【kết quả rc lens】Luật Hộ tịch góp phần quan trọng bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
VHO - Tính đến ngày 12.12.2022,ậtHộtịchgópphầnquantrọngbảovệngàycàngtốthơnquyềnvàlợiíchhợpphápcủangườidâkết quả rc lens Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã ghi nhận có tổng số hơn 58,1 triệu dữ liệu hộ tịch các loại, gồm trên 36,3 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có trên 8,1 triệu trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trên 4,3 triệu trường hợp đăng ký khai sinh được chuyển sang cơ quan bảo hiểm xã hội để cấp Thẻ bảo hiểm y tế; trên 8 triệu dữ liệu đăng ký kết hôn; 6 triệu dữ liệu đăng ký khai tử và trên 7,8 triệu dữ liệu đăng ký các sự kiện hộ tịch khác.
Đó là thông tin được Bộ Tư pháp cung cấp tại Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Hộ tịch vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Hộ tịch
Được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20.11.2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2016, Luật Hộ tịch gồm 77 điều, 07 chương, quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ về đăng ký hộ tịch. Ngoài ra, Chính phủ cũng bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nhân lực, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Kể từ khi được ban hành, Luật Hộ tịch đã được triển khai một cách hiệu quả. Trên cơ sở lủa Luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch đã được hoàn thiện một cách đồng bộ; Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 được ban hành và triển khai có hiệu quả; hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ Trung ương đến địa phương được củng cố, kiện toàn; Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung được triển khai xây dựng, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, bước đầu hình thành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thực hiện kết nối cấp số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực hộ tịch cả về trình tự, thủ tục, phương thức đăng ký hộ tịch… Luật Hộ tịch đã góp phần quan trọng bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Người dân có thể đăng ký hộ tịch trực tiếp tại UBND phường, xã
Hiện nay, người dân có thể đăng ký hộ tịch theo các phương thức thuận lợi nhất. Họ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (nay là Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh). Nhận thức của người dân về quyền, trách nhiệm đăng ký hộ tịch, nâng cao tỷ lệ đăng ký các sự kiện hộ tịch, bảo đảm việc đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác và đúng quy định pháp luật.
Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cốt lõi là Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung đã kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên đối với các thủ tục đăng ký hộ tịch, trong đó có 03 dịch vụ công thiết yếu là: thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử. Đến nay, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã triển khai thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến, giúp đồng bộ, thống nhất dữ liệu, giảm thời gian tác nghiệp cho công chức làm công tác hộ tịch.
Đến nay, thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện liên thông 2 nhóm TTHC: Đăng ký khai sinh – cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi hoàn toàn trên môi trường điện tử tại tất cả các địa phương trên toàn quốc, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục cấp Thẻ bảo hiểm y tế, góp phần triển khai hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử giúp người dân có thể đăng ký hộ tịch ở bất kỳ nơi đâu
Để khắc phục một số tồn tại trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch, Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) hợp tác với tổ chức Vital Strategies thông qua “Sáng kiến dữ liệu cho sức khỏe” đã hỗ trợ Bộ Tư pháp cải thiện quy trình nghiệp vụ về CRVS, thí điểm mô hình đăng ký khai sinh và khai tử trên môi trường điện tử, rà soát và đề xuất tăng cường hơn nữa khung pháp lý CRVS, và cải thiện sự hợp tác giữa các Bộ, ngành liên quan trong việc chia sẻ dữ liệu CRVS phục vụ cho công tác hoạch định chính sách.
Đăng ký hộ tịch có vai trò quan trọng, thiết yếu đối với mọi người dân vì công tác này bảo đảm các sự kiện sinh, tử, kết hôn và các sự kiện hộ tịch khác được đăng ký và ghi nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần xác định “định danh pháp lý” vì mục tiêu phát triển bền vững. Người dân được cấp các giấy tờ hộ tịch, nhất là Giấy khai sinh – giấy tờ hộ tịch gốc đầu tiên và quan trọng nhất, có thể tiếp cận các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp như giáo dục, y tế, việc làm, bảo trợ xã hội và các dịch vụ khác. Đồng thời, thống kê hộ tịch cũng cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các dữ liệu hộ tịch, dân cư quan trọng, là cơ sở để lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu, an sinh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, dinh dưỡng, giáo dục, nhà ở công cộng và các chính sách quản lý nhà nước về dân cư.
HOÀNG HƯƠNG
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cũng như nhiều TTCK thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á, TTCK Việt Nam phiên 9/3 đã điều chỉnh giảm
- ·Triều Tiên tuyên bố thử thành công động cơ tên lửa đẩy mới
- ·Liên minh châu Âu gia tăng sức ép với Nga liên quan vấn đề Syria
- ·NATO cân nhắc thay đổi thời gian tổ chức hội nghị ngoại trưởng
- ·Novaland góp 100 tỷ vào quỹ vắc xin phòng covid
- ·Anh, Pháp, Mỹ thúc đẩy lệnh trừng phạt Syria lên Hội đồng Bảo an
- ·[Infographics] 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump qua các con số
- ·Triều Tiên có thể mở rộng chương trình tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm
- ·Cập nhật: Điểm chuẩn của tất cả các trường đại học trên cả nước năm 2018
- ·IS tuyên bố tiến hành đánh bom thánh đường Hồi giáo ở Pakistan
- ·Thủy điện Sê San tăng cường áp dụng các công cụ cải tiến năng suất
- ·Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence bất ngờ tới sát biên giới Triều Tiên
- ·Cháy rừng dữ dội ở New Zealand, hơn 1.000 người sơ tán khẩn cấp
- ·Nga làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc từ ngày 1
- ·Thay đổi cách tính lương với người nghỉ hưu từ 1/1/2018
- ·Mỹ triển khai hệ thống radar cảnh báo tên lửa đối phó Triều Tiên
- ·Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng ký kết FTA vào cuối năm sau
- ·Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn đàm phán lại FTA với Hàn Quốc
- ·Tổng tài sản của VietinBank năm 2020 tăng hơn 8%
- ·Cuộc chiến trăm năm giữa Anh và Pháp