会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng vdqg đức】Hoàn thiện hệ thống pháp luật để bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0!

【bảng xếp hạng vdqg đức】Hoàn thiện hệ thống pháp luật để bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0

时间:2025-01-09 19:56:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:269次

Đây là chủ đề chính của hội thảo khoa học quốc gia “CMCN lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng,ànthiệnhệthốngphápluậtđểbắtkịpcáchmạngcôngnghiệbảng xếp hạng vdqg đức hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”, do Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức chiều ngày 24/6.

Cơ hội và thách thức đan xen

Ông Nguyễn Hồng Tuyến – Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, do đó, cuộc CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 cũng tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.

Tuy nhiên, theo ông Tuyến, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, đi chung trên “chuyến tàu CMCN 4.0”, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức, tác động tiêu cực không mong muốn như tụt hậu về khoa học và công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh, dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước. Ngoài ra, có thể gây mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, hay khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển…

pháp luật
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tại Việt Nam trong vài năm gần đây, một số mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đã hình thành, điển hình nhất là mô hình kinh tế chia sẻ. Trong đó, nổi lên 3 loại hình kinh tế chia sẻ gồm dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông (như Grab, dichung, fastgo…), dịch vụ lưu trú (như Airbnb, Travelmob…) và dịch vụ cho vay ngang hàng (chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp fintech)…

“Kinh tế chia sẻ sẽ giúp thị trường cạnh tranh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Kinh tế chia sẻ cũng sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất tài sản dư thừa, cũng như thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam...” – ông Dũng nói.

Cần đẩy nhanh tốc độ thiết kế và thực thi hiệu quả các chính sách

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để thực hiện khát vọng xây dựng quốc gia thịnh vượng, hùng cường nếu có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ lõi cách mạng 4.0 như trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối, điện toán đám mây… Chính công nghệ tiên tiến, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực thể chế quyết định tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để đột phá vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, Việt Nam chưa tìm ra cách tiếp cận hiệu quả, chưa xây dựng được môi trường chính sách, pháp luật phù hợp để huy động nguồn lực tận dụng cơ hội đến từ CMCN 4.0. “Sự chậm trễ này đôi khi còn là rào cản, làm nhụt nhuệ khí đổi mới sáng tạo, làm nản tâm huyết cống hiến trí tuệ của lực lượng doanh nghiệp công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, khiến chúng ta không thể đột phá mà còn tụt lại phía sau. Rõ ràng, một trong những yêu cầu cấp bách trong bối cảnh CMCN 4.0 là xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước thực tế đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tốc độ thiết kế và thực thi hiệu quả các chính sách, quy định pháp luật. Có thế mới phát huy được năng lực sáng tạo, chủ động của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể xã hội khác trong kinh tế số và xã hội số. Đây chính là cơ hội lịch sử mà những người làm công tác pháp luật cần tích cực dấn thân, còn không đó là sự cản trở.

“Một điều quan trọng khác là tư duy làm chính sách, pháp luật trong CMCN 4.0 là xử lý các vấn đề mới cần những giải pháp vượt ra ngoài tư duy truyền thống. Muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo thì bản thân chính sách, cơ chế cũng phải thoáng, mở và sáng tạo. Cần ủng hộ về nguyên tắc việc triển khai các mô hình kinh doanh mới. Không vì lý do không quản được về công nghệ mà cản trở việc ứng dụng công nghệ mới mà phải kịp thời nâng cao năng lực quản lý, theo kịp với những biến chuyển rất nhanh của tình hình mới” – Thủ tướng nhấn mạnh./.

Diệu Thiện

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
  • Kiến nghị bãi bỏ quy định kiểm tra phương tiện đo nhóm 2, lượng hàng đóng gói sẵn nhóm 2 tại cửa kh
  • Người lao động Dầu khí chung tay hỗ trợ trên 70 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid
  • Ăn món sushi sai cách mang họa vào thân và những ai không nên ăn
  • Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
  • Hơn 1.300 chiếc Honda SH300i bị triệu hồi tại Việt Nam
  • Khám phá 4 phong cách nghỉ dưỡng tại NovaWorld Ho Tram
  • Giá vàng tiếp tục tăng mạnh: Chuyên gia dự đoán còn vượt mốc cao mới
推荐内容
  • Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
  • New World Phú Quốc Resort chính thức ra mắt thị trường nghỉ dưỡng cao cấp từ ngày 30/5
  • SHB tiên phong triển khai chiến dịch, miễn phí hơn 100.000 bộ kit xét nghiệm nhanh Covid
  • Hướng dẫn chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong CPTPP và EVFTA
  • Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
  • Rà soát chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc