会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【chivas – santos laguna】Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới!

【chivas – santos laguna】Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới

时间:2024-12-23 20:32:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:143次
Cần có những thể chế rõ ràng thúc đẩy liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Quảng Nam hướng phát triển công nghiệp làm trọng tâm,ênkếtpháttriểnVùngKinhtếtrọngđiểmmiềnTrungtrongbốicảnhmớchivas – santos laguna kinh tế biển là trụ đỡ

Ngày 01/7, tại Quảng Nam, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm "Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới". Chủ trì tọa đàm có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39; đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết; đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm

Phát biểu tại toạ đàm, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 39 cho biết, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải...; phát triển cảng biển, dịch vụ cảng, kinh tế đảo và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp, đóng mới và sửa chữa tàu biển; phát triển các khu kinh tế và các trung tâm thương mại, du lịch và giao dịch quốc tế của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Nghị quyết 39-NQ/TW định hướng phát triển để “trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy, lôi kéo các địa phương khác mà trước hết là các tỉnh trong vùng cùng phát triển; phát huy tối đa tác động hành lang Đông- Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Cam pu chia và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới
Đồng chí Trần Tuấn Anh cho rằng phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước

Tuy nhiên, trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước. Đồng chí Trần Tuấn Anh chỉ rõ, phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đang gặp phải nhiều tồn tại, hạn chế như: Tăng trưởng kinh tế còn thiếu ổn định; quy mô kinh tế còn nhỏ, khoảng cách phát triển giữa các địa phương gia tăng nhất là mật độ kinh tế; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn nhiều bất cập; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ cản trở tổ chức không gian phát triển; diện tích lớn trong khi nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu; các đô thị thiếu liên kết thành một hệ thống thống nhất, vai trò hạt nhân của TP. Đà Nẵng chưa cao; tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển nhất là tài nguyên biển; tỷ lệ lao động lành nghề thấp; thiếu hụt lao động chất lượng cao; doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế… Đặc biệt là cơ chế điều phối, liên kết phát triển vùng đã được ban hành (như Ban chỉ đạo, Hội đồng vùng...), nhưng chưa mang lại nhiều kết quả do thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương, xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng; lợi thế cấp vùng của nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy.

Nhiều định hướng để phát triển liên kết vùng

Tại toạ đàm, đại diện các bộ, ban ngành, lãnh đạo của các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đưa ra nhiều đề xuất, ý kiến để thúc đẩy liên kết phát triển vùng trong thời gian tới.

Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới
Lãnh đạo các địa phương trong vùng kinh tế trong điểm miền Trung thảo luận tại Tọa đàm "Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới"

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng cần cho phép các địa phương trong vùng được chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển để đưa vào quy định phát luật bởi vì chính địa phương đó mới biết họ cần và thiếu cái gì để phát triển. Ngoài ra, cần có một ban chỉ đạo trung ương về điều phối phát triển vùng kinh tế, để quản lý, điều hành phát triển vùng.

Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh

Về giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thứ trưởng Trần Quốc Phương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần phối hợp huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển thông qua việc tổ chức chung Hội nghị xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong vùng, trong đó chú trọng hình thức PPP hoặc liên doanh trong thu hút FDI phát triển cơ sở hạ tầng tại các Khu kinh tế ven biển, Khu công nghiệp, cảng biển, đường bộ, đường sắt, năng lượng tái tạo, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, phát triển đô thị thông minh, sản xuất trang thiết bị y tế, công nghiệp chế biến phục vụ liên kết vùng. Thúc đẩy liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động: đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở giáo dục đại học, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong vùng nhằm phát huy thế mạnh của các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian tới đạt hiệu quả, chúng ta cần đánh giá lại tiềm năng và lợi thế phát triển vùng, của từng địa phương, từ đó “lật ngược tình thế” để phát triển. Ngoài ra, phải xác định rõ vai trò vị trí của vùng để xây dựng quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo trong liên kết vùng.

Phát biểu kết luận toạ đàm, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39 cho biết những nội dung đối thoại, trao đổi tại Tọa đàm rất sâu sắc, chất lượng, toàn diện, có tính thực tiễn cao, bám sát các chủ trương, định hướng lớn của Đảng tại Đại hội Đảng XIII để đề xuất các định hướng, các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy liên kết phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung.

Nhiều ý kiến đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp để tăng cường liên kết đề cập tới nhiều ngành, lĩnh vực cụ thể của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tập trung vào đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, trong đó xác định biển là trung tâm; đầu tư để liên kết hạ tầng giao thông, cảng biển, hệ thống logicstic; phát triển hệ thống đô thị ven biển bền vững và đồng bộ về mạng lưới, hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách tài chính phát triển đô thị; phát triển khoa học - công nghệ phục vụ các chương trình lớn của quốc gia; đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp lần thứ 4; xây dựng văn hóa vùng; phát triển nguồn nhân lực đào tạo đạt đẳng cấp quốc gia, quốc tế, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng; chống cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai….

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Giá vàng ngày 24/8 quay đầu tăng mạnh, vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce
  • Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex bị đề nghị 36
  • Bộ Công an đề nghị khẩn trương truy tố tội phạm lừa đảo quốc tế ở Tam Giác Vàng
  • Triệt phá đường dây mua bán người dưới 16 tuổi để hoạt động khiêu dâm
  • Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững ngành du lịch
  • Người có bằng lái xe hạng B1 được cấp sau 1/1/2025 sẽ không được lái ô tô
  • Khởi tố Phó Giám đốc Sở Công Thương Lai Châu tội nhận hối lộ
  • Người có giấy phép lái xe hạng A1 có được điều khiển xe trên 175 cm3?
推荐内容
  • Hà Nội: Từ 8/9, xử nghiêm người ra vào vùng đỏ không có giấy đi đường mới
  • Xe nào phải nhường đường và đi cuối cùng?
  • Nghẹt thở truy bắt 4 tên cướp iPhone 15 và tiền trên đường làng ở Huế
  • Không kháng cáo, cựu Chủ tịch Saigon Co.op Diệp Dũng vẫn được giảm 2 năm tù
  • Học viện Quân y khẳng định tính sinh miễn dịch của vaccine Nanocovax đạt 57,56 U/ml
  • Bắt nhóm thanh thiếu niên ở Nghệ An dùng hung khí để giải quyết mâu thuẫn