhân đỡ nhiều và 1 tuần sau được ra viện”, bác sĩ Thái nói.
Sán lá ruột màu hồng. Ảnh bác sĩ cung cấp
Bệnh chủ yếu phát hiện ở lợn (thường gọi là sán hạt hồng). Sở dĩ con người mắc bệnh là do ăn các loại thực vật thủy sinh (rau cần, rau rút, cải xoong, củ mã thầy, củ ấu...) hoặc cá nước ngọt, động vật thân mềm (trai, hến, hàu...) có nang trùng của sán lá ruột chưa nấu chín. Bệnh thường gặp ở những vùng có nhiều hồ ao, cây thủy sinh làm thức ăn cho người và gia súc.
Hiện nay, Việt Nam có 2 loại sán: sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) và sán lá ruột bé (nhiều loài, Haplochis spp). Sán sẽ đẻ trứng theo phân ra ngoài. Trong môi trường nước, trứng nở thành ấu trùng lông, sau đó xâm nhập một số loài ốc, qua nhiều giai đoạn phát triển thành ấu trùng đuôi, ra khỏi ốc phát triển thành nang trùng. Nang trùng của sán lá ruột lớn bám vào các thực vật thủy sinh như củ ấu, bắp niễng, ngó sen, ngó khoai, rau muống, rau cần, rau rút, rau cải xoong... Nang trùng của sán lá ruột nhỏ xâm nhập vào trong cơ thể cá nước ngọt và các động vật thân mềm như trai, hến, hàu... Sau khi người hoặc lợn ăn phải, nang trùng sẽ mất vỏ nang ở tá tràng của người hoặc lợn rồi bám vào ruột non để ký sinh và phát triển thành sán trưởng thành. Sán lá ruột lớn mỗi ngày có thể đẻ tới 25.000 trứng. Thời gian từ khi bị người hoặc lợn ăn phải đến khi thành sán trưởng thành khoảng 3 tháng. Lợn là nguồn phát tán bệnh quan trọng.
Sán sẽ chiếm thức ăn ảnh hưởng tới dinh dưỡng cơ thể. Người bị sán thường thấy mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu. Sán có miệng bám vào ruột non, nơi bám niêm mạc có thể bị loét, sưng nề, viêm. Người bệnh thấy đau bụng, thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể có những cơn đau dữ dội, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, bụng bị trướng, nhất là ở trẻ em. Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác của đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt.
"Độc tố tiết ra từ sán có thể gây phù toàn thân, tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng, dần dần dẫn tới cơ thể suy kiệt và có thể tử vong”, bác sĩ Thái cảnh báo.
Cẩn thận khi ăn ốc chưa chín kỹ
Tập quán ăn uống thực phẩm không nấu chín (gỏi cá, hàu sống, nộm rau, rau sống) khiến con người dễ mắc các bệnh giun sán, trong đó có sán lá ruột. Việc sử dụng phân (của người, của lợn) để bón, tưới trong trồng trọt, chăn nuôi (nuôi cá) góp phần tạo thuận lợi cho sán phát triển. Và trứng sán lá ruột cần nước và ốc để phát triển nên tại những vùng ngập nước, nhiều hồ ao, ruộng trũng là môi trường thuận lợi để bệnh sán lá ruột phát triển.
Kích thước thường thấy ở sán lá ruột hồng. Ảnh bác sĩ cung cấp
Vì ốc là vật chủ bắt buộc để sán lá ruột hoàn thiện quá trình sinh trưởng nên vị này cho biết cần diệt con vật thủy sinh này. Việc thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn sống các loại rau thủy sinh như rau cần, rau muống, rau rút, rau ngổ... không ăn cá và động vật thân mềm như trai, hến, hàu chưa nấu chín là điều rất cần thiết…
Với những người có nghi ngờ nhiễm bệnh cần xét nghiệm phân để tìm trứng sán. Đôi khi nội soi đường tiêu hóa (soi tá tràng) có thể nhìn thấy hình ảnh sán. Khi đã phát hiện thì có thể điều trị khỏi hẳn được bệnh sán lá ruột bằng thuốc đặc trị.
“Tập quán ăn uống của chúng ta có nhiều món ăn ngon từ thực phẩm chưa nấu chín. Tuy nhiên, khi đã biết nguy cơ tiềm ẩn trong những món ăn đó thì chúng ta nên thay đổi. Thực hiện ăn chín uống sôi là cách bảo vệ sức khỏe không tốn nhiều tiền mà lại hiệu quả”, bác sĩ này khuyên.
Phương Phương
4 người ngộ độc do ăn cá ngừ nhiễm khuẩn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chiếc ô tô SUV đẹp long lanh giá 260 triệu đồng sắp trình làng có gì hấp dẫ
- ·Cảnh báo đa cấp biến tướng thời 4.0
- ·Giai đoạn 2 V.League 2020: Cuộc đua vô địch khó đoán
- ·Buôn bán dầu DO trái phép gia tăng ở vùng biển phía Nam
- ·Đa dạng sản phẩm tốt cho sức khỏe tại Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
- ·Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam: Giành vé Olympic
- ·Diễn biến mới nhất về đợt mưa lớn ở miền Bắc từ chiều tối 15/5
- ·Công ty TNHH Minh Nhật dính án phạt do chậm báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu
- ·Vì sao bóng rổ vắng mặt tại đại hội thể thao đồng bằng ?
- ·Tháng 9 sẽ có biểu giá bán lẻ điện bậc thang mới
- ·Bệnh nhân thứ 2 nhiễm Covid
- ·Kinh doanh bất hợp pháp các mặt hàng chống dịch có xu hướng tăng
- ·Hai phương án dự kiến cho Mekong delta marathon Hậu Giang 2020
- ·Ô tô Kia giá từ 390 triệu sắp về Việt Nam ‘tuyên chiến’ với loạt xe bán chạy nghìn chiếc/tháng
- ·Giáo hội Phật giáo bắt buộc mọi người khi đến chùa phải đeo khẩu trang
- ·Hội thao chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·OECD: Các nước giàu đang tăng trưởng trở lại, TQ giảm tốc
- ·Xe ga mới giá hơn 28 triệu đồng của Yamaha: ‘Khuấy đảo’ thị trường xe hai bánh
- ·Họp báo vụ Tuấn "khỉ": Đối tượng đã ẩn nấp trong một ngôi nhà hoang