会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo nhà cái bóng đá anh】Nhà văn Võ Thu Hương: Dù không giàu nhưng tôi không thấy khổ!

【kèo nhà cái bóng đá anh】Nhà văn Võ Thu Hương: Dù không giàu nhưng tôi không thấy khổ

时间:2024-12-23 22:52:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:770次

Từng là học sinh chuyên Toán,àvănVõThuHươngDùkhônggiàunhưngtôikhôngthấykhổkèo nhà cái bóng đá anh dốt Văn

- Chị bén duyên với nghiệp sáng tác như thế nào?

Tôi bén duyên với môn Văn nhờ một bài văn mẫu của dì mình. Lúc đó, tôi đi thi học sinh giỏi Toán nhưng học Văn lại dở. Để đi thi vào lớp chọn, dì bắt tôi học thuộc một bài văn mẫu. Lúc thi, tôi lại trúng tủ bài đó.

Còn nhớ khi làm bài văn đó, tôi không chỉ làm theo văn mẫu mà còn tả theo tưởng tượng của mình. Cô giáo chấm thi nhận xét tôi có giọng văn lạ và nghĩ rằng tôi học môn Văn rất tốt. Nhưng thực chất, sau này gặp cô, tôi vẫn kể lại đó là bài văn mẫu của dì mình.

Chính cô giáo ấy, một người dạy Văn rất hay đã đặt niềm tin vào học trò nên tôi tiến bộ dần và thích môn Văn từ lúc nào không hay.

Với văn sáng tác, khi tôi học lớp 7 được thầy giáo dạy Văn bày cho cách làm những bài thơ lục bát đầu tiên. Trường gần tòa soạn Báo Nghệ An nên các cô giáo đã giới thiệu tôi và các bạn gửi thơ sang báo để lấy nhuận bút. Chúng tôi đua nhau làm một tập thơ dày cộp nhưng chú biên tập viên khi ấy chỉ chọn được bài thơ lớn hơn hộp diêm một chút đăng báo. Chú là người thầy đầu tiên dạy tôi viết thơ, viết văn. Đó là một cái duyên rất lớn hướng tôi đi theo nghề viết sách. 

338952710 1838912746495677 2563063688560737470 n.jpg
Nhà văn Võ Thu Hương có rất nhiều cuốn sách cho thiếu nhi.

- Nếu theo dõi sẽ thấy chị rất quan tâm tới trẻ em. Có lý do đặc biệt nào khiến chị lại chọn thiếu nhi là đối tượng hướng đến khi viết sách?

Khi còn là sinh viên, tôi được lan tỏa những điều tích cực từ những người đi trước mình như nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhà thơ Cao Xuân Sơn, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh...

Họ cho chúng tôi mượn những cuốn sách hay, trao cơ hội được trò chuyện phân tích các cuốn sách về thiếu nhi. Từ đó, tôi ngấm lúc nào không hay. Đó là sự may mắn cho tôi khi có thể theo đuổi nghề viết một cách nghiêm túc.

Tôi cũng viết sách cho người lớn song tác phẩm dành cho trẻ em nhiều hơn. Kể từ khi có con, tôi càng có cơ hội quan sát các bé và cảm thấy thú vị. Hiện tại, tôi vẫn thấy đề tài thiếu nhi còn nhiều đất cho mình.

-Theo chị, viết sách cho thiếu nhi cần cẩn trọng điều gì?

Điều này phụ thuộc vào phong cách sáng tác của từng người. Tôi rất chú trọng viết những câu văn cho thiếu nhi phải đẹp.

Nhiều người nghĩ viết cho các em chỉ cần kể chuyện, miêu tả không cần ý tứ hay mất công gì nhiều. Nhưng với tôi, viết cho thiếu nhi phải là những câu từ, những trang văn đẹp, dễ thương, đủ sức níu các em lại. Bên cạnh đó, tôi cũng có nguyên tắc viết câu văn chuẩn như một thói quen để các bạn nhỏ có thể học được ngữ pháp luôn.

Khi viết truyện cho thiếu nhi, tôi có một định hướng là những tác phẩm của mình vẫn khiến người lớn đọc và cảm nhận được. 

312049356 6197381050276935 5398842575252055308 n.jpg
Võ Thu Hương tham gia nhiều cuộc giao lưu về chủ đề sách truyện cùng thiếu nhi.

- Nhiều người nhận xét truyện của Võ Thu Hương luôn nhẹ nhàng, sâu lắng, cảm xúc có lúc trong veo, có khi lại khiến người ta phải ngẫm vì những điều rất đơn giản. Đó có phải phong cách riêng chị muốn tạo dựng?

Thực ra khi viết, tôi không cố ý tạo ra một phong cách gì cho mình cả. Có thể nhiều người cảm nhận nét riêng như vậy là do tôi vô tình bị ảnh hưởng bởi những điều mình thích, học hỏi được rồi hình thành qua quá trình.

Có thể do tính cách nữa. Tôi không phải người sôi nổi, ồn ào. Tôi thích kể những câu chuyện dẫn dắt từ từ. Tôi cũng thấy có một điểm chung những người làm báo hay viết sách cho thiếu nhi, tâm hồn họ rất trẻ trung, hồn nhiên theo con nít. 

Không có tư duy nhà văn nghèo lắm, khổ lắm

374976546 7285805278101168 5273192291293866795 n.jpg
Những câu chuyện của Võ Thu Hương luôn nhẹ nhàng mà sâu lắng.

- Con người Võ Thu Hương ở ngoài có giống như những cuốn sách chị viết?

Cũng có phần giống và có phần không. Tôi thích mọi điều nhẹ nhàng, tích cực. Tôi không có nhiều bạn nhưng họ đều có những điểm tích cực, vui vẻ cùng "tần số" với mình. Các người bạn của tôi yêu thích cỏ cây hoa lá và bằng cách nào đó, tôi cũng hay viết những câu chuyện, câu văn thật đẹp về thiên nhiên. 

- Chị từng chia sẻ về tuổi thơ khá vất vả, đó có phải chất liệu quan trọng khi viết sách?

Bây giờ nhìn lại, hầu hết các bạn ở lứa tuổi bọn tôi đều vất vả. Ngày bé, chúng tôi có nghề bóc lạc thuê, tôi còn nhớ cảm giác đầu ngón tay rất rát. Bạn tôi cũng vậy, da tay bong tróc, rớm máu tới nỗi da non lên không kịp. Nhà bạn ấy bố là công an, mẹ là giáo viên nhưng vẫn đi bóc lạc thuê.

Hoàn cảnh của tôi không quá đặc biệt, chỉ có điều bố tôi đi xuất khẩu lao động 13 năm, công việc của mẹ tôi di chuyển nhiều nên gửi tôi về cho bà ngoại. Tôi được ở với ông ngoại tâm lý và quan tâm cháu. Thời gian ở gần ông là chất liệu quý để viết văn. Tôi được là chính mình khi viết những dòng chữ về ông hay về người dì. Đó là sự thúc đẩy tôi theo nghề.

- Nhiều người nói là nhà văn khổ, vừa khổ vì suy nghĩ nhiều, vừa nghèo về vật chất có đúng không?

Tôi được nghe kể, nhà văn hồi những năm 1980 - 1990 giàu lắm, nhiều người viết văn có thể mua được nhà mặt phố ở Sài Gòn. Bây giờ chắc không nhiều nhà văn làm được điều đó, nếu có chắc chỉ có chú Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng để nói mà nghèo cũng không phải, nếu tiết kiệm chúng tôi khéo cũng mua được nhà chung cư (cười).

Tôi không bao giờ có tư duy nhà văn khổ lắm, nghèo lắm nhưng dằn vặt với câu chữ thì có. Đó là khi tôi sáng tác cho người lớn. Tôi thấy tâm trạng bị ảnh hưởng tiêu cực, tự rơi nước mắt với những trang sách của mình. Khi viết cho thiếu nhi tôi không bị cảm giác đó nữa. Đó cũng chính là lý do tôi ít viết cho người lớn. Những cuốn sách đẹp đẽ cũng khiến tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đến tuổi này, tôi nghĩ giàu nghèo có số. Với công việc như hiện tại, được theo đuổi viết lách là may mắn rồi. Dù không giàu nhưng tôi không thấy khổ.

Vui vì có nhiều tác phẩm đưa vào SGK

368051026 7211077612240602 7739954768424542754 n.jpg
Nhà văn Võ Thu Hương có khá nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa.

- Khi sáng tác, Võ Thu Hương có một thế giới riêng nào để chìm đắm không?

Tôi là người dễ chiều lắm. Tôi thích Sài Gòn những ngày cuối năm, thời tiết lạnh lạnh hơn, đốt một chút tinh dầu cho thơm, mở list nhạc quen thuộc và ngồi viết. Nó khiến tôi tách ra khỏi thế giới thực. Đó là không gian lý tưởng để sáng tác. Nhưng khá nhiều đề tài tôi nảy ra trên con đường đi từ nhà tới cơ quan. Vừa chạy xe vừa nghĩ nên thật ra tôi không quá câu nệ việc tạo ra một không gian để chìm đắm vào.

- Là một trong số những nhà văn có khá nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa, chị có tự hào vì điều đó? 

Nói không tự hào thì không phải mà tự hào cũng không đúng. Khi tác phẩm được chọn vào sách giáo khoa đó là minh chứng cho thấy các sáng tác của mình không chỉ viết cho thiếu nhi mà còn cho người lớn. Những người biên soạn thấy tác phẩm của mình có gì hay đẹp và phù hợp họ mới chọn. Tất nhiên, đó không phải là những tác phẩm hay xuất sắc so với mặt bằng chung mà đơn giản là phù hợp với lứa tuổi hay chương trình nào đó.

Nhưng rõ ràng tôi rất vui vì tác phẩm của mình có nhiều độc giả biết đến hơn. Tôi trước kia cũng được ảnh hưởng từ cô giáo dạy Văn nên mới có ngày hôm nay. Biết đâu những điều tôi muốn truyền đạt cũng ảnh hưởng tích cực tới các bé ít nhiều. 

Nhiều người còn hỏi tôi, khi có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa chắc là giàu lắm. Đa số tác giả viết cho thiếu nhi tôi quen đều không quan tâm nhiều tới nhuận bút. Họ không đo đếm việc mình có nổi tiếng hơn hay tự hào hơn khi tác phẩm được vào sách giáo khoa hay không. Họ quan tâm đến những niềm vui nho nhỏ mà điều đó mang lại hơn.

313203106-6231755096839530-4027503904674412274-n.jpg
Niềm vui giản dị của nhà văn Võ Thu Hương là khi tác phẩm của mình được lan tỏa nhiều hơn.

- Chị nghĩ sao về thực trạng đưa nội dung không phù hợp vào sách giáo khoa bị nhiều người phản ánh?

Tôi không bênh vực song những người biên soạn sách cũng có cái khó. Đội ngũ biên soạn đôi khi phải biến tấu sao cho phù hợp nhất với kiến thức cho từng độ tuổi của trẻ và không tránh khỏi chuệch choạc. Những điều đó bị phê phán và họ đã tiếp thu để chỉnh sửa. 

Tôi nhớ trước đây khi đi giao lưu tại một trường tiểu học tình cờ nhìn thấy cuốn sách Tiếng Việt. Tôi mở ra và thất vọng não nề. Bài thơ Thương ônghồi chúng tôi học chỉ có 2 - 3 khổ rất tình cảm. Nhưng giờ các em được học thêm mấy khổ sau, đọc thấy tệ. Tuy nhiên, nếu vì những trường hợp tương tự mà nghĩ sách giáo khoa hiện tại toàn nội dung chán thì không đúng. 

Các bức thư hay nhất thế giớiCuốn sách ‘Các bức thư hay nhất thế giới’ không chỉ giới thiệu nguyên tác 53 bức thư như những viên ngọc sáng lấp lánh sắc màu mà còn đem đến cho người đọc những ý tưởng, cảm xúc chân thật, các chi tiết ấn tượng nhất.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Hàng loạt lãnh đạo công ty bất ngờ 'mất tích', gần 2.000 công nhân mất Tết
  • Thay đổi hệ tư tưởng để dễ dàng tận dụng lợi thế ở thị trường bảo hiểm Việt Nam
  • Điểm đặc biệt của chiếc biển số xe trị giá hơn 11 tỷ 
  • 4 lưu ý quan trọng trong thực hiện chương trình phổ thông 2017
  • Giá vàng hôm nay 3/4: Đồng USD suy yếu giúp đẩy giá vàng tăng mạnh
  • Doanh nghiệp bảo hiểm chung tay kiến tạo thế hệ trẻ hiểu biết, độc lập tài chính
  • Từ ngày 1/7: Các chế độ sẽ tăng theo lương cơ sở mới
  • Trường ĐH Ngoại ngữ sẽ đưa ra hướng giải quyết sau khi nhận công văn từ Bộ GD&ĐT
推荐内容
  • Ngôi nhà và gỗ quý của ông trùm ma túy ở Lóng Luông xử lý thế nào?
  • Việt Nam đạt 14 huy chương Olympic hình học Iran năm 2017
  • Giải tỏa “tâm tư” cho đại học Huế
  • Ba Lan nói Ukraine phải tự quyết định tương lai
  • Hà Nội phát hiện một cây xăng găm hàng trước lúc điều chỉnh giá
  • Đề xuất một số tình huống khám chữa bệnh được hưởng bảo hiểm y tế 100%