【bảng xếp hạng lecce gặp bologna】Thủ tướng: Nguồn vốn nhà nước đóng vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế
Chiều 13/11,ủtướngNguồnvốnnhànướcđóngvaitròdẫndắtquátrìnhphụchồikinhtếbảng xếp hạng lecce gặp bologna Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11 để thảo luận về dự thảo Đề án Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19; dự thảo Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ. Ảnh: Nhật Bắc |
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, cơ bản đồng tình với các đóng góp, đề xuất tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Chính phủ và yêu cầu các cơ quan chủ trì tiếp thu các ý kiến, tiếp tục chỉnh sửa và khẩn trương hoàn thiện để sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt các đề án, chương trình, dự án.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý, Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội phải có sự liên thông và gắn kết chặt chẽ.
Nghiên cứu, thành lập quỹ phòng, chống dịch
Về dự thảo Đề án Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng yêu cầu cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và lấy cấp cơ sở là nền tảng trong phòng, chống dịch.
Nội dung đề án cũng cần quan tâm, làm rõ một số vấn đề lớn. Cụ thể là khắc phục những hạn chế, bất cập trong chống dịch vừa qua; tập trung hoàn thiện biện pháp chống dịch, chú trọng nâng cao năng lực điều trị; đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực y tế; nghiên cứu, thành lập quỹ phòng, chống dịch.
Cùng với đó đề án phải quan tâm đến việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc điều trị trong nước; đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin; tăng cường hợp tác công-tư, huy động hiệu quả nguồn lực y tế tư nhân... Đồng thời, ưu tiên bố trí nguồn lực và các điều kiện cần thiết để củng cố, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng.
Thủ tướng nêu rõ, thực tiễn đã cho thấy sự đúng hướng và cần thiết của Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tạo chuyển biến tích cực trong thực tế.
Phiên họp Chính phủ |
Theo người đứng đầu Chính phủ, dù chưa tiến hành tổng kết toàn diện, nhưng đã dần hình thành công thức, lý thuyết chống dịch gồm ba trụ cột. Đó là: Cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, chặt nhất, thực hiện các biện pháp y tế, an sinh xã hội kịp thời, hiệu quả để giải tỏa cách ly nhanh nhất có thể; xét nghiệm thần tốc, khoa học, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh; điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở để người bệnh không chuyển nặng, giảm tử vong.
Còn phương châm phòng chống dịch là: 5K + vắc xin, thuốc đặc hiệu + Các biện pháp điều trị + Công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp khác…
Thủ tướng yêu cầu, đề án cần đánh giá, chỉ ra nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch gần 2 năm qua, đưa ra dự báo tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, khu vực và trong nước để xây dựng các kịch bản, phương án phòng, chống dịch phù hợp, trong đó phải tính toán rất cụ thể về nguồn lực, nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể mà các chủ thể phải triển khai trong từng kịch bản.
Nguồn vốn nhà nước đóng vai trò dẫn dắt và kích hoạt các nguồn vốn khác
Về dự thảo Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu đặt ra là thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng phải đảm bảo nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Chương trình vừa giải quyết các vấn đề trước mắt, vừa tính tới các vấn đề lâu dài, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với việc đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chương trình phát triển hạ tầng, việc giải quyết một số vấn đề tồn đọng kéo dài…
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý tính toán kỹ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy cơ cấu nền lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và những năm tiếp theo.
Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, không ngừng cải thiện đời sống của người dân, củng cố hệ thống an sinh xã hội dựa trên 3 trụ cột chính là phòng ngừa; giảm thiểu và khắc phục rủi ro; giải quyết được các vấn đề về xã hội, môi trường.
Về hệ thống kết cấu hạ tầng, Thủ tướng đề nghị đề án đặc biệt quan tâm đến phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, xã hội, giáo dục, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu…
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, đề án cần phân tích, làm rõ nguồn lực cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, phải sử dụng đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, điều hành một cách nghệ thuật và khoa học giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với quy mô, phạm vi, mức độ, lộ trình và thời điểm phù hợp gắn với tăng cường huy động các nguồn lực xã hội.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý, nguồn vốn nhà nước đóng vai trò dẫn dắt và kích hoạt các nguồn vốn khác, phục vụ hiệu quả cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thu Hằng
Thủ tướng: Chính phủ sẽ có gói kích thích nền kinh tế quy mô đủ lớn
Chính phủ đang xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển KTXH với yêu cầu chính sách hỗ trợ, kích thích có quy mô đủ lớn, phạm vi và thời gian phù hợp.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu điều nhân sang thị trường UAE
- ·Becamex được giao lập dự án đầu tư cao tốc TP.HCM
- ·Hà Nội quy định thời gian cấp, đổi sổ đỏ trong 7 ngày làm việc
- ·Hội Thể dục Dưỡng sinh TP.Thủ Dầu Một: 100 học viên tham gia tập huấn nghiệp vụ thể dục dưỡng sinh
- ·Xuất khẩu hàng hóa chính ngạch: Cần đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng
- ·Quy định mới về mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
- ·Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc tăng tổng mức đầu tư
- ·Quy hoạch Liên Khương là sân bay quốc tế, công suất 5 triệu khách/năm vào năm 2030
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca nhiễm Covid
- ·Nhà báo Hà Ánh Bình và đồng nghiệp đoạt giải A cuộc thi viết về tiết kiệm năng lượng
- ·Mưa đá, giông lốc gây thiệt hại 33,9 tỷ đồng tại các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu
- ·Đội bóng của bầu Đức đổi tên sau 22 năm lên chuyên nghiệp
- ·10 sự kiện nổi bật năm 2022 của Ngành Tư pháp
- ·Thi đua cải cách hành chính
- ·Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại
- ·Từ 1/1/2023 áp dụng quy trình giám định Bảo hiểm y tế mới
- ·VAR có làm mất đi cảm xúc của bóng đá?
- ·Ronaldo xin trọng tài hủy phạt đền của đội nhà
- ·Dông lốc, mưa đá tại một số tỉnh miền núi phía Bắc khiến 1 người thiệt mạng
- ·Hoàn thiện các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn