【slna vs nam định】Chờ dòng vốn đầu tư quy mô lớn từ Ấn Độ
Tính đến cuối tháng 9/2020,ờdòngvốnđầutưquymôlớntừẤnĐộslna vs nam định Ấn Độ có 288 dự áncòn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 890,50 triệu USD, đứng thứ 26/138 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tưtại Việt Nam. |
Hợp tác đầu tư sâu rộng và hiệu quả hơn
Tại Hội nghị trực tuyến “Diễn đàn Doanh nghiệpẤn Độ - Việt Nam” vừa được tổ chức, bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Việt Nam có thế mạnh và khả năng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào Ấn Độ, dựa trên sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất. Ấn Độ đặt mục tiêu từ nền kinh tếtrị giá 3.000 tỷ USD trở thành nền kinh tế 5.000 tỷ USD trong 4-5 năm tiếp theo. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội to lớn, những nhu cầu mới, động lực mới và mang đến những hứa hẹn to lớn cho quan hệ với các đối tác Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam tiếp tục kiên định con đường hội nhập quốc tế, với 13 hiệp định thương mại tự do đã ký, đang tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Gần đây, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật đã được thông qua với nhiều điểm mới, theo hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tăng cường phân cấp, minh bạch, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, bổ sung cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn…
Bà Trần Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhìn nhận, quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt. Ấn Độ chưa phải là đối tác lớn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng các dự án đã góp phần mang lại sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tính đến cuối tháng 9/2020, Ấn Độ có 288 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 890,50 triệu USD, đứng thứ 26/138 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam.
Theo bà Yến, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai nước, đòi hỏi sự nỗ lực mạnh mẽ hơn từ Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong việc tăng cường các biện pháp, nhằm tạo cho mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, đầu tư ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.
Rộng cửa đón vốn
Bà Riva Ganguly Das cho rằng, Việt Nam đang nổi lên như một trụ cột trong Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, cũng như sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với chính trị ổn định, dân số trẻ và năng động, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5-7%, cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. “Các nhà đầu tư Ấn Độ xem Việt Nam là điểm đến tiềm năng và nổi bật”, bà Riva Ganguly Das khẳng định.
Theo bà Trần Kim Tuyền, Giám đốc marketing Khu công nghiệp quốc tế Protrade (tỉnh Bình Dương), khu công nghiệp này được thành lập năm 2007, có tổng diện tích đất dành để thu hút đầu tư gần 500 ha, đã được đầu tư hạ tầng hoàn thiện với hệ thống điện, viễn thông, cấp nước, nhà máy xử lý nước thải...
Do diện tích dành để thu hút đầu tư không còn nhiều, cùng với chủ trương xây dựng khu công nghiệp kết hợp đô thị, nên việc chọn lọc nhà đầu tư được Protrade làm hết sức kỹ càng, theo hướng dự án phải đảm bảo các yếu tố môi trường, ưu tiên các dự án hàm lượng công nghệ cao. Các ngành nghề mà Protrade ưu tiên mời gọi nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Ấn Độ, là điện - điện tử, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, công nghiệp phụ tùng ô tô, công nghiệp hỗ trợ…
Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Khởi nghiệp(Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) chia sẻ, TP.HCM được định vị là một trung tâm kết nối đầu tư, chuyển giao công nghệ, start-up… giữa Việt Nam và thế giới. Do đó, với hợp tác giữa các bên, trong đó có hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ, các bên cần ngồi lại với nhau để trao đổi, chia sẻ các thế mạnh của mình, phân công xem mỗi bên sẽ làm những gì, cuộc chơi sẽ được thiết kế thế nào…
Theo ông Tước, TP.HCM có ưu thế về nguồn nhân lực chất lượng cao với khoảng 120.000 kỹ sư ra trường mỗi năm, hiện có hơn 70 tổ chức công nghệ… Do đó, Thành phố có tiềm năng phát triển các ngành như công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, năng lượng, hóa dược… Đây cũng là những ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp Ấn Độ có thế mạnh.
“Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến - chế tạo, các ngành công nghiệp hỗ trợ, ô tô, lọc hóa dầu, y tế, nguyên liệu dược…”, bà Yến nhấn mạnh.
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ bao gồm máy vi tính, điện thoại và linh kiện…
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu từ Ấn Độ sang Việt Nam là sắt thép, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dược phẩm…
Nguồn: Tổng cục Thống kê
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đánh đập, bêu riếu kẻ trộm: phạm tội 'làm nhục người khác'
- ·Long An: Trao quyết định của Ban Bí thư chỉ định 3 đồng chí tham gia Ban Chấp hành
- ·Xuân sẻ chia, Tết yêu thương năm 2024
- ·Prime Minister meets UK business community and world leaders in Scotland
- ·Tiền đặt cọc đi tu nghiệp Nhật Bản, lấy lại được không?
- ·Đại hội thành lập Hội Cựu Công an nhân dân tỉnh
- ·Họp mặt đại biểu tôn giáo, dân tộc
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, chúc Tết tại Thành phố Hồ Chí Minh
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 1/2018
- ·Tránh sau khi tổ chức tọa đàm không áp dụng được vào thực tế
- ·Ly hôn: Mẹ cờ bạc, bố được quyền nuôi con nhỏ
- ·ISC Hậu Giang cùng 7 trung tâm GDNN
- ·Kết nạp đảng viên đạt 109,22% chỉ tiêu
- ·Huyện Long Mỹ: Sẽ tổ chức hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- ·Cám cảnh cụ ông 85 tuổi nằm liệt giường cô độc
- ·Thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu
- ·Iran seizes Vietnamese
- ·Tập trung thu ngân sách ngay từ đầu năm
- ·Lời khẩn cầu xin cứu ba mẹ của 2 đứa trẻ
- ·Kiên Giang kết nạp 296 đảng viên mới trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè