【liverpool tin tuc】Kinh tế Việt Nam 2019 dự báo tăng trưởng ở mức 6,6%
Nền tảng tích cực
Theo báo cáo “Vượt qua trở ngại”- ấn phẩm tháng 4/2019 cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 24/4, nhìn theo hướng tích cực, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do đã và sẽ có hiệu lực trong giai đoạn dự báo.
Báo cáo cho biết, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện nền tảng tích cực, với sự hỗ trợ của sức cầu mạnh trong nước và ngành sản xuất chế tạo, chế biến theo định hướng xuất khẩu. Sau khi đạt mức tăng trưởng 6,8% năm 2017, tăng trưởng GDP năm 2018 đã lên đến 7,1%, do các hoạt động kinh tế đồng loạt khởi sắc.
Hoạt động kinh tế sôi động đã tạo thêm việc làm và hỗ trợ tiếp tục giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế áp dụng cho các quốc gia thu nhập trung bình thấp (3,2 USD, ngang giá sức mua năm 2011) giảm từ 8,4% năm 2016 xuống còn 5,9% năm 2018.
CPI nhìn chung được duy trì ở mức vừa phải là 3,5%, thấp hơn so với chỉ tiêu lạm phát 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).Tình hình tài khóa của Việt Nam cũng đã cải thiện khi bội chi ngân sách chung giảm xuống còn 4% GDP trong năm 2018 so với 4,3% năm 2017 và 4,9% năm 2016.
Chính sách tiền tệ của Việt Nam tiếp tục cân đối giữa hai mục tiêu, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Mặc dù chính sách tiền tệ nhìn chung vẫn theo hướng tạo thuận lợi, nhưng NHNN đã từng bước thắt chặt tín dụng trong năm 2018, bằng cách đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại và kiểm soát cho vay các lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, và tiêu dùng).
Thanh khoản trong khu vực ngân hàng được thắt lại đáng kể, do tốc độ tăng tiền gửi giảm khiến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn bị đẩy cao. Do điều kiện huy động vốn chặt chẽ hơn, tăng trưởng tín dụng hạ xuống khoảng 14% trong năm 2018 (so cùng kỳ năm trước) từ mức 18% năm 2017.
Mặc dù tình hình thương mại thế giới có nhiều biến động, cán cân kinh tế đối ngoại của Việt Nam vẫn tiếp tục cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 13,2% trong năm 2018 – thấp hơn so với mức 21,8% năm 2017, nhưng cao hơn đang kể so với tỷ lệ tăng trưởng thương mại toàn cầu. Hoạt động thương mại sôi động đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất trên thế giới, với tỷ lệ thương mại trên GDP trong năm đạt gần 200%...
Triển vọng kinh tế trong ngắn hạn nhìn chung tích cực
Theo WB, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn theo tính toán sơ bộ nhìn chung tích cực. Tăng trưởng được dự báo sẽ chững lại còn 6,6% năm 2019, do tín dụng được thắt lại, tiêu dùng tư nhân giảm đà và nhu cầu bên ngoài yếu hơn.
Bên cạnh đó, áp lực lạm phát vẫn ở mức vừa phải theo dự báo (4%), trong điều kiện sức cầu trên toàn cầu giảm nhẹ, giá cả năng lượng và lương thực thực phẩm ở mức vừa phải. Tiêu dùng tư nhân dự kiến tăng trưởng 7,2%; xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tăng 14,1%, nhập khẩu đạt 14,2%.
Nhìn về trung hạn, tăng trưởng dự báo sẽ xoay quanh mốc 6,5% do tác động tăng theo chu kỳ như hiện nay sẽ giảm dần (WB dự báo tăng trưởng giảm xuống còn 6,5% trong 2 năm 2020, 2021). Tỷ lệ nghèo dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi các điều kiện trên thị trường lao động vẫn thuận lợi.
Cũng theo các chuyên gia WB, mặc dù viễn cảnh trước mắt được cải thiện, nhưng vẫn còn đó những rủi ro theo hướng xấu đi đáng kể. Nhìn từ trong nước, các nỗ lực tái cơ cấu DNNN và khu vực ngân hàng bị trì hoãn có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính, vĩ mô, làm suy giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra các nghĩa vụ cho khu vực công. Đầu tư công tiếp tục suy giảm có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển dài hạn.
Các nỗ lực củng cố tình hình tài khóa tiếp theo cần tập trung kiềm chế tăng chi thường xuyên và đồng thời phải ổn định được kết quả thu. Nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương với những biến động tiếp theo của nền kinh tế toàn cầu do độ mở cửa thương mại lớn, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa còn tương đối hạn chế.
Sức cầu bên ngoài yếu đi và biến động tài chính tăng lên càng đòi hỏi phải tiếp tục tập trung quản lý kinh tế vĩ mô theo hướng chủ động và thận trọng nhằm đối phó với những cú sốc bất lợi có thể xảy ra trong cả ngắn hạn và trung hạn. Tăng trưởng hiện cũng chưa đồng đều giữa các vùng miền, làm nới rộng khoảng cách về thu nhập và tình trạng nghèo đói.
Thảo Miên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khó khăn bủa vây doanh nghiệp khi trở lại hoạt động trong tình cảnh còn dịch
- ·Công an vào cuộc điều tra dấu hiệu đánh tráo 1.493 con lợn nhập khẩu
- ·Hạnh phúc cho những người mẹ nhiễm H
- ·Giá vàng hôm nay (11/4): Giá vàng thế giới giảm do áp lực chốt lời
- ·Xe điện VinFast nhận nhiều ngợi khen trong nước và quốc tế
- ·Đảm bảo tín dụng được cấp đúng mức và an toàn
- ·Tỷ giá trung tâm biến động mạnh hơn, kỳ vọng tích cực về thị trường tài chính
- ·Tỷ giá hôm nay (27/4): USD trung tâm quay đầu giảm 6 đồng
- ·BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến với bệnh nhân BHYT nghèo
- ·Siết chặt quản lý trong khai báo hàng hóa và áp dụng mức thuế
- ·Khẩn trương hoàn thiện các văn bản về xây dựng Chính phủ điện tử
- ·Lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu có dấu hiệu hình sự
- ·Truyền thông phòng chống sốt rét đến mọi người dân
- ·Singapore cảnh báo lừa đảo khi mua bánh trung thu qua mạng
- ·Ý nghĩa của việc xin chữ đầu năm
- ·4 ngân hàng thương mại nhà nước bắt đầu triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng
- ·Tổng thống Nga Putin tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
- ·Cai thuốc dễ, nếu quyết tâm
- ·Cảnh báo người dân không nên tự ý mua máy thở, bình ô xy điều trị Covid
- ·Lãi suất liên ngân hàng biến động ngược, tỷ giá ổn định