【ty so vigo】An ninh tài chính
Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp” |
Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp” được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với Cục An ninh tài chính tiền tệ và đầu tư.
Với mục tiêu có được những đánh giá khách quan và đưa ra được các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp, các chuyên gia tham dự diễn đàn đã tập trung thảo luận các vấn đề: Chính sách ổn định tài chính tiền tệ cho doanh nghiệp; Tài chính tiền tệ Việt Nam: Rủi ro và giải pháp; Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp dựa trên tiếp cận tài chính bền vững; Tài chính cạnh tranh trong thế giới biến đổi; Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Bàn về vấn đề an ninh tài chính hoạt động ngân hàng, theo tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Việt Nam là nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Do đó, việc đảm bảo an ninh tài chính càng có ý nghĩa quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định.
Tiến sĩ Ánh nhận định, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với tiềm lực tài chính còn mỏng và trình độ thấp nên đồng thời tồn tại nhiều thuận lợi cũng như thách thức, trở ngại đối với việc đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các TCTD.
“Muốn đảm bảo an ninh tài chính của các TCTD, cần theo dõi sát sao các chỉ tiêu phản ánh mức độ an ninh tài chính của từng ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng, có những biện pháp ứng phó kịp thời đối với những thay đổi đe dọa làm mất an ninh tài chính nhằm giữ cho trạng thái tài chính của ngân hàng (hệ thống ngân hàng) luôn luôn ổn định, an toàn và vững mạnh, ngăn ngừa có hiệu quả khủng hoảng tài chính tiền tệ”- tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho biết.
Về vấn đề quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam, tiến sĩ Phạm Tuấn Anh (Đại học Thương mại) chỉ ra rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, rủi ro phá sản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và rủi ro tín dụng.
Theo tiến sĩ Phạm Tuấn Anh, năm 2016, có 105 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, trong đó, có 81 % doanh nghiệp thường xuyên nhận diện các rủi ro tài chính, 22% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của tư vấn để nhận diện rủi ro, đồng thời phần lớn doanh nghiệp nhận diện rủi ro thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính căn bản.
Tuy vậy, các hình thức nhận diện rủi ro tài chính ở Việt Nam còn khá đơn giản và mang tính hình thức, nhiều doanh nghiệp ở các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng cách thức, kỹ thuật nhận dạng rủi ro tài chính lại không có nhiều khác biệt.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhà kia lỗi phép, con…đánh bố
- ·Triển lãm ảnh 'Nét đẹp Người chiến sĩ'
- ·Triển lãm ‘Khơi nguồn đạo học’: Tri ân và tôn vinh công lao đóng góp của các bậc tiền nhân
- ·Hội thi Tiếng hát cựu chiến binh TP.Thuận An 2023: Vui tươi, ý nghĩa
- ·Mũ bảo hiểm rởm, phạt cả…3 bên
- ·Lan tỏa mô hình hay, cách làm hiệu quả trong xây dựng môi trường văn hóa
- ·5 gợi ý để làm mới phòng khách dịp Tết
- ·Vui nhộn lễ hội Nhật Bản tại thành phố mới Bình Dương
- ·Chuyện người phụ nữ chưa một lần lên đỉnh cùng chồng
- ·Thực hiện chuyển đổi số để phát triển du lịch
- ·Hạn chế quyền người lao động là doanh nghiệp phạm luật
- ·Sân khấu hóa giới thiệu các nhân vật lịch sử
- ·Phát hành bộ tem bưu chính Nhà sàn Bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch
- ·Mãn nhãn với sơn mài truyền thống Bình Dương
- ·Giá vàng hôm nay 06/8/2024: Vàng miếng SJC giảm sốc 1,3 triệu đồng
- ·Sức hấp dẫn của ca ra bộ Bình Dương
- ·Sôi nổi Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2023
- ·Ra mắt cuốn sách tổng hợp ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư với công an
- ·Giật mình sắp cưới phát hiện... quan hệ họ hàng
- ·Tiếng chim ríu rít trong phố