会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả randers】Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất siêu trong 5 tháng đầu năm!

【kết quả randers】Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất siêu trong 5 tháng đầu năm

时间:2025-01-11 04:47:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:576次
Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất siêu trong 5 tháng đầu năm
Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất siêu trong 5 tháng đầu năm

Giá xuất khẩu nhiều loại nông sản chủ lực tăng khá

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm tăng cao do hầu hết các nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đều tăng. Đóng góp vào kết quả này có: nông sản 13,11 tỷ USD, tăng 27,7%; lâm sản 6,58 tỷ USD, tăng 22,7%; thủy sản 3,5 tỷ USD, tăng 3,6%; chăn nuôi 199 triệu USD, tăng 5,6%...

Đáng chú ý, trong 5 tháng nhiều loại nông sản xuất khẩu đã tăng giá rất mạnh so với cùng kỳ năm trước: Gạo có giá xuất khẩu bình quân 638 USD/tấn, tăng 20,5%; cà phê đạt giá xuất bình quân 3.482 USD/tấn, tăng 49,9%, cao su 1.504 USD/tấn, tăng 8,8%; hạt tiêu 4.308 USD/tấn, tăng 39,3%.

Về giá trị xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước như: gỗ và sản phẩm gỗ 6,14 tỷ USD, tăng 23,6%; cà phê 2,9 tỷ USD, tăng 44,1% với lượng 833 nghìn tấn, giảm 3,9%; gạo 2,65 tỷ USD, tăng 38,2% với lượng 4,15 triệu tấn, tăng 14,7%; điều 1,55 tỷ USD, tăng 19,3% với lượng 288 nghìn tấn, tăng 30,6%; rau quả 2,59 tỷ USD, tăng 28,1%; tôm 1,3 tỷ USD, tăng 7,5%.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, đạt kết quả này do thời gian qua, Bộ NN&PTNT và toàn ngành đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ NN&PTNT và kế hoạch hành động của bộ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ; tiếp tục chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.

Bên cạnh đó, các giải pháp khơi thông thị trường, ký kết các đơn hàng mới đã có hiệu quả, kết quả tốt nên tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 21%. Ví dụ, thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã có đơn hàng đến tháng 8, thậm chí có doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2024...

Hợp tác quốc tế, phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Bộ NN&PTNT nhận định, các thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại như: Trung Quốc, Nhật Bản, khu vực châu Á, Hoa Kỳ... Tuy nhiên, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả cung và cầu hàng nông sản, vật tư; các cuộc xung đột quân sự gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt... làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tăng chi phí vận chuyển. Nhiều quốc gia thực thi chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước; đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung, ứng phó với tác động tiêu cực của El Nino, La Nina... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Vì vậy, để khắc phục khó khăn trên và đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành Nông nghiệp sẽ phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo đó, tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản; triển khai các đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu. Mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, châu Phi...

Bên cạnh đó, tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới; phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ NN&PTNT sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động, như các Diễn đàn 970 hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản; tọa đàm phổ biến thông tin, quy định thị trường và thị hiếu tiêu dùng, kết nối tiêu thụ thông qua hệ thống tham tán thương mại, nông nghiệp tại các thị trường, các chuỗi phân phối bán lẻ trong nước, các sàn thương mại điện tử (Postmart, Shopee, Tiki, Lazada, Tiktok, Zalo…) đối với các mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP.

Giá cả trong nước vẫn duy trì ổn định

Trong tháng 5, tình hình giá cả trong nước vẫn duy trì ổn định, không có sự biến động lớn. Giá lúa, gạo tại đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ so với tháng trước; thị trường rau củ tiêu thụ mạnh nên các loại đều tăng giá; giá thịt lợn hơi ghi nhận tăng 3 - 10% tùy từng tỉnh so với tháng trước; giá cá tra ổn định, dao động bình quân mức 27.000-27.500 đồng/kg tùy loại; giá tôm thẻ tăng 3% so với tháng trước; riêng trái cây giá giảm do nguồn cung dồi dào.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
  • Việt Nam và Hà Lan nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
  • Cần Thơ: Kỷ luật 49 Đảng viên liên quan đến tham nhũng
  • Mỗi địa phương phải dám làm, dám chịu trách nhiệm
  • Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
  • Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân
  • Vun đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào
  • Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến diễn ra trong 19 ngày
推荐内容
  • Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
  • Đối ngoại tháng 4: Thúc đẩy việc sớm ký, phê chuẩn FTA, IPA với EU
  • Có dễ áp giá trần đối với thị trường dầu toàn cầu ?
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón, hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Hà Lan
  • Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
  • Khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hơn nữa vào Việt Nam