【bxh j1 league】Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Điểm tối trong bức tranh kinh tế sáng
Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện
TheảingânvốnđầutưcôngchậmĐiểmtốitrongbứctranhkinhtếsábxh j1 leagueo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2019, đến từ cả phía cung và cầu. Đối với cung, trong khu vực công nghiệp xây dựng đã có tốc độ tăng trưởng cao, ước đạt 8,4%. Trong đó, riêng công nghiệp chế biến chế tạo tăng 11% và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tầu, động lực của tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ cũng đạt mức tăng trưởng cao, ước đạt 7% và tính chung cả 2 khu vực, cơ cấu GDP đã chiếm tỷ trọng khoảng 8,6%, thể hiện sự chuyển dịch đúng hướng của cơ cấu nền kinh tế.
Về phía cầu, sức mua của nền kinh tế liên tục phát triển trong những năm gần đây. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng luôn duy trì ở mức tăng trưởng 2 con số, ước cả năm 2019 đạt khoảng 11,5%. Nhờ có kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, thu nhập tăng nên tổng cầu và sức mua của nền kinh tế được củng cố và duy trì đà tăng trưởng tích cực.
Xuất khẩu cũng đạt khá trong bối cảnh căng thẳng thương mại và thị trường thế giới suy giảm, ước tăng 9,2% và xuất siêu khoảng 1 tỷ USD.
Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện và phản ánh qua kết quả tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Theo đó, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục phát triển mạnh, đóng vai trò dẫn dắt và là động lực cho tăng trưởng, giảm dần phụ thuộc và công nghiệp khai khoáng và tăng trưởng tín dụng. Đóng góp của các năng suất các yếu tố tổng hợp hàng năm đạt trên 40%, cao hơn giai đoạn trước là 33,58% và vượt mục tiêu đề ra là 30 - 35%.
Năng suất lao động, giai đoạn 2016 - 2019 cũng đạt ở mức khá cao, 5,8%/năm, vượt mục tiêu của kế hoạch 5 năm là 5,5%.
Trong thời gian tới vẫn khẳng định khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục trở thành động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Vẫn còn 27 nghìn tỷ đồng chưa giao được
Về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đúng như nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu, tình trạng giải ngân chậm đã là một trong những điểm tối trong một "bức tranh sáng" của nền kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đóng góp của vốn đầu tư công trong giá trị của GDP.
Nhiều công trình hạ tầng chậm tiến độ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 10 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 49,83% so với kế hoạch QH giao và đạt 54,69% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.
“Mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt với những giải pháp khác nhau, ngay từ tháng đầu của năm, như việc giao kế hoạch vốn sớm, trước 31/12 đã giao được 91,26%, còn lại hơn 33 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 8% không đủ điều kiện và thủ tục nên không thể giao được. Trong từ đầu năm đến nay, Bộ đã liên tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành thủ tục và thủ tục đầy đủ đến đâu, giao đến đó. Đến nay chúng ta đã giao thêm được hơn 5.000 tỷ đồng, vẫn còn 27 nghìn tỷ đồng chưa giao được”, vị tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư cho hay.
“Việc thực hiện các thủ tục, quy trình đủ điều kiện theo luật định là không đáp ứng được nên chúng tôi không thể giao được, vì luật đã quy định rồi”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Mặc dù đã tổ chức nhiều đoàn công tác để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc, nhưng trên thực tế tình hình chậm được cải thiện. Trước tình hình đó, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy giải ngân kế hoạch trung hạn đầu tư công năm 2019, trong đó đã tập trung phân tích, đánh giá rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân khách quan là do một số quy định, văn bản pháp luật về đầu tư công như công tác chuẩn bị đầu tư, công tác chuẩn bị dự án còn bất cập; thủ tục điều chỉnh dự án còn phức tạp; nhiều việc phải thực hiện theo quy định của các luật liên quan như đất đai, xây dựng, đấu thầu… còn chồng chéo và vướng mắc.
Theo Bộ trưởng, về cơ bản những vướng mắc liên quan đến đầu tư công, đã được sửa đổi tại Luật Đầu tư công sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2020. Một số vấn đề còn vướng mắc giữa các luật với nhau, Chủ tịch QH và Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các cơ quan tiếp tục rà soát trong thời gian tới, phát hiện các điểm cần phải chỉnh sửa để thống nhất lại.
Những vướng mắc về phân cấp hay trình tự, thủ tục dự án, điều chỉnh kế hoạch đã cơ bản được giải quyết. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ xác định những nguyên nhân chủ quan là khâu tổ chức thực hiện vẫn là nguyên nhân chủ yếu. Đó là: công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế, việc giao kế hoạch chậm, cả ở trung ương và các cấp bộ, ngành, địa phương (giao chi tiết) chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ dự án. Công tác tổ chức thực hiện dự án, công tác tổ chức thực hiện ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao. Trình độ năng lực chuyên môn của nhà thầu, tư vấn giám sát còn hạn chế.
Về cơ bản, theo Bộ trưởng, nguyên nhân chậm “là thiếu động lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao”.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 94/2019/NQ-CP với một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Thông tin các bộ, ngành, địa phương giải ngân chậm đã được công khai trên Cổng thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Chính phủ cũng đề nghị các ĐBQH tăng cường giám sát chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công ngay tại địa phương mình, để vừa nâng cao hiệu quả giám sát tại cơ sở, vừa giúp chính quyền thấy được nguyên nhân, đưa ra giải pháp thực hiện hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, với Luật Đầu tư công được sửa đổi, Nghị quyết 94/2019/NQ-CP được ban hành và sự giám sát của QH và các đoàn ĐBQH, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 sẽ có bước cải thiện đáng kể./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Xổ số Vietlott: Trao giải thưởng cho 1 trong 2 khách hàng trúng Jackpot gần 100 tỷ
- ·Kosy liên tục dính 'phốt', Chủ tịch Nguyễn Việt Cường còn giữ được lòng tin của cổ đông?
- ·Phát triển FLCHomes: bước đi chiến lược của Tập đoàn FLC trong lĩnh vực BĐS
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Vừa trả lương cao, cho nhân viên đi Hàn Quốc du lịch, công ty này sắp trả cổ tức 200%
- ·Giá vàng hôm nay ngày 3/10: Vàng vọt tăng nhanh, USD ‘trượt dốc’
- ·Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: EVFTA là động lực thúc đẩy chuyển giao công nghệ cao
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Kia Soluto giá từ 399 triệu vừa về Việt Nam: Bán mạnh 500 chiếc/tuần
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Nửa năm 2019, nợ phải trả của CIENCO 4 gấp 6 lần vốn chủ sở hữu
- ·Xổ số Vietlott: Tìm ra địa chỉ phát hành tờ vé số trúng Jackpot 2 hơn 4,6 tỷ đồng
- ·Sữa tiệt trùng Flex giàu Canxi
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Vietcombank cải tiến và bổ sung các tiện ích mới trên ứng dụng VCBPAY
- ·Đài Loan mùa thu, đi đâu thưởng ngoạn mùa lá đỏ?
- ·3 năm liên tiếp, Viettel là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Thị trường chung cư phía Tây Hà Nội sôi động với loạt căn hộ mới