【melbourne victory đấu với newcastle jets】Các nghi lễ đẹp trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam
Lễ rước Thần Nông. Ảnh: T.L |
Việt Nam có truyền thống nông nghiệp rất lâu đời. Các lễ hội, đình đám, cúng tế đa phần xuất xứ từ văn minh, văn hóa nông nghiệp.
Trong số đó có một số lễ hội rất quan trọng mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, xã hội diễn ra vào những ngày đầu Xuân, như Lễ Động thổ, Lễ Tịch điền, Lễ Thượng nguyên, Lễ Khai hạ, Lễ Du Xuân, Lễ Khai ấn, Lễ Khai bút.
Lễ Động thổ
Người Việt có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá," ý chỉ dưới đất là phạm vi cai quản của Thổ Công. Mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai cần xin phép Thổ Công qua lễ động thổ.
Nguồn gốc Lễ Động thổ bắt đầu từ xa xưa. Nghi thức của Lễ Động thổ là đào một ao, ở giữa có một nền tròn: trên nền tròn có năm bệ, trên mỗi bệ đều có Lễ Tam sinh gồm bò, dê, lợn. Lễ phục của các vị chủ tế và bồi bái đều màu vàng. Lễ Xã Tế chia làm năm bậc dành cho Hoàng đế, các vua chư hầu và các quan đại phu trở xuống và có tác dụng khác nhau.
Xưa kia, tại Việt Nam lễ này cũng được tổ chức từ triều đình tới nhân dân, nhưng về sau lễ này chỉ còn tồn tại trong dân chúng. Còn tại triều đình, Thần Đất đã được tế trong dịp Tế Nam Giao.
Hàng năm, sau ngày mồng Ba Tết, tại các làng có làm Lễ Động thổ để cho dân làng có thể đào bới cuốc xới được. Thực ra, ngày làm lễ Động Thổ không nhất định là ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều làng thường cử hành lễ này sau ba ngày Tết.
Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng Thần Đất. Lễ vật cũng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã.
Trong buổi lễ, ông chủ tế với áo thụng xanh cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với Thổ Thần xin cho dân làng được động thổ.
Sau buổi Lễ Động thổ, dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ. Trong ba ngày Tết, nếu không may có ai qua đời, gia đình phải quàn lại trong nhà, đợi lễ Động Thổ xong mới được đào huyệt an táng.
Lễ Thân Nông
Thần Nông là vị “vua” đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch điền hoặc Hạ điền. Lễ Thần Nông tức là Lễ tế vua Thần Nông (Trung Quốc) để cầu mong sự được mùa và nghề nông phát đạt.
Trên các quyển lịch hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó tốt hay xấu.
Năm nào được mùa, Thần Nông giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, vàng-đen-trắng-xanh-đỏ ứng với Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ.
Hàng năm xưa có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình. Lễ tế Thần Nông hàng năm cử hành vào ngày Lập Xuân, bởi vậy nên tế Thần Nông còn được gọi là Tế Xuân.
Ở Việt Nam, thời vua Minh Mạng, sau tiết Đông Chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông.
Trước ngày Lập Xuân hai ngày, tại gần cửa Đông Ba (ngày nay tức là cửa chính đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới đài. Các quan vận lễ phục, có lính vác gươm giáo, tán lọng, cờ quạt đi theo.
Tới đài, một lễ đơn giản được cử hành để trình với thần linh tượng và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần Nông lại được khiêng về kho. Hôm Tế Xuân lại được rước ra đài, nhưng lần này đi rước là các quan bộ Lễ và các quan tỉnh Thừa Thiên.
Khi đám rước đi qua cung Vua, một viên Thái Giám vào tâu Vua biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc cho trâu phải làm việc.
Tới đài các quan làm lễ tế Thần Nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. Tế Thần Nông xong, trâu và tượng Thần Nông lại có quân lính khiêng cất vào kho.
Tại các tỉnh, trong ngày Lập Xuân cũng có Lễ tế Thần Nông và lễ cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông Chí. Các quan tỉnh phụ trách việc hành lễ
Lễ Thượng nguyên
Người dân thủ đô làm lễ tại Phủ Tây Hồ. Ảnh: Thành Đạt |
Lễ Thượng Nguyên diễn ra vào Rằm tháng Giêng. Từ Triều đình đến dân chúng đều có lễ Phật trong ngày này.
Tục xưa tin rằng trong ngày Rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng giám lòng thành của các tín đồ Phật Giáo. Vì vậy, trong dịp này ngôi chùa nào cũng đông người tới lễ bái.
Các cụ bà đã quy y cũng nhân ngày lễ này, đến chùa tụng kinh niệm Phật. Các cụ vừa lần tràng hạt vừa kể lại sự tích của đức Phật và bồ tát.
Theo tích xưa kể lại, ngày mùng Một và ngày Rằm mỗi tháng được coi là ngày Phật nên các tín đồ Phật Giáo đều rủ nhau đi lễ chùa.
Theo sách Trung Hoa, Lễ Thượng Nguyên không phải là một ngày lễ Phật. Trước đây chính là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này, nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ.
Tết cũng còn có một tên nữa là Tết Nguyên Tiêu. Thuyền được trang hoàng muôn màu sắc, thắp đèn treo hoa rực rỡ. Nhân ngày lễ có nhiều trò vui như đánh gươm, cưỡi ngựa, nhảy múa... Các văn nhân trong đêm Nguyên Tiêu thường họp nhau uống rượu thưởng Xuân, vịnh ngâm thơ phú.
Theo các nhà thuật số, ngày Rằm tháng Giêng còn là ngày vía Thiên quan. Nhân ngày này, tại các đền chùa có làm lễ dâng sao, nghĩa là cúng các vị sao để giải trừ tai ách quanh năm. Cúng lễ dâng sao, người ta lập đàn tràng tam cấp, trên cúng Trời Phật, Tiên Thánh, giữa cúng các vị sao thủ mạng, ở dưới cúng bố thí chúng sinh. Mỗi năm mỗi người có một vị sao thủ mạng. Lễ vật cúng dâng sao dùng hoa quả, trầu cau, xôi, chè rượu, vàng mã và cả hình nhân.
Lễ Khai hạ
Dựng cây nêu ngày Tết. Ảnh: Thanh Tùng |
Tục truyền ngày xưa, khi Tết đến, ma quỷ hay tới quấy nhiễu nhân dân. Nhân dân kêu lên Đức Phật, Đức Phật liền ra tay bắt bọn ma quỷ. Bọn ma quỷ sợ hãi đức Phật, không dám quấy nhiễu, nhưng chúng hỏi ở đâu là đất của Phật để chúng tránh xa. Phật đáp: ở đâu có phướn, có chuông, có khánh, đấy là đất của Phật. Ma quỷ lại hỏi địa giới của Phật đến đâu và lấy gì làm phân biệt. Phật bảo chúng là ở đâu có vết vôi trắng là địa giới của Phật.
Sau đó, ngày Tết, người ta dựng cây, trên ngọn nêu có treo khánh sành và phướn giấy, và ở trước cửa nhà có rắc vôi bột thành hình cung tên để trừ ma quỷ. Ma quỷ thấy cây nêu và vôi trắng không dám phạm tới vì sợ đức Phật.
Về nguồn gốc Lễ Khai hạ, người Trung Hoa gọi là Lễ Nhân nhật, nghĩa là Ngày của Người. Theo sách “Phương sóc chiêm thú,” tám ngày đầu năm mỗi ngày thuộc riêng về một giống. Mồng 1 thuộc giống gà, mồng 2 giống chó, mồng 3 giống lợn, mồng 4 giống dê, mồng 5 giống trâu, mồng 6 giống ngựa, mồng 7 giống Người nên được gọi là Nhân nhật, mồng 8 giống thóc.
Ngày Nhân nhật là ngày của giống Người nên người ta làm lễ cúng Trời đất để đánh dấu ngày đó.
Vào dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng Trời đất, người Việt Nam còn sửa soạn lễ cúng Gia Tiên, cúng Thổ Công và cúng Thần Tài. Thường sau lễ này, những người buôn bán mới bắt đầu đi chợ, mở cửa hàng.
Ngày nay, nhiều nơi không còn lễ Khai hạ nữa, tuy nhiên tại các gia đình Việt Nam nhất là những gia đình buôn bán, ngày mồng 7 tháng Giêng vẫn có cúng lễ, cầu buôn may bán đắt, phát đạt, thịnh vượng quanh năm. Người ta cũng cúng gia tiên, cúng Thổ Công, cúng Thần Tài và một số người vẫn cúng Trời, Đất.
Lễ Du Xuân
Lễ Du Xuân là lễ nhà vua ngự du lúc Xuân sang. Lễ có từ đời nhà Lê. Ngày mồng Một tháng Giêng, sau khi các hoàng thân và các quan chúc mừng, nhà Vua ngự du Xuân có các quan văn võ đi theo. Ngài mặc áo Hoàng Bào cỡi ngựa đi trước. Các quan, lính tráng mang cờ quạt, khí giới theo sau.
Lễ Du Xuân của nhà vua, cũng giống như việc người dân xuất hành, vị bộ Lễ phải chọn hướng để nhà Vua đi, với mục đích cả nước được thái bình, khang thịnh.
Lễ Khai ấn
Các ấn đã được lau chùi trong năm, ngày Xuân, Bộ Lễ chọn ngày lành, giờ tốt để làm lễ Khai ấn, nghĩa là dùng ấn đóng lên một công văn chỉ dụ. Thường bản văn đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành.
Tục khai ấn này, tại các tỉnh, huyện, xã, mỗi viên chức có ấn đều chọn ngày khai ấn. Ngày xưa, người ta còn có sửa lễ cúng vị thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn.
Lễ Khai bút
Ngày xưa, dịp đầu Năm mới, sau lễ cúng đón Giao thừa, các viên quan, các nhà giáo, nhà sư, các môn đồ chuẩn bị án thư, nghiên mực, bút lông và giấy hoặc lụa để làm Lễ Khai bút đầu năm.
Mực thường dùng là mực Tàu thơm được mài kỹ và sau đó người khai bút sẽ thảo lên giấy trắng hoặc lụa trắng. Bên án thư, có người đặt một đỉnh trầm ngát hương bay toả lẫn với hương xuân giao mùa ngoài cửa.
Nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác hoặc một câu danh ngôn, một lời chúc mọi người, có khi là một lời tự chúc với bản thân như một tâm nguyện trước năm mới.
Lễ khai bút là một phong tục trang nghiêm và thiêng liêng với mong muốn hướng tới một thế giới tinh thần rộng lớn, bày tỏ nguyện vọng kẻ sỹ lập ngôn cao đẹp của người trí thức trước cuộc đời./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày cưới anh
- ·Gần 100 doanh nghiệp Khánh Hòa và Thanh Hóa kết nối giao thương, xúc tiến thương mại
- ·Sau khi chọc thủng đáy 8 tháng, giá vàng được dự báo sẽ thế nào trong tuần đầu tiên của tháng 3?
- ·Chứng khoán lên đỉnh, tấc đất hóa tấc vàng: Nhạc dừng, bữa tiệc kết thúc?
- ·Mẹ nghèo mong kéo dài sự sống để được ở bên 2 con thơ
- ·Kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh
- ·Ngày 12/4 thăng hoa: HoSE khớp lệnh 20.000 tỷ đồng, VN
- ·Hàng không Việt một năm ‘bay trong bão’
- ·Bà ngoại chật vật lo cứu cháu bị ung thư máu
- ·Dồn lực cho chặng đua nước rút đầu tư công
- ·Lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/1/2019
- ·Vì sao Agribank mãi chưa cổ phần hóa?
- ·Vận động nhân dân làm theo gương Bác
- ·Huyện Dầu Tiếng: Vận động hàng hóa trị giá 100 triệu đồng hỗ trợ người dân khó khăn
- ·Quan hệ khi chưa đủ tuổi thành niên có vi phạm pháp luật?
- ·Bình Định hủy thông báo mời quan tâm dự án đầu tư vì chưa có nhà đầu tư
- ·Chấm dứt giải phóng mặt bằng “da beo” tại Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E
- ·Còn đó nỗi đau…
- ·Trung Sơn Pharma tặng 100.000 khẩu trang cho người nghèo
- ·Giá vàng đạt mức đỉnh của 2 tháng