【sanfrecce – tokyo】Thủ tướng: Tập trung gỡ khó cho kinh doanh, khơi thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Phải khơi thông nguồn lực còn tắc nghẽn Khai thác hiệu quả nội lực tạo đột phá cho kinh tế 2024 Khơi thông nguồn lực công từ thống nhất cách hiểu về chi thường xuyên và chi đầu tư |
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tạo khí thế mới, động lực mới, thắng lợi mới cho tăng trưởng. Ảnh: VGP |
Ngày 1/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024.
Thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng
Tại phiên họp, các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm mới 2024, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai quyết liệt nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội; đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế... Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực với nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhập trên các lĩnh vực.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 3,37% so với cùng kỳ, giá cả hàng hóa tương đối ổn định, nhất là hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm.
Đồng thời, thu ngân sách nhà nước tháng 1 ước đạt 13,6% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1 tăng lần lượt 37,7%, 42% và 33,3% so với cùng kỳ, cho thấy xu hướng phục hồi tích cực qua từng tháng; ước xuất siêu 2,92 tỷ USD.
Một điểm sáng nữa của kinh tế trong tháng đầu tiên của năm là tổng vốn FDI đăng ký tăng mạnh 40,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 2,36 tỷ USD. Cùng với đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực...
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ KHĐT cũng chỉ rõ những khó khăn, thách thức, như sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục chuyển biến nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng nhưng còn tiềm ẩn rủi ro.
Nên Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực ngay từ đầu năm 2024. Đặc biệt là phải có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.
Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, công tác chỉ đạo, điều hành ngày càng có kinh nghiệm hơn, bản lĩnh hơn, chủ động, linh hoạt hơn trong phản ứng chính sách. Trong tháng 1/2024, Thủ tướng đánh giá các cấp, các ngành, các địa phương khẩn trương tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ; tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược...
Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ quan trọng trước mắt là phải tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh cho nhân dân. Ảnh: VGP |
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nên yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tuyệt đối không được say sưa, chủ quan với thắng lợi, lơ là, mất cảnh giác trước tình hình.
Thủ tướng cho rằng, nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, nên chỉ một biến động nhỏ bên ngoài có thể ảnh hưởng lớn đến bên trong. Trong nước, sự tự lực, tự cường của một số cơ quan, đơn vị chưa cao; một bộ phận cán bộ còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai...
Vì thế, Thủ tướng nhấn mạnh 3 bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả.
Thứ hai, phải tăng cường đoàn kết, nhất trí trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, đoàn kết trong cả hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân để huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thứ ba, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong Chính phủ và các cơ quan trong hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh chung của cả hệ thống chính trị, của toàn dân.
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo, điều hành với việc phát huy những thành quả đạt được, phát huy tính chủ động, tích cực, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, đồng thời phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm...
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong tháng 2, quý 1 và cả năm 2024, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng trước mắt trong tháng là phải tập trung tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn đầm ấm, vui tươi, nghĩa tình, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết, không để ai không có Tết.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện chương trình, kế hoạch hành động, các văn bản cụ thể để triển khai các nghị quyết, kết luận chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ. Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng; đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn, tiềm năng; khai thác hiệu quả thị trường trong nước. Đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu...
Cùng với đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các nhiệm vụ nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, an ninh...
Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nội dung trong bài viết rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tiêu đề "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024), tạo khí thế mới, động lực mới trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tiếp tục giành những thắng lợi mới.
(责任编辑:La liga)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 20.11.2022: Thế giới giảm mạnh, trong nước ngày mai giảm bao nhiêu?
- ·London: Thành phố của những người giàu
- ·Nhiều người trẻ Trung Quốc đột quỵ, trụy tim vì lao lực
- ·Người dân Mỹ vẫn e ngại tính rủi ro của thị trường chứng khoán
- ·BHXH Việt Nam: Trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức mới cho người nhận qua tài khoản ATM
- ·Xuất khẩu sang Hà Lan tăng hơn 1,4 tỷ USD
- ·Kinh tế Hàn Quốc bứt phá trong quý I nhờ xuất khẩu
- ·Người Mỹ làm từ thiện đạt mức tiền kỷ lục trong năm 2013
- ·Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt
- ·Xuất khẩu gỗ khó hoàn thành mục tiêu 16,5 tỷ USD?
- ·Một ngày tri ân sự hy sinh của những người đã ngã xuống là chưa đủ
- ·Biến tấu làm món ngon hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cùng Redoxon Triple Action
- ·Nhập khẩu 113.000 tấn đường theo phương thức đấu giá
- ·Bất ổn ở Thái Lan không ảnh hưởng đến kinh tế khu vực
- ·Thúc đẩy tiến độ cấp phép hồ sơ liên quan đến vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế
- ·Những nhân tố có thể đẩy thế giới quay lại vòng suy thoái
- ·Nga sẽ cự tuyệt việc nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ, EU
- ·Singapore kiểm soát chặt dòng vốn đầu tư từ phương Tây
- ·Đối thoại kinh tế Việt Nam
- ·TPHCM thu ngân sách đạt trên 80%