【bảng xếp hạng bóng đá tây ban nha 2】Tiền xu giờ này ở đâu ?
Tuy vẫn còn nguyên giá trị lưu hành như những đồng tiền giấy,ềnxugiờnàyởđâbảng xếp hạng bóng đá tây ban nha 2 nhưng hiện nay, tiền xu đang bị “phân biệt đối xử” một cách thậm tệ trong lưu thông. Trong vai những người đi mua hàng, PV Báo Lao Động đã nhận được phản ứng của các hộ kinh doanh, các siêu thị, các trung tâm thương mại về chuyện phân biệt đối xử với loại đồng tiền này.
Không còn chấp nhận tiền xu
Dư luận về việc phân biệt đối xử với tiền xu thì đã nhiều, để chứng minh đó là sự thật, trong vai người cần đổi một ít tiền giấy sang tiền kim loại mệnh giá 2.000đ và 5.000đ, PV vào siêu thị Maxximart trên đường 3 Tháng 2 (quận 10, TPHCM) để đổi.
Không chủ hàng nào chấp nhận đồng tiền xu. Ảnh: Hải Nguyễn |
Nhưng tại quầy thanh toán, chị nhân viên thu ngân ở đây cho biết, toàn bộ hệ thống Maxximart đã không còn chấp nhận thanh toán bằng tiền kim loại, kể cả việc thu vào hay “thối ra”, nên không có tiền xu để đổi. Điều tương tự cũng diễn ra tại siêu thị Co.op Mart trên đường Cống Quỳnh (quận 1), bởi siêu thị cũng không “thối” cho khách hàng bằng tiền xu, đồng thời cũng không nhận tiền xu từ khách hàng nữa.
Sau khi có trong tay mấy đồng tiền xu loại mệnh giá 2.000đ, 5.000đ, chúng tôi mang đến để trả tiền gửi xe của một cơ sở giữ xe trên địa bàn quận 1. Nhìn đồng tiền xu 2.000đ của chúng tôi đưa, nhân viên bãi giữ xe này từ chối, nói là tiền kim loại đã không còn được lưu hành nữa, yêu cầu phải thanh toán bằng tiền cotton thì mới được(!).
Thử đem tiền xu đi mua hàng ở chợ, chúng tôi chỉ ghi nhận được sự “ghẻ lạnh” đối với đồng tiền xu. Bác Thanh (54 tuổi) - bán rau tại chợ Thái Hà (Hà Nội) - còn nói với chúng tôi: “Giờ không ai dùng tiền xu nữa, vừa bất tiện lại dễ mất. Nếu mua lẻ thì có thể cho nợ, chứ không nhận tiền xu”.
Thậm chí, chúng tôi đến UBND một phường ở Hà Nội để công chứng giấy CMND, nhân viên ở đây cũng cương quyết không nhận tiền xu. Vị nhân viên phường này còn cho biết: Bây giờ không nơi nào nhận giao dịch bằng tiền xu, trừ các ngân hàng.
Những lý do để từ chối
Sự bất tiện, phiền toái, đó là những lời nhận xét của nhiều người khi nói về tiền xu sau một thời gian sử dụng. Cô Nguyễn Thị Chiên - chủ cửa hàng văn phòng phẩm trên phố Nhân Hòa, Thanh Xuân (Hà Nội) - cho biết: Từ lâu, tôi đã không dùng đồng xu nữa rồi. Khi cất giữ tiền xu, mất là chuyện bình thường, dù mình có để túi vải hoặc túi nylon. “Còn ai tiêu loại tiền này nữa đâu mà để lại làm gì” - cô Chiên nói.
Để chứng minh cho lời nói của mình, cô đã nhất quyết không lấy đồng xu mệnh giá 5.000đ, khi một vị khách vào mua hai chiếc bút bi.
Một số người tuy vẫn còn khá nhiều tiền kim loại các mệnh giá khác nhau, nhưng hầu như không tiêu thụ được. Một chị chủ quán bún trên đường Hoàng Sa (quận Phú Nhuận, TPHCM) nói với chúng tôi: Ở nhà chị vẫn còn rất nhiều tiền kim loại với đầy đủ mệnh giá nhưng chỉ biết cất vào tủ, vì mang ra đi mua hàng thì người ta không chấp nhận, mang đến ngân hàng để đổi thì ngại vì không biết họ có chịu đổi hay không, nên đành phải chấp nhận số tiền này trở thành vật lưu niệm, dù theo quy định thì những đồng tiền kim loại này vẫn được phép lưu hành bình thường như các loại tiền bằng cotton.
Theo chị Đặng Thị Dung - chủ một shop hàng thời trang tại khu Nhân Chính (Hà Nội) - thì điểm yếu của tiền xu là hay rơi, mệnh giá thấp, nếu mang theo số lượng lớn để mua bán thì sẽ rất bất tiện. Hiện nay mọi loại ví được thiết kế để đựng tiền giấy, thẻ ATM, chứ không phải đựng tiền xu. Anh Vũ Đình Tuấn - chủ một siêu thị mini trên phố Nhân Hòa - kể với chúng tôi: Lúc mới phát hành, tôi còn dùng đồng xu đi chợ thay cho bà xã được.
Những người bạn của tôi hiện đang ở nước ngoài vẫn tiêu tiền xu vào các việc mua bán, gọi điện thoại hoặc mua hàng ở những cửa hàng bán tự động, và giá trị vẫn ngang bằng với các loại khác. Tuy nhiên, ở Việt Nam mình thì làm gì có mấy chỗ đó. Cũng cần phải lưu ý thêm, tại các khu vực đó, họ chủ yếu thanh toán bằng thẻ ATM hoặc séc, vậy thì đâu còn chỗ cho tiền xu.
Việc người dân không mặn mà với tiền xu, chỉ có thể lý giải là do thói quen sử dụng những đồng tiền giấy gọn nhẹ, dễ cầm, dễ cất, còn tiền xu thì khá nặng nề, dễ rơi và khó tìm kiếm. Cũng không ít lời nhận xét với chúng tôi: Tiền nào cũng là tiền, nhưng mình đem thanh toán mà bị cả thiên hạ từ chối thì cầm loại đồng tiền đấy chẳng có giá trị gì cả.
Tiền xu vừa mất giá vừa chất lượng kém
* Ông Nguyễn Văn Thành - chủ quán nước tại hồ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội): Người khác không tiêu tiền xu, tôi cũng không thể nhận được. Mấy năm trước, việc dùng tiền xu còn phổ biến. Nay thì tuyệt đối không còn. Mỗi chén nước, thanh kẹo lạc giá chỉ từ 2.000-3.000 đồng. Trong khi đó, đồng tiền xu có mệnh giá cao nhất là 5.000 đồng. Nhưng dù có thiện chí với khách, tôi cũng sẽ không chấp nhận khi họ trả tiền bằng đồng tiền xu.
* Bà Nguyễn Thị Chắt - cán bộ hưu trí P.Bách Khoa (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội): Cách đây 5-6 năm, tôi lĩnh lương hưu vẫn được nhận kèm từ vài chục tới vài trăm ngàn tiền xu. Chúng tôi không muốn nhận vì phải cần tới một chiếc túi con con để đựng cả đống tiền không nhẹ này. Chưa kể việc để lâu đồng tiền xỉn đi, trông thực sự mất cảm tình.
* Bà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng Giám đốc Cty CP Nhất Nam, đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart: Trước đây hệ thống siêu thị có chấp nhận tiêu dùng loại tiền này. Nhưng nay gần như không còn thấy khách dùng để thanh toán. Mặt khác, mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng, 5.000 đồng của tiền xu ít còn giá trị hỗ trợ thanh toán, bởi đồng tiền giờ mất giá. Nếu tiền xu được sử dụng trong các dịch vụ như máy trả tiền điện thoại, máy mua vé xe buýt tự động... thì có lẽ nhiều người vẫn dùng.
* Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội: Trong nhà tôi vẫn còn giữ đồng 1 rúp (đơn vị tiền tệ từ thời Liên Xô cũ). Tới nay, đồng tiền này vẫn còn sáng choang. Trong khi tiền xu của chúng ta chỉ sau mấy năm sử dụng đã hoen gỉ. Người tiêu dùng thực sự cảm thấy buồn vì đồng tiền quốc gia nhưng chất lượng quá kém. Ngược lại lịch sử, cách đây chừng 30 năm, chúng ta vẫn lưu dùng đồng tiền xu 1 hào, 1 đồng. Khi đó đồng tiền vừa có chất lượng tốt và giá trị tiêu dùng được đảm bảo nhiều hơn so với hiện nay. Một hào khi đó mua được một gói xôi. Nay thì đồng xu mệnh giá 1.000 đồng không mua nổi cây hành ở chợ.
* Bà Quỳnh Chi - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ tiêu dùng (Hiệp hội Bán lẻ VN): Đồng tiền kích cỡ bé quá. Tôi là người cao tuổi nên việc mua bán rất cần loại tiền có nét chữ rõ ràng và dễ nhìn. Trong khi đó, tiền xu của chúng ta vừa nặng vừa bé quá. Đồng xu mệnh giá 1.000 đồng, 500 đồng có kích cỡ bé. Khi đồng tiền này đã cũ, người già như tôi nhìn phân biệt rất khó khăn.
Theo Lao Động
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Dành tiền thưởng Tết cho nhân viên, May Thanh Trì lợi nhuận sao?
- ·Cất kỹ thẻ ATM, nữ công nhân vẫn bị rút sạch tiền lương
- ·Mùa mưa bão năm 2017: Bão lũ sẽ nhiều hơn và bất thường hơn
- ·Hút thuốc lá và những bệnh đường hô hấp
- ·Khám phá 6 điện thoại có thời lượng pin tốt nhất hiện nay
- ·Đáng thương người phụ nữ bị bệnh ung thư
- ·Mỏi mòn chờ nước sạch
- ·Đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2017
- ·Ô tô kết nối Wifi: Điểm yếu 'chết người' dễ bị tin tặc khai thác để trộm xe
- ·Sửa điện cơ, điện lạnh: Kiếm tiền triệu mỗi ngày
- ·Thu hồi hàng loạt mỹ phẩm và xử phạt Công ty Xuân Thì hơn 100 triệu đồng
- ·Những người ăn tết muộn
- ·Sửa điện cơ, điện lạnh: Kiếm tiền triệu mỗi ngày
- ·Tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp tết
- ·Thu hồi 11 loại thuốc chứa hoạt chất Ranitidine có nguy cơ gây ung thư
- ·Thị xã Long Mỹ: Trao 27 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- ·Xót xa gia đình có đến ba người bị bệnh tâm thần
- ·Chưa đi làm, có tham gia bảo hiểm xã hội được không?
- ·Sai lầm khi nghĩ tỏi có thể diệt được virus corona
- ·Nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế