【xem bong da truc tien】Trước những clip xấu, độc: Các TikToker, youtuber cần có chứng chỉ hành nghề?
Hết "cửa" cho Facebook,ướcnhữngclipxấuđộcCácTikTokeryoutubercầncóchứngchỉhànhnghềxem bong da truc tien YouTube, Netflix... né thuế? | |
Mối nguy hiểm từ Youtube | |
Mạng xã hội - Một loại "vũ khí" cần kiểm soát |
Ảnh cắt từ clip |
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách trẻ
Mới đây, ngày 25 và 27/2, TikToker, Youtuber Thơ Nguyễn đăng 2 clip có nội dung về búp bê để xin vía học giỏi. Đáng chú ý, trong clip, hành vi của Youtuber Thơ Nguyễn khi chia sẻ đoạn video ngầm nhắc đến việc nuôi Kumanthong, chơi bùa ngải khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng, bức xúc. Hành vi truyền tải nội dung trong video của Thơ Nguyễn có dấu hiệu tuyên truyền mê tín dị đoan, có thể gây ảnh hưởng xấu đến các khán giả nhỏ tuổi theo dõi kênh của mình.
Đánh giá nội dung trong video, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Việt Nam cho rằng, nội dung clip dùng búp bê, dù là bất cứ loại búp bê nào, để “xin vía học giỏi”, là việc làm phản giáo dục, không có cơ sở khoa học và cũng không có căn cứ thực tiễn. TS Nguyễn Tùng Lâm cũng đánh giá, video của Youtuber Thơ Nguyễn là một sản phẩm độc hại, không nên để lan truyền trên internet. “Nếu đối tượng xem là người lớn thì sẽ hiểu rõ những nội dung tuyên truyền trong video không có thật, phản tác dụng và sẽ không làm theo. Tuy nhiên, kênh này lại có đối tượng theo dõi phần lớn là trẻ em - lứa tuổi chưa nhận thức được đầy đủ mọi vấn đề trong cuộc sống, nên sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành nhân cách và sự rèn luyện, phấn đấu của trẻ. Vì vậy, cơ quan chức năng cần có ngay biện pháp xử lý”, TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.
Clip của Thơ Nguyễn chỉ là một trong số rất nhiều clip xấu, nguy hại, nguy hiểm đối với trẻ em mà Tạp chí Hải quan đã không ít lần đề cập, lên án. PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đánh giá, nhiều nội dung đăng tải trên Youtube hay các trang mạng xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của học sinh.
Quản lý bằng chứng chỉ, nguyên tắc làm nghề
Những năm gần đây đã nở rộ phong trào làm video đăng tải lên các trang mạng xã hội, Youtube… để kiếm tiền. Ngoài một phần nội dung mang tính giáo dục thì cũng có không ít các nội dung nhảm nhí, phảm cảm. Tuy nhiên, để hội nhập cuộc cách mạng 4.0 các gia đình, nhà trường, xã hội cũng không thể cấm các em tuyệt giao với công nghệ. Vấn đề đặt ra, các cơ quan quản lí cần có biện pháp quản lí các nội dung đăng tải trên mạng xã hội, Youtube. Đối với gia đình, nhà trường cũng cần định hướng cho các em tiếp cận những nội dung phù hợp và mang tính giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng năm 2021 và định hướng đến năm 2025. Mục đích của kế hoạch nhằm giảm thiểu tác động của những thông tin độc hại; tăng cường công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin trên môi trường mạng bảo đảm đúng quy định, lành mạnh và hữu ích. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ đạo đơn vị, nhà trường có các biện pháp khuyến khích học sinh tham gia, tương tác, theo dõi các diễn đàn trên internet, các trang thông tin, nhóm trên mạng xã hội do các trường quản lý; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong trường và các cơ quan chức năng, gia đình học sinh để nắm bắt tình hình tư tưởng của học sinh trên môi trường mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
PGS. TS Trần Thành Nam cho rằng, các công ty công nghệ cần xây dựng nội dung số thật khoa học và phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có một cơ quan kiểm duyệt những nội dung đăng tải lên internet, bài trừ chất liệu không khoa học, chuẩn hóa những đối tượng làm Youtuber để các em có môi trường học tập phù hợp, lành mạnh. Theo đó, những đối tượng làm Youtuber phải thực hiện đăng ký kênh và tham gia khóa học tập để đủ kiến thức sản xuất được những nội dung đảm bảo tính giáo dục. Các cơ quan quản lí phải có quy định, nguyên tắc làm nghề đối với những Youtuber, như đào tạo, cấp chứng chỉ. Những ông lớn trong ngành công nghệ cũng cần có sự phối hợp với cơ quan của Nhà nước để có hành động chặn, xóa bỏ nguồn học liệu ảnh hưởng đến trẻ em.
Còn trong thời điểm hiện tại, nhà trường phải có khóa học trang bị kỹ năng học tập trên internet cho học sinh. Bên cạnh đó, phụ huynh là chốt chặn để sàng lọc nội dung trên internet cho con. Theo đó, phụ huynh phải nâng cao năng lực công dân số và có những quy định cụ thể với con khi dùng internet để có bất cứ điều gì không đúng trẻ phải báo với cha mẹ. Phụ huynh cũng cần cài đặt những ứng dụng ngầm trên máy của con để cảnh báo cho cha mẹ trẻ truy cập vào địa chỉ không phù hợp.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·TAND tỉnh và các huyện, thị xã tiếp 3.592 lượt công dân
- ·Nhân rộng mô hình “Camera an ninh”
- ·Liều lĩnh đòi tiền “bảo kê”
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Lộc Ninh triển khai Ngày pháp luật
- ·Án chung thân cho kẻ giết người
- ·Đến năm 2021, giảm 10
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Thêm 2 vụ tàng trữ pháo
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Trộm vặt nhưng vứt xe xịn
- ·Công nhân trộm hạt nhựa
- ·Người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng được “ưu tiên”
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·Trộm tiền trong heo đất
- ·Xử lý 4 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái quy định
- ·“Bà hỏa” viếng thăm trung tâm văn hóa
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Giải báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông