【lịch thi đấu bóng đá cúp c2 hôm nay】Mùa hạn năm xưa
(CMO) Nắng như đổ lửa. Trời thì lặng chang, không chút gió. Ngồi trong nhà lá, cái hơi bức bối vẫn cứ tràn vào, bám riết vào da thịt. Nhìn ra sân, từng quầng hào quang cứ chập chờn, chập chờn trước mắt.
Con kênh trước nhà đã kiệt nước cả tháng nay. Nước dường như bốc hơi nhanh hơn trong sự sốt ruột của người nông dân. Tiền công máy cắt, tiền vật tư mua chịu chưa thanh toán, rồi mấy cái thiệp cưới, mấy cái đám giỗ, thôi nôi… gần tới, mà lúa chưa bán được thì căng đét.
“Chắc phải chở lúa bằng xe hai bánh ra sông xáng bán thôi”, ông anh tôi tặc lưỡi. Vừa mất công, vừa mất giá. Nhớ hồi lúa đỏ đuôi thì nước dưới kênh đã cạn lắm rồi, anh kể phải đi “quần” kiếm máy cắt cả tuần mới có. Lúa giờ chỉ có cắt máy, chứ tìm đâu ra nhân công. Thanh niên xứ tôi ở giờ một là đi biển làm ngư phủ, hai là đi làm công nhân ở tỉnh ngoài, hoạ hoằn kiếm được vài người chịu cắt thì giá cũng cao chót vót.
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Cuộc sống hiện đại có vẻ ổn hơn, nhưng đôi lúc chúng ta vẫn có cảm giác các loại máy móc tân thời chưa theo kịp tốc độ của biến đổi khí hậu.
Còn nhớ, khi nông dân xứ Cà Mau còn làm duy nhất vụ lúa mùa, cũng qua tết thì gặt, nhưng nước trên ruộng vẫn còn gần tới đầu gối. Các anh, chị thợ gặt phải làm “cò”.
“Cò” là ba bốn gốc rạ nằm gần nhau, thợ gặt phải kéo đầu chúng lại, buộc vào nhau để đặt bó lúa lên. Nhiều cái “cò” cao, mà đuôi bó lúa vẫn nằm dưới nước, ướt sũng.
Gặt xong, nông dân cứ vô tư dùng xuồng "lòi" lúa về nhà. Dưới kênh, phà chở máy suốt vẫn vô... ào ào. Ghe mua lúa bự chảng thì lưu thông ngon lành, dẫu thi thoảng vẫn phải dừng lại để dỡ mấy cây cầu khỉ bắc quá thấp, ghe không qua được. Trễ lắm rằm tháng Giêng là lúa thóc đã xong xuôi. Tôi hay được ba má chở đi lấy lúa chia thịt heo của bà con lân cận.
Xứ Cà Mau tôm cá “bao la”, nhưng thịt heo thì rất quý. Trước tết, nhà nào có con heo chừng trăm ký làm thịt chia lúa thì bà con kéo đến sắp hàng chia rần rần. Tôi nhớ, cứ 1,2 kg thịt heo thì tính một giạ lúa. Có nhà đông con, chia lần mấy giạ, chưa kể còn lấy thêm be sườn, xương mông hay cái giò, thậm chí cái đầu. Mà ngộ, nhà càng nghèo thì mức độ “chịu chơi” càng cao. Có khi đến mùa lúa, trả hai, ba chỗ thì gần hết lúa ăn, lắm khi ba tôi phải cho nợ lại vài giạ để chủ nhà chà gạo ăn và… làm giống.
Còn bây giờ, đầu tháng Hai âm lịch rồi mà vụ đông xuân vẫn chưa thu hoạch hết. Lúa thóc đầy nhà nhưng không bán được vì kênh rạch cạn queo. Mở radio, ti vi thì cứ nghe câu “thời tiết diễn biến phức tạp” suốt, đến phát chán. Bốn năm trước, Cà Mau đã trải qua một mùa hạn cực kỳ khắc nghiệt, mùa này nghe dự báo còn khốc liệt hơn. Mùa hạn hồi xưa trong ký ức những người U40 như tôi thật đẹp, nhưng bây giờ là nỗi ám ảnh.
Ảnh minh hoạ: Theo Tuyển tập Ảnh nghệ thuật ĐBSCL. |
Hồi đó, bọn trẻ như tôi rất trông tới mùa hạn. Bởi trời dứt mưa không lâu thì mấy người bà con từ xứ xa quảy nóp xuống Cà Mau làm thuê. Bà nội tôi quê gốc ở Thạnh Trị, Sóc Trăng. Chiến tranh, loạn lạc đưa bà xuống miệt Cà Mau, rồi lấy chồng, ở lại đất này.
Bà con xứ Thạnh Trị rất nghèo, đất đai đã ít mà lại thiếu màu mỡ, nên phần lớn phải đi khắp nơi làm mướn kiếm cơm. Thứ kiếm ra tiền ở xứ đó là cây năn bộp mùa nước. Vì vậy, cứ đến mùa hạn là họ kéo nhau đi. Mùa nào việc nấy, ai mướn gì cũng làm. Đầu mùa khô thì họ đào đất, sên ao đìa; Lúa chín thì họ đi gặt, suốt lúa mướn. Việc gì họ cũng thạo, làm giỏi dù trai hay gái.
Nhóm bà con bên nội khi xuống Cà Mau thường đến tá túc nhà tôi. Lúc ít thì năm, bảy người, lúc cao điểm có thể lên tới gần… hai chục. Không phải người nào cũng bà con, có người chỉ là hàng xóm với nhau trên đó, thân quen rồi rủ nhau đi. Nhà tuy không khá giả gì, nhưng ba má tôi vẫn nuôi cơm “cơ số” đó trong suốt thời gian họ ở lại Cà Mau làm mướn. Dạo đó, tôi chỉ mới học cấp một. Tuy chưa hiểu biết nhiều, nhưng tôi chưa từng nghe ba má, các anh chị, thậm chí mấy bà chị dâu phàn nàn chuyện ăn ở của bà con.
Mỗi bữa ăn là một nồi cơm bự chảng. Tuy “hao” gạo, nhưng nhờ nguồn cá mắm dồi dào, rau đồng sẵn có nên không ảnh hưởng đến chuyện tiền nong. Các anh chị đi làm về người nào cũng xách lủng lẳng nào cá, nào rau, người ở nhà không phải lo chuyện “cải hoạt”. Lại có mấy anh bẫy chim cực tài. Đi làm chỉ cần xách theo vài cái bẫy làm bằng tre với dây ni lông, khi về là có một mớ chim nào là cúm núm, trích ré, ốc cao… mập ú. Trong nhà tôi hồi đó, mùa khô lúc nào cũng có chim rừng rọng trong lồng, ăn không xuể.
Ăn cá, chim ngán, thỉnh thoảng mấy anh chị kéo nhau xuống con kênh trước nhà mò tôm càng… ăn đỡ. Mỗi người buộc vào eo ếch cọng dây chuối, nối với một cái xoong, trên đậy bằng cái rế tre, thả trên mặt nước. Bắt dính tôm thì kéo xoong lại, cho vào. Mò chừng một tiếng đồng hồ là xoong nào cũng lặc lè tôm càng. Tôm mang lên thì một là nướng, hai là kho tàu và ba là trộn gỏi với củ cải trắng. Ngẫm lại, mấy món ấy thời đó thuộc dạng bình dân, chỉ nhà nghèo mới ăn, nhưng giờ là đặc sản đắt đỏ trong mấy nhà hàng ngoài chợ.
Đó là chuyện ăn. Còn chuyện làm, tuy nhà đông, “phục vụ” vất vả, nhưng ở nhà tôi, công việc gì cũng xong rất lẹ. Gặt ư? Nhà khác cần ba ngày, nhà tôi chỉ một. Chuyện trong nhà, ngoài vườn, ngoài ruộng, cái gì cũng chớp nhoáng. Mọi người làm không bao giờ lấy tiền, bởi họ nói đơn giản như bản chất nông dân là xem ba má, gia đình tôi như ruột thịt. Họ ăn cơm, ở nhà tôi thì họ cũng xem đó như là công việc trong nhà mình.
Các anh chị lại rất khéo tay và làm được nhiều món đồ độc lạ từ cây tre, cây trúc… mà nhiều người Cà Mau không biết làm, hoặc làm không đẹp. Ví dụ như cái nơm bắt cá, cái “bôn” đặt tép dưới sông (kiểu cái “đó”, nhưng không giống), cái gàu sòng tát đìa, cái “bống” dùng để đuổi chim, đuổi chuột hay cái dụng cụ để rọng tôm, rọng cá trong ao mà họ gọi là cái “khạ”. Cứ rảnh việc là các anh chị lôi dụng cụ ra làm, khiến nhà tôi trở thành “cái kho” chứa toàn đồ dùng lạ lẫm trong mắt hàng xóm.
Bởi vậy mới có chuyện, một vài gia đình họ hàng ở gần rất “ghen tỵ” với nhà tôi. Họ tìm cách mời gọi, lôi kéo anh em bà con từ Thạnh Trị xuống đến chỗ họ ở. Có người đi, có người không đi, nhưng sau một thời gian thì đâu lại vào đấy, bởi khi quay về, các anh chị chỉ nói đơn giản “ở đàng đó không bằng ở nhà chú thím (tức ba má tôi)”.
Ban ngày đã vui, ban đêm càng vui hơn. Mọi người thường hay gom củi khô, đốt một đống lửa lớn, quây quần nói đủ thứ chuyện trên đời. Tuy là nông dân, nhưng nhiều anh kể chuyện cổ tích, chuyện tiếu lâm, thậm chí là chuyện… ma hay đáo để. Nổi bật trong số này là anh Sáu Tiên. Có những chuyện, tuy được anh kể đi kể lại nhiều lần, nhưng nghe vẫn không chán. Anh Ba Tuấn thì có biệt tài hát vọng cổ và… kêu lô tô. Anh Vũ thì giỏi đánh bài “hoà bình”, còn anh Diệm thì viết chữ đẹp như mấy ông đồ viết thư pháp bây giờ. Có một điều thú vị là trong số họ, có nhiều người biết “nghề võ”. Trời khuất mình, vài người lặng lẽ ra góc sân đi vài bài quyền coi rất đẹp mắt. Mỗi buổi tối ở nhà tôi khi đó như một đêm hội. Cũng lạ là toàn bậc trung niên, trai tráng nhưng tôi chưa từng thấy họ… nhậu bao giờ. Chỉ uống trà, vậy thôi.
Tàn lửa, người có mùng thì vô mùng, người không mùng thì chui vô nóp, lăn một vòng vô cây rơm còn thơm mùi lúa, đánh một giấc chờ tới sáng đi làm. Cuộc sống tuy đơn giản nhưng tràn đầy màu sắc và tình thân. Bà nội tôi gốc Hoa, bên ngoại người Kinh gốc, trong số bà con xuống làm thuê ở nhà tôi, thỉnh thoảng có vài anh chị Khmer. Cứ thế, mỗi mùa hạn về là nhà tôi như một cộng đồng đa dân tộc thu nhỏ, kiểu như tổ chức “Mặt trận” bây giờ. Ai cũng thương yêu và xem nhau như người nhà, ở cả chục năm mà vẫn không nghe chuyện gì sân si, xích mích.
Hết công việc làm mướn, bà con kéo nhau về quê để chuẩn bị vô mùa nhổ năn. Những cây vá đào đất, những cái vòng gặt ướp đầy mồ hôi qua nhiều năm lên nước láng bóng được gửi lại trong nhà chứa củi. Mấy cái lưỡi gặt sáng giới, bén hơn dao cạo, thỉnh thoảng được ba tôi lấy dầu máy may bôi cho đừng bị đóng ten, gỉ sét.
Năm tháng trôi đi, khi máy móc dần thay thế con người thì bà con xứ Thạnh Trị không còn xuống xứ tôi làm mướn nữa. Giờ nấu bếp ga, cái kho củi không còn, mấy cái vòng gặt cũng mục, rồi hư. Kỷ vật thân thiết thời ấy là cái cối giã gạo, cối đá mà thỉnh thoảng má với các chị dâu của tôi xay bột làm bánh xèo, bánh rau mơ hay món bánh chuối hấp chan nước cốt dừa đãi khách.
Thỉnh thoảng cũng có người tranh thủ chuyến xuống Cà Mau, ghé qua thăm ba má tôi. Tết nhứt, vài người bén duyên, cắm rễ ở gần gần cũng dắt con cháu qua nhà chơi, cho tụi nhỏ biết ông, biết bà. Tuy không còn những ngày xôm tụ như trước, nhưng cái tình, cái nghĩa vẫn đong đầy, da diết.
Giờ lúa làm hai, ba vụ, lúa trúng hơn, nông dân nhàn hơn, nhưng thời tiết, thiên nhiên đã không còn hào phóng như ngày trước. Tôi, từ cậu học sinh vô tư chỉ biết ăn, chơi, học… giờ ngày ngày đóng bộ chỉn chu, ngồi phòng máy lạnh trông có vẻ nhàn hạ, nhưng vẫn không dứt được nỗi lo cơm áo, gạo tiền.
Có vẻ như thiên nhiên đang bắt con người phải trả giá cho những việc làm không đúng của mình. Mùa hạn hồi xưa nghèo, nhưng thật vui. Còn mùa hạn bây giờ thì quá ư khắc nghiệt, nhưng cuộc sống hiện tại vẫn còn nhiều trăn trở, lo toan..../.
Tuấn Ngọc
(责任编辑:World Cup)
- ·Tự hào đặc sản Gạo Nàng Thơm chợ Đào
- ·Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi: VCCI đề nghị làm rõ hơn các nguyên tắc quản lý thuế
- ·Hà Nội: Các điểm vui chơi chật ních, dịch vụ đua nhau tăng giá
- ·Nhìn từ VPBank Commandos để thấy “chất” VPBank
- ·Hải Phòng: Tai nạn giao thông khiến hàng nghìn chai bia rơi vãi trên QL5
- ·Miền Bắc chuẩn bị đón đợt rét đầu tiên của mùa đông năm 2024
- ·Hành khách đi tuyến Metro số 1 sẽ được miễn phí trong 30 ngày
- ·Mức lương cơ bản của người lao động tại Nhật Bản tăng kỷ lục
- ·Chính phủ báo cáo Quốc hội 6 dự án giao thông đội vốn, chậm tiến độ
- ·Thị trường chứng khoán phái sinh “nguội” đi, vì sao?
- ·Đáp án môn Sinh học tất cả các mã đề THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Nhìn từ VPBank Commandos để thấy “chất” VPBank
- ·Khai mạc Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 tại Quảng Ninh
- ·Borsalino
- ·Cách ly 14 ngày với công dân về từ vùng dịch
- ·NTK Việt gây chú ý khi chào sân tại Tuần thời trang tốt nghiệp thế giới
- ·Vượt qua 'ký ức đau buồn', ca sĩ Ngọc Anh lại hát Rock
- ·Demi Moore diện áo tắm sexy khoe thân hình tuyệt hào ở tuổi 60
- ·Trải nghiệm tàu đường sắt Cát Linh
- ·Tin bão YINXING; bão TORAJI và các chỉ đạo ứng phó